Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ, chăm trẻ sơ sinh

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ, chăm trẻ sơ sinh

22/09/2015 12:00 AM
397

rẻ khó ngủ, bé khóc đêm, hay trẻ khó dỗ ngủ,… là những biểu hiện phản ứng của bé với môi trường bên ngoài chưa làm cho trạng thái não bộ của bé được yên tĩnh, cân bằng chìm vào giấc ngủ. Ru bé ngủ khoa học và an toàn là những điều không phải bậc cha mẹ nào cũng thành thạo, đối với mỗi trẻ khác nhau, có thói quen khác nhau, nhưng nói tổng thể thì bạn cũng cần biết những cách và kiến thức khoa học để áp dụng cho bé yêu. Bài Chia sẻ sẽ được chia tách thành 3 phần, mời bạn đọc cùng chú ý:

Phần 1: Hướng dẫn

Phần 2: Nhắc nhở nhỏ

Phần 3: Chú ý chăm trẻ sơ sinh

Phần 1: Hướng Dẫn

1, Chú ý những sự cần thiết của trẻ: Cho ăn, Burp, Thay tã cho bé.

+ Burp cho bé, dùng cách tay trái đặt lên phần lưng để ôm và giữ bé, tay phải đặt xuống hông của bé, Áp mặt  của bé trên vai của mình. Khi ôm bé thì không nên dùng lực tay quá mạnh, sẽ làm cho bé cảm thấy mình đang bị đè nén và khó chịu.

+ Vỗ nhẹ lưng cho bé, cho đến khi bạn nghe thấy trẻ burp.

+ Ngoài ra bạn cũng có thể đặt tay từ dưới lưng bé và vuốt lưng khẽ, nhẹ lên trên.

2, Dùng khăn quấn ( tã quấn) người cho bé: Đặc biệt là đối với bé sơ sinh thì bạn nhất định phải nhớ điều này. Khi trẻ đang được bạn ẵm ( bế) thì cơ thể của bạn truyền nhiệt và sự ấm áp rất lớn cho bé, bé cảm thấy rất dễ chịu và an toàn. Cho nên khi rời bé thì bạn cần phải quấn một lớp khăn quấn cho bé, để bé cảm thấy an toàn và được bảo vệ như chính khi trong lòng mẹ mình. Dùng một miếng nệm nhỏ( đệm nhỏ chuyên dụng cho trẻ ) mềm mại đặt vào trong và sau đó quấn cho bé. Làm điều này để tránh khi trẻ vung tay và chân sẽ làm rối và tung màn khăn quấn.

+ Khi quấn tã cho trẻ cần nhẹ nhàng và khéo léo, tránh trường hợp tao cho trẻ cảm giác bị làm phiền.

3, Hai cánh tay đỡ mặt lưng của bé. Bế bé trong tư thế đầu và chân gác lên 2 khủy tay của chúng ta. Bàn tay phải đỡ mông của trẻ. Cánh tay trái sẽ đỡ phần của trẻ. Tổng thể bạn cần để cho lưng của trẻ nằm trong giữa. Ngoài ra thì bạn cũng không được đặt trẻ trên giường hoặc trên nôi khi không có sự an toàn. Vì trẻ nhỏ cho nên bé sẽ lật người và có thể gây ra những bất chắc nguy hiểm.

4, Đong Đưa trẻ. Ở bước này bạn có thể cho trẻ nằm ngửa trên 2 chân ( 2 bẹn chân khi bạn ngồi), 2 bàn tay đỡ lấy đầu của bé. Làm như vậy sẽ tạo cảm giác vỗ về cho trẻ, bé cảm thấy như mình được an ủi, yêu thương, an toàn. Ngoài ra khi đong đưa trẻ là lúc bạn đang cân bằng tâm tư và trạng thái của bé ,đưa bé vào giấc ngủ.

+ Đặt lưng của trẻ nằm trên chân thì bạn cần ngồi trên thành giường hoặc trên ghế, 2 đầu gối cao hơn phần hông để trẻ không bị trúi đầu khi đỡ.

+ Hoặc là bạn cũng có thể đặt trẻ trong nôi và ngồi ru đong đưa nhẹ cho bé.

+ Một cách khác , là bạn ẵm trẻ và vỗ về nhẹ lưng của bé.

5, Hát ru nhẹ cho bé.  Tránh tất cả những âm thanh mạnh có tần số đột biến, sẽ làm cho bé giật mình.

+ Âm thanh càng nhẹ và lời ru dịu dàng thì bé càng dễ ngủ.

+ Điều tiết âm thanh lời ru nhỏ dần đều , và bạn không nên đang hát ru lớn , thấy trẻ nhắm mắt mà hạ ngay cường độ âm, hoặc thôi không ru nữa. Việc mất đi âm thanh khi trẻ chưa ngủ hoàn toàn sẽ đánh thức mọi giác quan của bé, nhất là khi bạn thấy trẻ vừa nhắm mắt mà đặt bé xuống nôi ( giường).

+ Ru con ngủ không nhất thiết bạn phải hát, có những bé khác nhau có cách tiếp nhận âm thanh khác nhau, cho nên ngoài hát, mở nhạc ru, thì bạn có thể nói chuyện nhẹ nhàng với bé. Trẻ rất yêu và thích tiếng nói của mẹ. Tiếng của mẹ rất quen thuộc, cho dù là hơi thở của bạn cũng giúp bé cảm nhận được, bởi vậy bạn nên cố gắng dùng lời ru, tiếng nói của mình để ru trẻ ngủ , thay vì bật những âm hưởng điện tử.

6, Cho bé ngậm đồ mút chuyên dụng. Ví dụ như núm vú, hoặc núm chai sữa,…

Phần 2: Nhắc nhở nhỏ.

+ Âm thanh sạch. Âm thanh bạn chọn để ru cho bé ngủ phải là những âm thanh không có tần số mạnh đột biến, những tần số lớn đột biến của âm thanh sẽ đánh thức hệ thần kinh của trẻ khi bạn đang ru bé. Ngoài ra, khi ru trẻ mà bạn thấy trẻ vẫn quấy, vậy thì có thể trẻ đang đói , hoặc vừa ăn xong, hoặc là một sự kích thích khác trước đó khiến trẻ khó dỗ hơn thường ngày.

+ Để cho trẻ được yên tịnh để chìm vào giấc ngủ dễ thì bạn có thể ôm bé và đi nhẹ qua lại. Hoặc là trước đó bạn cũng có thể đẩy trẻ trên xe đồ chơi. Những điều này sẽ giúp bé cân bằng hệ thần kinh, đưa bé trở về trạng thái yên tĩnh.

+ Đi kiểm tra bác sĩ nhi khoa. Có những ngày bạn ăn những đồ không tốt, làm thay đổi thói quen hấp thụ sữa của bé, khiến bé dị ứng, … Từ đó mà khiến trẻ khó chịu, khóc và quấy , rất khó để ru bé chìm vào giấc ngủ.

+ Khi bạn cảm thấy mình thỏa mái trong việc ru bé , thì lúc đó có nghĩa rằng bé đang ở trong trạng thái yên tĩnh , và bạn cần chú ý điểm này để ngăn tất cả sự tác động bên ngoài khác.

+ Cần biết cách dỗ trẻ. Dỗ trẻ để làm cho ngủ không phải là một điều dễ dàng, nhưng điều quan trọng nhất: Bạn không bao giờ được khuất phục trẻ , hay chịu thua trẻ, trẻ đủ tất cả mọi khả năng để biết được khi nào bạn nhường và chịu thua bé. Bạn chỉ có thể dỗ bé , chứ không phải là cưng chiều bé. Cho nên bạn cần hình thành cho mình cách để đói phó với thói xấu đó của trẻ, nếu không thì những lần sau bạn sẽ lại phải chiều những tính xấu của bé. Ở mỗi trẻ có một điểm đặc biệt khác nhau, bạn hãy tìm ra điểm đó của bé để có thể dỗ trẻ khi trẻ khóc hay làm nhũng.

+ Nhờ người khác khi bạn đã bó tay. Trong trường hợp bé quấy, khóc, bạn cảm thấy bế tắc hay bó tay rồi, vậy thì bạn có thể nhờ đến người hàng xóm, hoặc bạn bè đến giúp. Đặc biệt là những người đã nuôi qua trẻ con rồi, họ sẽ giúp bạn giải quyết rắc rối đang xảy ra tốt nhất. Họ sẽ rất vui vẻ giúp đỡ bạn, cho nên bạn đừng ngại ngùng.

+ Phần lớn trẻ thích vùng vẫy, và hơn nữa là thích nhún nhảy. Cho nên là bạn đặt bé đứng trên 2 chân của mình và nâng bé lên xuống, làm như vậy cũng sẽ giúp hệ thần kinh của bé được du dương  , yên tĩnh trở về trạng thái như giấc ngủ. Không nên nhún trẻ quá cao, chỉ cần cách mặt đất khoảng 4 cm.

+ Có nhiều trẻ thích dược ôm thẳng. Với mỗi bé ở tư thế nhất định nào đó sẽ hình thành thói quen chìm vào giấc ngủ, có bé thích được ôm nằm ngửa và ngủ, có bé muốn được ôm thẳng, mặt áp vào vai người lớn để ngủ. Cho nên bạn hãy thử những tư thế an toàn để biết thói quen của bé.

+ Ngoài ra một cách khác để ru bé được ngủ ngon là : Để phần chân và phần cơ thể được tiếp sát hơn. Bạn có thể dùng tay để nâng nhẹ chân ( không tác động lực đến phần trên mặt của bé)

+ Cho bé ngồi trong xe đồ chơi: Nếu như bạn đã từng nhìn thấy trẻ ngủ trên chiếc xe đáng yêu của mình, vậy thì chiếc xe của bạn đã phát huy tác dụng. Bạn hãy lấy chiếc của bé ra, cho bé ngồi vào trong. Tiết tấu và sự đong đưa qua lại sẽ tạo cảm giác yên lặng, cân bằng trở về trạng thái giấc ngủ.

+ Có những bé không thích nằm ngửa. Đa phần bé nằm ngủ trong tư thế nằm ngửa, nhưng cũng có nhiều trẻ không muốn nằm ngửa, nằm ngửa tạo cảm giác khó chịu cho bé, và từ đó bé không thể ngủ. Bạn hãy quan sát xem bé nhà mình có hành vi này hay không.

+ Lợi ích của sự tác động rung. Có rất nhiều bé thích sự rung rung của máy giặt, hay các máy khác dùng trong gia đình có phát ra chấn động rung nhẹ ,làm cho bé cảm thấy rất thỏa mái. Bạn có thể quấn tã cẩn thận cho bé và đặt bé ở trên chiếc máy để bé cảm nhận chấn động rung nhẹ này, giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nếu như bạn cảm thấy trẻ phản ứng thì tuyệt đối không làm, còn nếu như bạn thử phương pháp này, bạn phải hoàn toàn kiểm soát sự an toàn cho bé.

Phần 3: Chú ý 

+ Khi đong đưa, tác động lên bé, cần phải đảm bảo phần đầu, phần cổ của bé không bị xê dịch.

+ Tuyệt đối không được bỏ đi khi trẻ đang khóc, nếu như bạn đang bận một việc gì khác, bạn cần dừng ngay những việc đó lại, nếu như bé đang khóc mà bạn di chuyển đến chỗ khác và không trở lại sẽ làm bé càng khóc lớn.

+ Một cứu cánh cuối cùng. Bạn hãy nhờ đến chuyên gia, bác sĩ, hoặc các công ty dịch vụ, họ sẽ đến và giúp bạn xử lý tình huống tệ nhất khi bé không ngừng khóc.

+ Khi lắc đầu, cử động, chân , tay, cơ thể, vỗ lưng cần chú ý lực tác động lên cơ thể của trẻ. Trẻ mới sinh , nên tất cả sự phát triển mô, cơ, xương đều rất non yếu, nếu như bạn tác động mạnh sẽ dẫn chấn thương trên người bé, một sự nghiêm trọng rất lớn đó là khi lắc đầu quá mạnh, có thể dẫn tới tổn thương não và gây ra tử vong.

+ Tuyệt đối không dùng rượu, cồn. Cho dù là rượu có những tác dụng , thì việc dùng rượu, cồn sẽ để lại những ảnh hưởng rất lớn ( nếu như trong đầu của bạn đang ẩn chứa thứ ánh sáng này, vậy thì bạn hãy chấm dứt ngay nó).

+ Phương pháp sử dụng chấn động rung của máy giặt, … trong gia đình, bạn cần phải đảm bảo an toàn nhất có thể. Ngoài ra đây chỉ là phương pháp bần cùng, bạn nên dạy cho trẻ biết cách tự bản thân mình ngủ, không ỷ lại, làm nhũng, “ ăn vạ”.

+ Khi bế, ôm trẻ cần rất thận trọng. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng ôm trẻ quá chặt có thể dẫn tới nguy cơ tử vong.
Đọc thêm cách làm món ăn cho gia đình:

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý