Bệnh cam răng ở trẻ em khiến trẻ hôi miệng, đau nhức dữ dội, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của các bé nên các mẹ thường rất quan tâm và lo lắng. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho trẻ sau này. Dưới đây là nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị hiệu quả bệnh cam răng ở trẻ.
1. Nguyên nhân của bệnh cam răng ở trẻ
Bệnh cam răng ơ trẻ thường bắt đầu khi trẻ khoảng 2-3 tuổi do chưa tự chăm sóc được răng miệng của mình và bố mẹ thiếu quan tâm chu đáo. Bệnh ban đầu là do bị viêm lợi khiến bé đau, lợi sưng tấy … khi không được chữa trị kịp thời làm cho biến thể nặng sang “cam mã tấu” ( hoại tử rất nhanh- như ngựa phi- chỉ vài hôm đã bị ăn mất môi, lợi ).
Trẻ nhỏ từ 2 – 3 tuổi rất dễ mắc bệnh cam răng
Biến chứng này hay xảy ra ở trẻ nhỏ và yếu, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém. Hiện nay do điều kiện sống, vệ sinh, dinh dưỡng cao hơn; các bà mẹ có ý thức phòng và chữa bệnh sớm nên ít sảy ra biến chứng trên. Bệnh cam răng ở trẻ thường hay gặp ở trẻ suy dinh dưỡng; hoăc bị bệnh cam nếu không được chữa trị triệt để, bệnh kéo dài sẽ đẫn đến suy dinh dưỡng.
2. Các triệu chứng thường gặp của bệnh cam răng ở trẻ
Khi bệnh cam răng ở trẻ phát, môi lợi sẽ đỏ, nặng thì sưng to và lở loét, lưỡi có lớp rêu trắng dày và chảy nước dãi nhiều. Lợi và chân răng đỏ hoặc chảy máu, miệng hôi có các nốt nhiệt lở loét ở lưỡi hoặc vòm miệng, vòm má. Người nóng hoặc sốt nhẹ, nhất là vào buổi chiều, hoăc sốt theo chu kỳ (nếu có bội nhiễm thì sốt cao). Ngủ hay nằm úp, ngủ ít, ngủ trằn trọc, khi ngủ có mồ hôi trộm nhiều, đêm ngủ hay dậy quấy, nặng thì quấy khóc cả ban ngày.
Khi có dấu hiệu bất thường bạn phải đưa bé đi khám ngay chứ không được tự chữa
Bệnh cam mồm có thể sinh ra táo bón, tiêu chảy hoặc kiết lị, nôn, đau bụng, biếng ăn hoặc bỏ ăn. chậm lên cân, không lên cân, nặng thì tụt cân.
3. Cách phòng tránh bệnh cam răng ở trẻ
Để tránh các trường hợp viêm nhiễm trên, Nha khoa Hoàn Mỹ xin giới thiệu tới các mẹ một số mẹo nhỏ để trị bệnh cam răng ở trẻ:
– Khi bé còn bú mẹ hay ăn sữa ngoài, cần làm sạch dụng cụ cho bú bằng nước nóng hay dung dịch bicacbonat khi thấy cặn còn dính trên đó.
– Khi trẻ từ 2-3 tuổi cần tập thói quen súc miệng sau khi ăn, nhất là sau khi bé ăn các loại bánh kẹo, đồ ngọt để tránh cho thức ăn còn bám trên răng. Trước khi ngủ và sáng thức dậy bố mẹ cũng cần tạo cho trẻ thói quen đánh răng súc miệng để tránh vi khuẩn xâm nhập làm viêm miệng và hỏng men răng.
Nên tập cho trẻ thói quen đánh răng thường xuyên
– Khi trẻ bị sởi hay các bệnh cần kiêng nước thì mẹ nên dùng nước ấm vệ sinh răng miệng và ngoài da cho bé chứ không nên kiêng khem quá mức làm cho vi khuẩn càng dễ sinh sống và phát triển. Phát hiện bệnh kịp thời để chữa trị chứ không nên để biến chứng nặng, nhiễm trùng kéo dài.
– Tránh cho trẻ tiếp xúc với nhiệt độ nóng lạnh thay đổi đột ngột, giữ ấm khi lạnh, giữ mát khi trời nóng.
– Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh (phải có chỉ định của bác sĩ), đặc biệt với trẻ dưới 1 tuổi
Nếu nếu thấy các có biểu hiện của bệnh cam răng ở trẻ, các mẹ hãy đưa bé đi khám tại các địa chỉ nha khoa uy tín. Hãy chú ý quan tâm răng miệng cho trẻ tốt để bệnh cam răng ở trẻ em không còn là nỗi lo của các bà mẹ nữa.
Nên cho bé đi khám để có hướng điều trị chính xác
Các nha sĩ tại trung tâm Nha khoa Hoàn Mỹ hoàn toàn có thể giúp phụ huynh chăm sóc răng miệng cho các bé với dịch vụ chất lượng và luôn nhiệt tình khám chữa, hướng dẫn mẹ giúp bé giữ cho răng miệng luôn khỏe mạnh! Cũng theo các bác sỹ của Trung tâm để hàm răng của bé phòng tránh được tất cả những nguy cơ bệnh lý, nên đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ. Trong những lần khám này, trẻ sẽ được chăm sóc nướu kỹ càng, lấy cao răng triệt để. Áp dụng công nghệ hiện đại chăm sóc nha chu toàn diện EMS thì càng tốt.
Đây đang là gói dịch vụ có thể mang đến cho răng và nướu sức khỏe tốt nhất, ngừa bệnh lý và tất cả các vấn đề răng miệng khác hiệu quả.