Trong hoàn cảnh vợ chồng bạn sống cùng với bố mẹ chồng, thì chuyện mẹ chồng dò xét từ thái độ, cử chỉ, hành động của nàng dâu đến chuyện chi tiêu, quản lý chuyện tài chính trong gia đình... và lấy đề tài kinh tế ra để than thở với bạn. Gặp trường hợp này bạn có thể dùng các biện pháp sau:
Nên công khai vấn đề kinh tế
Lựa lúc mẹ chồng và bạn thư thái nghỉ ngơi bạn hãy nói đến vấn đề này cùng bà. Khi mẹ chồng còn băn khoăn về các khoản chi tiêu bạn hãy lập sẵn một bản kê khai để có thể đưa cho mẹ chồng xem. Bạn hãy khéo léo lựa lời để hỏi ý kiến mẹ chồng việc chi tiêu như vậy đã hợp lý chưa. Nếu là người rất khéo léo trong quản lý chi tiêu bà sẽ cho bạn những lời khuyên rất quý báu khi bạn làm vừa ý bà. Cách làm đó vừa giúp bạn tránh được sự hiểu nhầm, nghi ngờ và giải đáp những thắc mắc, băn khoăn trong chi tiêu của con dâu với mẹ chồng.
Cần có sự bàn bạc, thống nhất trong chi tiêu
Khi đã công khai vấn đề kinh tế thì việcbàn bạc với mẹ chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình trước khi mua sắm một món đồ có giá trị sẽ đơn giản hơn. Bạn không nên tự mình quyết định mua sắm đồ dùng đó, nếu chẳng may mang về nhà mua sắm đồ dùng đó, nếu chẳng may mang về nhà mọi người không biết trước sẽ không vừa lòng rồi cứ để đó lâu dần trở thành nỗi ấm ức khó giải tỏa, tự nhiên tạo ra khoảng cách giữa bạn và người thân. Những chuyện này tuy đơn giản th���t nhưng nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn nhất là khi bạn lại sống chung với gia đình chồng.
Giữ chữ tín làm trọng
Làm bất cứ việc gì chúng ta cũng cần giữ chữ tín, trong quan hệ mẹ chồng nàng dâu, khi bạn đã hứa mua sắm cho mẹ chồng thứ gì đó hoặc sẽ làm hộ việc gì đó bạn cần phải giữ lời hứa. Trong việc chi tiêu bạn cũng phải suy tính cẩn thận và phải giữ đúng mức như trong bản kế hoạch chi tiêu của gia đình để mẹ chồng bạn không phải thắc mắc, không tin tưởng. Có như vậy mâu thuẫn gia đình do vấn đề kinh tế mới được giải quyết ổn thỏa. Chữ “tín” rất quan trọng, khi giữ được tín bạn mới giành được niềm tin của mọi thành viên trong gia đình.
Người già thường hay nói nhiều, có thể cùng một câu chuyện hoặc câu nói nhưng họ cũng lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nhu cầu tâm lý gia tăng. Mẹ chồng thường có cảm giác quyền chi phối gia đình của mình bị thu hẹp kể từ khi con dâu về nhà mình. Họ chỉ còn biết dùng lời nói để can dự vào công việc gia đình, thể hiện vai trò của cá nhân mình trong gia đình. Khi ở trường hợp mẹ chồng thường nhiều lời, bạn làm cách nào để thích ứng với hoàn cảnh.
Hãy chịu khó lắng nghe
Bạn hãy nhẫn nại, lắng nghe ý kiến, tâm sự của người già. Hãy để họ nói ra hết những băn khoăn, trăn trở trong cuộc sống. Đồng thời qua đó bạn cũng có thể học tập được các kinh nghiệm trong đối nhân xử thế sẽ có lúc bạn phải sử dụng đến.
Biết lắng nghe và bày tỏ tình cảm chân thành
Khi lắng nghe bà nói bạn sẽ hiểu được suy nghĩ của bà. Bạn hãy chia sẻ những nỗi bận lòng đó một cách chân thành, bà sẽ cảm nhận được điều đó, bà sẽ thật vui sướng khi thấy con dâu thực sự thích nghe lời mình. Những phiền muộn, mâu thuẫn mẹ chồng, con dâu sẽ tan biến thay vào đó là sự gần gũi, hòa thuận. Bà mẹ chẳng có lý do gì để trách móc con dâu nữa.
Dù có ghê gớm, đáo để đến đâu chăng nữa nhưng không bà mẹ nào lại không thương con, quý cháu. Để dành được thiện cảm của mẹ chồng, nàng dâu hãy đối xử bằng tấm lòng thơm thảo của người con, bằng tình cảm thương mến bạn dành cho mọi người thì chắc rằng hành động, cử chỉ của bạn cũng sẽ chứa đựng tình cảm chân tình. Bạn hãy nhớ, gia đình là nơi chỉ để tình yêu thương tồn tại bởi vậy tình cảm sẽ không bao giờ là quá thừa trong gia đình, bạn cho đi rồi sẽ được nhận lại nhiều hơn những gì bạn đó. Còn gì hạnh phúc bằng tình yêu của chồng, sự quý mến của mẹ chồng và họ hàng nhà chồng.
(Theo camnanggiadinh.com.vn)