Dị ứng thuốc kháng sinh ở trẻ em

seminoon seminoon @seminoon

Dị ứng thuốc kháng sinh ở trẻ em

30/09/2015 12:00 AM
270

Các bác sĩ không giải thích được nguyên nhân vì sao trẻ lại bị dị ứng khi uống thuốc kháng sinh hoặc khi chích vắc xin. Tình trạng nổi ban đỏ, nổi mề đay là dấu hiệu sơ khởi sớm nhất khi trẻ bị dị ứng thuốc, nếu cha mẹ không chữa trị cho bé kịp thời, bé có thể bị sốc phản vệ dẫn đến nguy hiểm tính mạng.

Không phải bất cứ trường hợp dị ứng thuốc ở trẻ nào cũng khiến trẻ có phản ứng ngay. Vài trường hợp trẻ không thấy có dấu hiệu lạ sau khi dùng thuốc mà phải một thời gian sau mới biết, đó chính là thời gian “ủ bệnh”. Thông thường, thời gian này là khoảng từ 8 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu lần thứ 2 bạn vẫn cho bé dùng loại thuốc đó thì phản ứng sẽ xảy ra trong vòng 24 tiếng. Ngay cả trong trường hợp sau một thời gian dài bạn mới cho trẻ dùng lại thuốc thì tình trạng phản ứng thuốc thế này vẫn xảy ra.

Nguyên nhân gây ra dị ứng thuốc ở trẻ em thường có 3 loại:

– Thuốc kháng viêm, thuốc chống sốt có chứa aspirin.
– Kháng sinh penicillin.
– Các loại vắc xin.

Trẻ bị phản ứng thuốc thường có những dấu hiệu sau:

1. Nổi ban đỏ

Loại ban này thường có màu đỏ tươi hoặc tím bầm, có mủ ở đầu nốt ban.

2. Nổi ban có màu hồng tươi

Các nốt ban này thường xuất hiện với mật độ dày, nốt sần giống như bị sởi. Trẻ khi bị dị dứng thuốc nổi loại ban này thường kèm theo biểu hiện sốt nhẹ. Kiểu dị ứng thuốc này thường là do nguyên nhân sử dụng pennicillin.

3. Nổi mề đay

Mề đay nổi nhiều với mật độ và kích cỡ không giống nhau. Trẻ bị nổi mề đay thường có biểu hiện ngứa đi kèm với sốt nhẹ, đau khớp, đau bụng và một số triệu chứng khác. Loại dị ứng này có thể xuất hiện do phản ứng với vắc xin chống uống ván, hay sởi.

4. Nổi mụn nước

Đây là một trong những kiểu phản ứng thuốc nghiêm trọng nhất ở trẻ nhỏ. Trẻ bị dị ứng thuốc khi có biểu hiện này thường rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến tử vong.

Trẻ bị dị ứng nổi nốt ban có màu xanh, nâu đỏ, màu đen với kích thước nhỏ và phát triển ngày một lớn. Sau từ 1 – 2 ngày sẽ lan ra toàn cơ thể, xuất hiện đi kèm với mụn nước và có triệu chứng sốt cao, hôn mê, nhịp tim đập nhanh gây tổn thương tới nội tạng và một số bộ phận khác.

Điều trị phản ứng thuốc kiểu này cần phải đưa trẻ tới ngay bệnh viện, không tự ý chữa cho trẻ vì có thể gây nhiễm trùng, nguy hiểm hơn là khiến trẻ tử vong.

Phòng ngừa dị ứng thuốc ở trẻ

Cùng một loại thuốc có người dùng không sao nhưng có người dùng lại gây dị ứng. Khi trẻ đã bị dị ứng thuốc nào thì tuyệt đối không dùng thuốc đó nữa.

Khi sử dụng thuốc, cơ thể ta có phản ứng lại với thuốc đó và gây rối loạn bằng biểu hiện bất thường, dị ứng thuốc trầm trọng nhất là sốc thuốc (sốc phản vệ).

Liều thấp cũng gây dị ứng

Có rất nhiều dấu hiệu của dị ứng thuốc. Nếu trẻ bị dị ứng nhẹ sẽ có biểu hiện đỏ da, ngứa nổi mề đay, cảm giác khó chịu, buồn nôn, nôn, có khi tiêu chảy… Còn dị ứng thuốc nặng có biểu hiện là trẻ bị tím tái, ngưng tim, ngưng thở, huyết áp hạ, tiêu tiểu không tự chủ và có thể dẫn đến tử vong sau ít phút. Dị ứng thuốc thường xảy ra ở một số người có cơ địa dị ứng.

Vì vậy cùng một loại thuốc có người dùng không sao nhưng có người dùng lại gây dị ứng thuốc. Dị ứng thuốc có thể do dược chất, tá dược hoặc tạp chất khi pha hoặc dị ứng thuốc xảy ra khi uống, khi tiêm, khi bôi ngoài da, thậm chí khi nhỏ mắt. Dị ứng thuốc không phụ thuộc vào liều lượng (tức là liều thấp hay liều cao), có thể chỉ một liều lượng nhỏ cũng gây dị ứng thuốc ở mức độ nặng và có thể gây tử vong.

Trong dị ứng thuốc có hiện tượng phản ứng chéo giữa thuốc gây dị ứng với thuốc khác. Ví dụ như người dị ứng penicillin có thể bị dị ứng với cephalosporin (vì 2 nhóm thuốc này có công thức hóa học giống nhau). Các loại thuốc thường gây dị ứng là kháng sinh, vắc-xin, aspirin, một số vitamin ( B1, C,…)

Chỉ dùng thuốc khi cần thiết

Khi trẻ đang được điều trị bệnh bằng thuốc, nếu cha mẹ nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường cần phải ngừng ngay thuốc đó và đến bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp. Để phòng ngừa dị ứng thuốc thì khi trẻ đã bị dị ứng thuốc nào thì tuyệt đối không dùng thuốc đó nữa.

Ngoài ra, chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết. Nếu chưa biết rõ về liều lượng, cách dùng và tác dụng phụ của thuốc thì nên đến bác sĩ để được tư vấn. Bên cạnh đó, phụ huynh phải thông báo ngay các thuốc bị dị ứng khi đến khám hoặc mua thuốc ở nhà thuốc cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết.

Cách sơ cứu khi trẻ bị dị ứng thuốc

Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM thường xuyên tiếp nhận những trẻ bị dị ứng thuốc, trong đó có cả trẻ bị sốc phản vệ sau khi uống một loại thuốc trị đau bụng, ói.

Điển hình như bệnh nhi Khánh, 7 tuổi, được đưa đến bệnh viện trong tình trạng bứt rứt, sưng phù ở mặt, chân, tay, kèm nổi mề đay rải rác khắp người và tụt huyết áp. Trước đó, bệnh nhi này uống một viên Alka-Seltzer, một loại thuốc trị cảm lạnh và rối loạn tiêu hóa, khoảng 30 phút sau, Khánh than mệt, sưng phù nhiều ở môi, mắt, sau đó lan đến bàn tay, bàn chân và nổi mề đay nhiều nơi. Bệnh nhân được chẩn đoán là sốc phản vệ mà nguyên nhân có thể do aspirin, một thành phần có trong viên Alka-Seltzer.

Bác sĩ Tiến, Phó Khoa Hồi sức Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết khi gặp nạn nhân có biểu hiện ngứa, nổi mẩn đỏ, khó thở và trụy mạch sau khi uống thuốc, các bậc phụ huynh cần ngưng ngay thuốc đang sử dụng hoặc dị nguyên gây sốc, cho nạn nhân nằm đầu phẳng, dùng dây ga-rô buột phía trên nơi tiêm thuốc (nếu được) và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

bé bị dị ứng thuốc 2

Bé bị dị ứng thuốc kháng sinh, cha mẹ phải làm sao?

Mẹ bé Cún: Các mẹ ơi giúp em với Cún nhà em được tám tháng tuổi rồi, tuần trước bị sốt cao gần 390C cho đi khám thị bác sĩ bảo bị viêm phế quản và cho uống kháng sinh là: Dexatamin và Cefaclor liều uống 5 ngày. Nhưng khi uống được 2.5 ngày thì phát sinh dị ứng mẩn đỏ hết từ đầu xuống chân và ngứa. Em có hỏi bác sĩ thì bác sĩ cho uống thêm Xiro Phenegan để chống dị ứng nhưng uống hai ngày nay và không thấy đỡ. Các mẹ xem có cách nào chữa nhanh giúp em với và cho em hỏi bị dị ứng thuốc như thế này thì có tác bị ảnh hưởng gì không nhỉ? Mong sự giúp đỡ của các mẹ .

Mẹ bé Bông: Theo mình thì không nên cho trẻ uống kháng sinh đâu. Kháng sinh rất có hại cho sức khoẻ. Mà hình như về sau bị đen răng đấy. Tốt nhất là nên cho cháu uống các thuốc có từ thiên nhiên như nếu ho thì dùng quất hấp đường phèn, nếu sốt thì nên cho uống lá nhọ nhồi giã ra. Lá nhọ nhồi làm mát và hạ sốt rất tốt đấy. Chúc Cún nhanh khỏi ốm nhé.

Mẹ bé Mickey: Nếu dị ứng do thuốc thì lẽ ra phải nổi mẩn ngay ngày đầu tiên uống thuốc chứ nhỉ? Nếu con bạn sốt đùng đùng mấy ngày liền và chỉ hạ sốt khi nhưng nốt mẩn đỏ xuất hiện thì có khả năng con bạn bị sốt phát ban. Mình thấy rất nhiều bé tầm 8 tháng đến 12 tháng bị như vậy. Con mình hồi 9 tháng cũng bị sốt liên tục 3 ngày, sang ngày thứ 4 thì hạ sốt và các nốt ban mọc lên. Nếu đúng vậy thì lành tính thôi, rồi các nốt sẽ lặn đi

Mẹ bé Ken tư vấn cách xử lý khi bị dị ứng thuốc:

Tớ cũng bị dị ứng kháng sinh. Khi bị dị ứng, cần
– dừng ngay thuốc, gặp bác sĩ để đổi thuốc
– phải dùng thuốc chống dị ứng, chống phù nề, gặp bác sĩ để lấy đơn thuốc
có 1 số dị ứng sẽ gây đến sốc phản vệ, khó thở, nghẹt thở.
Có rất nhiều dòng kháng sinh, có thể đổi sang dòng khác mà.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
be minh di chich ngua ze tu nhien hai vai co vet bam
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý