Cây sả chữa bệnh
Sả, Sả chanh hay Cỏ sả - tên khoa học Cymbopogon Citratus (DC) Stapf, thuộc họ lúa – Poaceae. Cỏ cao khoảng 1,5m sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều. Thân rễ trắng hoặc hơi tía. Lá dài tới 1m, hẹp, mép hơi ráp; bẹ trắng, rộng. Cụm hoa gồm nhịều bông nhỏ không cuống
Sả là loại có mùi thơm sớm đựơc phát triển ở nước ta từ trước thế kỷ thứ 5 sau công nguyên. Ngay nay sả được trồng rộng rãi ở các vườn gia đình để lấy thân rễ làm gia vị ăn sống, ướp với thịt lợn cho thơm nấu thịt chó, làm dưa ăn. Lá Sả dùng nấu nước gội đầu và thường dùng hối hợp với các loài cây có tinh dầu khác trông nồi xông giải cảm cổ truyền.
Sả cũng được dùng cất 1 thành phần chủ yếu là citral và geraniol) nhưng lượng tinh dầu kém hơn nhiều loài Sả khác hiện được trồng đại trà ở nước ta là Sả Java hay Sả xoè (Cymbopogon Winterianus Jowitt) có hàm lượng tinh dầu cao (8-10%).
Ta còn trồng loại Sả hồng hay Sả rộng, Sả palma-rosa (Cymbopogon martinii (Roxb.) (Wats.). Ngoài công dụng làm gia vị củ Sả lá Sả và tinh dầu Sả đều được sử dụng làm thuốc đã từ lâu đời trong nhân dân ta. Sả có vị cay, tính ấm có tác dụng làm ra mồ hôi, ấm bụng, giúp tiêu hoá, khỏi nôn, thông khí, sát trùng, khử uế, tiêu dờm... Thường được chỉ định dùng điều trị 1. Đau đầu. đau bụng, ỉa chảy; 2. Thấp khớp, đụng giập, cầm máu; Kinh nguyệt không đều, phù sau khi sinh. Sả được sử dụng nhiều qua kinh nghiệm dân gian. Lá Sả phối hợp với các loài cây có tinh dầu khác (Hương nhu, Húng chanh, Bưởi...) nấu nước dùng xông chữa cảm cúm, sốt. Lá Sả dùng pha nước uống giải nhiệt và thông tiểu, tiêu thực. Nõn Sả muối dưa ăn phòng ngừa sơn lam chướng khí, sốt rét ngã nước.
Củ Sả non, thái nhỏ, phơi khô tán bột làm tiêu hoá (phối hợp với mạch nha), tẩy uế răng miệng, hội nách (phối hợp với phèn phi) Củ sả nấu nướng uống thông tiểu làm ra mồ hôi. Dùng ngoài rã nát chữa chàm mặt trẻ em. Dùng củ sả (2 nắm) phối hợp với cỏ xước, rễ cỏ tranh hoặc bông mã đề (mỗi thứ một nắm) chữa bỗng dưng phù nề hai chân, đái ít thấp thũng.
Tinh dầu sả được dùng phun muỗi và trừ hôi thối, dùng xoa ngoài chữa cúm, phòng bệnh truyền nhiễm. Pha vào nước nóng uống mỗi lần 10-15 giọt chữa cảm cúm hay cảm mưa uớt, sốt gai rét mà không ra mồ hôi. Với lìêu thấp hơn (6-8 giọt) uống vài ba lần chữa nôn, đầy, ỉa chảy.
Theo Kyhoadithao