Tiểu đường khi mang thai

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Tiểu đường khi mang thai

18/04/2015 10:39 AM
341

Bệnh đái tháo đường nhiễm trước và trong thia kỳ sẽ không làm cho việc mang thai khó khăn hoặc khó sinh con bình thường khoẻ mạnh. Nếu biết cách quản lý tốt bệnh đái tháo đường, và có sự hợp tác tốt giữa bác sĩ trị liệu và bác sĩ sản khoa thì việc sinh nở sẽ rất bình thường.

Việc thai nghén và bệnh đái tháo đường

Phụ nữ và nam giới có tỷ lệ mắc bệnh như nhau nhưng phụ nữ có khuynh hướng phát bệnh đái tháo đường khi mang thai. Một số phụ nữ công nhận mình dễ có khả năng mắc bệnh tiểu đường. Thường thì họ đã có tối thiểu một con quá cân hoặc có tiền căn gia đình bị bệnh đái tháo đường (cha, mẹ hay anh chị em). Số khác bị đái tháo đường khi mang thai. Có một số sau thời kỳ thai nghén vẫn còn bệnh và một số khác đã trở lại bình thường. Tất cả các loại đái tháo đường đều được điều trị giống nhau.

Thai nghén có thể làm cho bệnh đái tháo đường trở nên phức tạp. Đa số người bệnh được điều trị bằng insulin. Có một số điều trị bằng ăn kiêng hoặc ăn kiêng kết hợp với uống thuốc viên làm giảm đường trong máu. Các nhu cầu cần thêm khi thai nghén có thể dẫn đến việc bác sĩ phải kê toa insulin và liều lượng insulin có thể gia tăng hơn.

Những sự chuẩn bị cho việc thai nghén

Là một người bị đái tháo đường lệ thuộc insulin bạn nên chuẩn bị kỹ cho kỳ mang thai của mình. Mang thai bé theo kế hoạch và bảo đảm đánh giá được đầy đủ về bệnh của mình trước khi thụ thai. Đặc biệt bạn cần quan tâm đến việc kiểm soát mức đường trong máu, chức năng của thận và sức khỏe đôi mắt. Trong những tháng trước khi có thai, bạn cần cẩn thận kiểm soát bệnh đái tháo đường của mình.

Tiếp tục kiểm soát trong suốt giai đoạn mang thai

Việc kiểm soát kỹ lưỡng việc đái tháo đường trong suốt 3 tháng đầu tiên làm giảm đáng kể nguy cơ cho bé, tránh cho bé không bị bất cứ điều bất thường nào.

Trong 3 tháng đầu, vì đã có thai nên bạn cần lượng inslin ít hơn. Sau đó cơ thể bạn sẽ bắt đầu sản xuất nội tiết tố có hiệu quả kháng inslin. Do đó, cơ thể bạn sẽ cần nhiều insulin hơn trước. Ketosis là chất dễ xuất hiện trong thời kỳ thai nghén. Vì vậy bạn cần thử ketosis trong nước tiểu của mình mỗi ngày.

Ketosis

Khi các chất đường không có sẵn để cung cấp năng lượng trong người , cơ thể đốt các axits béo và sinh ra ketosis. Ketosis có liên hệ hoá học với chất aceton, chất này được tìm thấy trong các dung dịch tẩy rửâ như nước siưn móng tay. Thử nước tiểu có thể phát hiện được chất ketosis. Chất ketosis hiếm gặp trong bệnh đái tháo đường không được kiểm soát. Chất ketosis gây ra nôn mửa, đau bụng và cuối cùng là mất tri giác và tử vong.

Tuy nhiên, về sau thử nước tiểu không còn là một cách kiểm soát tin cậy đường trong máu, bởi vì phụ nữa có thai, thận thải đường vào nước tiểu, do đó thử nước tiểu có thể cho kết quả sai. Việc duy trì mức glucose bình thường trong máu sẽ mang lại kết quả tốt nhất cho chính bản thân mình và cho bé. Điều này có khi cũng khó khăn. Tôi khuyên chị nên đi bệnh viện một hai lần để ổn định bệnh bà đừng quá lo lắng.

Biến chứng có thể xảy ra trước khi sinh

Vì bệnh đái tháo đường nên bạn có một số rối loạn khi mang thai do mức đường trong máu bị dao động. Chị có thể bị nhiễm trùng đường tiểu, nấm, áp huyết cao, tiền sản giật và đa ối.

Bé của bạn cũng có thể bị một số vấn đề, nếu bệnh đái tháo đường không được kiểm soát. Nếu mức đường trong máu thai phụ cao, đường sẽ vào lá nhau và biến thành chất mỡ, cơ và các cơ quan nội tạng của bé. Kết quả là đứa bé sẽ bị dư trọng lượng và cơ thể bé sản xuất ra thật nhiều insulin để đối phó với mức đường tăng cao. Lúc sinh, cơ thể bé bị cắt giảm lượng đường đột ngột, mức đường trong người bé bị tuột xuống nghiêm trọng trong khi insulin của bé vẫn ở mức cao.Nếu không điều trị, bé sẽ bị giảm đường huyết (hội chứng thiếu hụt chất đường trong máu) và cuối cùng có thể dẫn đến tình trạng hôn mê và tử vong. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc tiền sản tốt thì điều này sẽ không bao giờ xảy ra.

Một tầm nhìn tốt

Trước kia phụ nữ bị bệnh tiểu đường không được cảnh báo về những mối nguy hiểm khi có con. Hiện nay họ được giúp đỡ kiểm soát bệnh tiểu đường. Bác sĩ nội tiết và bác sĩ phụ sản hỗ trợ họ để bé có thể phát triển được khoẻ mạnh bình thường. Trừ trường hợp có biến chứng như áp huyết cao, khung chậu méo và nếu bệnh đái tháo đường trước nay vẫn được kiểm soát thì bạn có hy vọng sinh con bình thường qua đường âm đạo. Có thể bạn sẽ được sinh sớm vào tuần thứ 40 nếu lúc ấy đứa bé vẫn chưa ra đời, để tránh bé phát triển quá to. Thời gian này nên tiếp tục isnulin và glucose để kiểm soát bệnh tiểu đường khi chuyển dạ, đồng thời đối với thai nhi phải liên tục theo dõi tim tahi và xét nghiệm máu để phát hiện kịp thời những nguy cơ. Sau khi đã được phòng săn sóc đặc biệt trẻ sơ sinh kiểm tra kỹ lưỡng để loại trừ khả năng cần điều trị ngay, con của bạn cũng được trao lại cho bạn để được bú sữa mẹ.


(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý