Trong cuộc sống hiện đại, chứng mất ngủ ngày càng trở nên phố biến vì những bộn bề trong cuộc sống gây ra stress và sự ô nhiễm của môi trường. Nếu gặp phải chứng mất ngủ mãn tính (mất ngủ kinh niên), sức khỏe của bạn sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Hãy thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt hằng ngày để chấm dứt bệnh mất ngủ nhé.
Mất ngủ mãn tính kéo dài trong 1 tháng hoặc lâu hơn. Hầu hết các trường hợp mất ngủ mãn tính đều là thứ cấp. Điều này có nghĩa là chứng mất ngủ ảnh hưởng bởi một số vấn đề như điều kiện y tế, thuốc và các chất gây ra chứng mất ngủ thứ cấp.
Ngược lại, chứng mất ngủ nguyên thủy không phải do các vấn đề về y tế, thuốc hay các chất khác. Nguyên nhân của chứng mất ngủ này chưa thật rõ ràng. Nó có thể do sự thay đổi của cuộc sống như căng thẳng kéo dài hoặc cảm xúc không ổn định.
Chứng mất ngủ gây ra tình trạng buồn ngủ vào ban ngày và cơ thể luôn ở trong tình trạng thiếu sức sống. Nó cũng có thể làm cho bạn cảm thấy lo âu, trầm cảm và dễ bực tức, cáu gắt. Điều này sẽ khiến bạn không tập trung vào những nhiệm vụ được giao và không thể chú ý cũng như ghi nhớ điều gì.
Nguyên nhân của chứng mất ngủ
Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, có thể chỉ là những lo âu hay căng thẳng nào đó trong đời sống hàng ngày chưa được giải quyết ổn thỏa; Những hành vi cá nhân như hút thuốc lá, uống cà phê nhiều, thay đổi múi giờ khi đi xa, làm việc ca đêm, ăn quá nhiều quá no trong đêm; hoặc những bệnh lý thực thể đều có thể gây mất ngủ.
Có thể phân ra 2 nhóm nguyên nhân gây mất ngủ như sau:
1. Mất ngủ do sinh hoạt
– Do hút thuốc lá, uống nhiều cà phê, do ăn nhiều nặng bụng trong đêm, ăn nhiều chất kích thích…
– Do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày, như lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên, do thay đổi múi giờ chênh lệch như khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ.
– Do căng thẳng lo âu nhiều trong học tập, làm việc, trong cuộc sống hàng ngày.
– Do phân bổ giờ giấc ngủ không hợp lý, ngủ ngày quá nhiều.
Ngoài ra, theo sự phát triển tâm sinh lý ở mỗi người, chu kỳ thức ngủ sẽ thay đổi dần theo tuổi tác. Ở người cao tuổi, thời gian ngủ sẽ ít dần, có khuynh hướng ngủ muộn hơn và thức dậy sớm hơn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là chất lượng của giấc ngủ, sau khi ngủ dậy phải cảm thấy tinh thần sảng khoái, phấn chấn, thích làm việc.
2. Mất ngủ do nguyên nhân thực thể
Do dùng thuốc để điều trị bệnh: Như các thuốc điều trị đau đầu Migrain có chứa cafein, thuốc chống viêm như corticoide, thuốc lợi…
Do bệnh lý: Các bệnh lý gây mất ngủ như đau đầu do viêm xoang, do tăng huyết áp, đau do viêm loét dạ dày tá tràng, đau do Zona, đau do kích thích thần kinh, đau trong bệnh khớp xương v.v… Việc điều trị phải chú ý vào nguyên nhân gây bệnh
Trong số những thảo dược được tin dùng để chữa căn bệnh mất ngủ, người ta thường quên rằng gừng là vị thuốc chữa mất ngủ rất hiệu quả.
1. Tại sao lại là gừng?
Gừng là vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong Đông y. Gừng có tác dụng đối với các kinh phế, tỳ, vị, thận và đại tràng, có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương, thông lạch.
Thông thường, gừng được dùng để chữa những căn bệnh về tiêu hóa như đau bụng, đầy bụng, thổ tả… hay những bệnh do lạnh như cảm lạnh, ho, thấp khớp do lạnh, chân tay lạnh…
Khoảng 70% đơn thuốc đông y có vị gừng để thấy rằng gừng có vị trí cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ chữa bệnh cho con người.
Riêng với bệnh mất ngủ, vì trong gừng có chứa chất Cineole giúp giải tỏa stress, trị bệnh nhức nửa đầu, giúp tinh thần con người sảng khoái và ngủ ngon giấc.
Có thể thấy gừng rất hiệu quả trong việc điều trị mất ngủ, nhưng không phải có tác dụng trực tiếp ngay lập tức mà phải dùng để cải thiện bệnh dần dần.
2. Dùng gừng trị mất ngủ thế nào?
Có nhiều cách để dùng gừng trị mất ngủ:
– Nấu nước gừng ngâm chân mỗi tối giúp các kinh mạch thư giãn, cơn buồn ngủ sẽ đến nhanh hơn.
– Nửa củ gừng nấu với đường phên (đường đỏ) và 500ml nước nấu lên uống vào buổi trưa và chiều để có tác dụng vào buổi tối. Bài thuốc này chữa mất ngủ kinh niên cực tốt, nên kết hợp với cách ngâm chân bằng nước gừng.
– Gừng tươi ngâm với giấm. Cho vài lát gừng vào chậu nước ấm ngâm chân trước khi đi ngủ trong vòng 30 phút. Làm đều đặn liên tục hàng ngày, chỉ trong vòng tháng rưỡi là bệnh mất ngủ sẽ hết.
3. Một số chú ý khi bạn sử dụng gừng:
– Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh.
– Không nên ăn gừng trong thời gian dài: Những người mắc những bệnh dưới đây không nên ăn gừng liên tục: âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh tiểu đường…
– Không nên ăn nhiều gừng: Mặc dù gừng có nhiều tác dụng nhưng không nên quá lạm dụng.