Dị ứng khi mang thai. Mang thai và làm mẹ chính là niềm hạnh phúc vô bờ của bất kì người mẹ nào nhưng để trải qua chặng hành trình mang thai vất vả quả không phải là điểu dễ dàng gì với các mẹ bầu. Có thể có những triệu chứng khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và thậm chí là vô cùng khó chịu, dẫn tới tình trạng căng thẳng khó kiểm soát. Và một trong những tình trạng mẹ bầu có thể gặp phải là dị ứng khi mang thai khiến không ít người khổ sở vì tình trạng ngứa ran khắp người trong thời gian mang thai, liệu đây có phải là dấu hiệu nguy hiểm hay không và có cách nào để khiến mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn hay không? Bài viết chia sẻ kiến thức sức khỏe-dinh dưỡng mang thai kì này sẽ giúp mẹ giải pháp được những thắc mắc trên.
Dị ứng khi mang thai có phải vấn đề bất thường?
Chuyện các thai phụ thường hay cảm thấy ngứa ngáy trong thai kỳ không phải là hiếm, đặc biệt là khi bụng và ngực lớn dần lên, làn da sẽ căng ra. Bên cạnh đó, việc thay đổi nội tiết tố cũng có thể là một phần nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng khi mang thai.
Một số người cảm thấy lòng bàn tay và lòng bàn chân đỏ lên và đôi khi bị ngứa. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do sự gia tăng hormone estrogen. Tình trạng này thường biến mất ngay sau khi sinh em bé.
Bạn cũng có thể nhận ra rằng những triệu chứng trước đây làm cho bạn ngứa sẽ khiến bạn ngứa hơn khi mang thai, chẳng hạn như bị khô da. Đây là giai đoạn bạn có thể sẽ thấy sự xuất hiện hoặc thay đổi tình trạng của một số bệnh ngoài da. Bệnh chàm bội nhiễm thường có dấu hiệu nặng hơn trong thai kỳ, còn bệnh vẩy nến thì ngược lại. Nhiều thai phụ cho biết các triệu chứng của bệnh ít nghiêm trọng hơn. Dĩ nhiên luôn có những trường hợp ngoại lệ.
Một số bệnh mới xuất hiện trong giai đoạn mang thai có thể làm cho bạn bị mẩn ngứa hoặc ngứa khắp nơi nhưng không nổi mẩn. Các chứng bệnh này sẽ biến mất sau khi bạn sinh bé.
Làm thế nào để hết bị dị ứng khi mang thai?
Cách điều trị cho tình trạng dị ứng khi mang thai sẽ phụ thuộc một phần vào nguyên nhân gây ngứa. Nếu do làn da của bạn bị căng hoặc bị khô, lưu ý những cách đơn giản sau đây:
Tránh tắm nước nóng lâu dưới vòi sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm. Việc này có thể làm khô da và khiến tình trạng ngứa tồi tệ hơn. Bạn nên sử dụng loại xà bông nhẹ không mùi vì một số mùi hương có thể gây kích thích. Tắm kỹ cho thật sạch xà phòng, sau đó lau khô người nhẹ nhàng. Bạn cũng nên dùng các sản phẩn làm từ bột yến mạch và tắm với nước ấm.
Dưỡng ẩm da với sữa dưỡng thể không mùi sau khi tắm.
Đắp gạc mát trên vùng da bị ngứa.
Tránh đi ra ngoài trong những ngày quá nóng, vì nắng nóng dễ làm da mẫn cảm hơn.
Mặc quần áo coton mềm mại, thoáng mát.
Nếu các biện pháp này dường như không có tác dụng, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để được kê thuốc bôi hay thuốc uống hay cả hai.
Có nên đi khám nếu bị dị ứng khi mang thai?
Hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn thấy trên da nổi những nốt phát ban mới, tình trạng da xấu đi, hoặc cảm thấy ngứa rần rần toàn thân ngay cả khi bạn không có phát ban. Bác sĩ sẽ khám và chẩn đoán nguyên nhân để đưa ra biện pháp điều trị thích hợp bằng các loại thuốc da liễu. Bạn nên lưu ý rằng một số nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé, vì vậy đừng nên chủ quan.
Mong rằng với những thông tin được cung cấp trên đây về tình trạng dị ứng khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu có hướng tìm hiểu thật kĩ để biết được những triệu chứng có thể gặp phải trong trường hợp này mà có cách phòng tránh hiệu quả cho mình. Tốt nhất là mẹ bầu không nên chủ quan trong việc này vì nếu để lâu nó vừa gây khó chịu cho mẹ lại vừa ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng. Mẹ bầu có thể áp dụng những cách đơn giản giúp hết bị dị ứng khi mang thai được gợi ý trên đây nhằm bảo vệ tốt nhất cho chính mình lẫn con yêu. Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh và có một thai kỳ thành công.