Bệnh Thủy Đậu ở người lớn

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bệnh Thủy Đậu ở người lớn

18/04/2015 03:11 PM
4,617
Cách điều trị bệnh Thủy Đậu ra sao? Biểu hiện của bệnh Thủy Đậu như thế nào?

BỆNH THỦY ĐẬU VÀ CÁCH XỬ TRÍ

Những nốt ban hồng đường kính vài mm biến thành phỏng nước rất ngứa, lan khắp cơ thể. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em chưa chủng ngừa, gây sốt, mệt mỏi, khó chịu, kém ăn nhiều ngày. Người lớn bệnh nặng có thể tử vong nếu không được chăm sóc đúng.

Bệnh thủy đậu (trái rạ) do virus Varicelle Zoster gây nên, có thể bị quanh năm nhưng thường gặp nhiều khi thời tiết thay đổi. Bệnh xảy ra phần lớn ở trẻ em (90%), lây lan cao qua đường hô lấp (80-90%) và chỉ lây cho người lần đầu mắc bệnh vì có tính miễn dịch rất cao, ít khi bị bệnh lần 2. Bệnh thường lành tính ở trẻ em, nhưng khá nặng khi gặp ở người lớn với tỷ lệ tử vong 2-25/100.000.

Do vậy, người bị mắc bệnh cần được cách ly tiếp xúc với người ngoài trong vòng 7-10 ngày và trẻ em dưới 12 tuổi nên được chủng ngừa.

Vì vaccine không có hiệu quả suốt đời và chỉ có hiệu quả phòng bệnh 70-88% nên ngoài việc tiêm chủng ngay sau khi sinh, trẻ em còn cần được tiêm nhắc lại sau 14 tháng. Phụ nữ có thai bị nhiễm bệnh trong thời kỳ đầu mang thai có thể gây ra các dị tật bẩm sinh ở trẻ. Trẻ nhỏ mắc bệnh nhẹ hơn trẻ lớn, với thể thông thường không có biến chứng thì bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 10 ngày.

Biến chứng

Các biến chứng hay gặp nhất là bội nhiễm da do nốt phỏng bị vỡ hoặc do trẻ gãi hay dịch nước hóa mủ. Viêm phổi gặp ở 20-30% người bệnh. Biến chứng nặng nhất là viêm não do thủy đậu, gặp ở 0,1-0,2% và thường rất nặng ở người lớn. Các biến chứng như: giảm tiểu cầu, viêm tủy cắt ngang, liệt thần kinh mặt, rối loạn tiểu não, hội chứng Reye, viêm cơ tim, viêm thận, viêm gan, viêm đa rễ thần kinh... ít gặp hơn.

Xử trí

- Cách ly ngay người bệnh cho đến khi các nốt thủy đậu đã đóng vảy.
- Giữ vệ sinh thân thể bằng tắm rửa hàng ngày với loại xà phòng sát trùng.
- Ăn uống tăng cường chất bổ để tạo sức đề kháng cho cơ thể.
- Cắt ngắn móng tay, tránh gãi.
- Bôi hoặc uống các thuốc chống ngứa.
- Khi người bệnh sốt cao, cần hạ sốt nhưng không được dùng Aspirin.
- Có thể dùng các thuốc chống virus: Acyclovir, Vidarabin, Lamivudin...

Chữa thuỷ đậu theo Y học cổ truyền

Trường hợp nhẹ: Không cần cho uống thuốc, chỉ kiêng lạnh, kiêng gió, giữ vệ sinh da dẻ thật tốt. Có thể dùng bài thuốc nam: lá dâu 12g, cam thảo đất 10g, kim ngân hoa 12g, kinh giới 6g cho vào ấm sắc lấy nước uống nhiều lần.

Trường hợp nặng (sốt cao, khát nước, mặt đỏ miệng lưỡi tróc, mụn thuỷ đậu dày và to, quầng đỏ, mụn nước đục, tiểu tiện ít và khó: dùng chủ yếu phép thanh nhiệt giải độc. Kim ngân hoa 12g, lá tre 16g, bạc hà 8g, hoa kinh giới 8g, rau diếp cá 16g, cam thảo đất 12g, quả dành dành 8g sắc lấy nước uống. Nếu có ho, thêm 10g lá chanh, 12g lá táo. nếu ăn không tiêu thêm sơn trang, thần khúc 10g.

Điều quan trọng nhất là phải chủ động tiêm vaccine phòng ngừa khi trẻ được 12 tháng và có thể tiêm nhắc lại lúc 12 tuổi. Vaccine có hiệu quả phòng bệnh 95% và ngừa bệnh nặng 100%. Nếu bệnh nhân bị lại, thường nhẹ, không quá nguy hiểm.

BỆNH THỦY ĐẬU VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG

Thủy đậu là gì

Thủy đậu xảy ra quanh năm nhưng thời điểm có số ca mắc cao nhất thường từ tháng 2 đến tháng 6. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây do virut Varicella zoster (VZV) gây ra. Bệnh thường diễn biến lành tính nhưng có thể gây thành đại dịch. Điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng. Tất cả trẻ em, trừ những trẻ suy giảm miễn dịch đều nên được tiêm phòng thuỷ đậu.

Nguồn lây nhiễm của bệnh thủy đậu

Người là nguồn lây duy nhất của thủy đậu, Có thể gây thành dịch ở những vùng đông dân cư. Bệnh lây lan trực tiếp từ người sang người, chủ yếu qua đường hô hấp, sau đó là qua tiếp xúc với bóng nước. Bệnh cũng có thể truyền từ mẹ sang con, nếu người mẹ bị bệnh thủy đậu trong lúc mang thai. Mẹ phát bệnh thuỷ đậu 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau khi sanh, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh có thể lên đến 30%.

Đáng lưu ý là khi nhiễm virus thủy đậu, bệnh nhân thường không có triệu chứng gì trong hai tuần đầu, nhưng từ 2-4 ngày trước khi phát bóng nước (nốt rạ), bệnh đã có khả năng lây nhiễm.

Phần lớn bệnh nhân bị nhiễm là trẻ em 5-11 tuổi nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở người lớn. 90% đối tượng chưa chủng ngừa thủy đậu có khả năng mắc bệnh.

Triệu trứng của bệnh thủy đậu

 Bệnh trải qua 3 thời kỳ

 -   Thời kỳ ủ bệnh

Trung bình từ 14 đến 15 ngày. Nếu bệnh nhân suy giảm miễn dịch, thời kỳ này có thể ngắn hơn

 -   Thời kỳ toàn phát (24-48h)

Sốt nhẹ, sốt cao ở bệnh nhân suy giảm nhiễm dịch.

Mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu.

Phát ban (tiền thân của bóng nước) là những hồng ban nổi trên nền da bình thường.

  -  Thời kỳ toàn phát (thời kỳ đậu mọc)

Giảm sốt. Nổi bong bóng nước trên nên da màu hồng. Sau đó các nốt rạ xuất hiện ở da đầu, mặt, lan xuống thân và tay chân với số lượng nhiều ít khác nhau tùy từng cơ thể. Đặc trưng của bệnh thủy đậu là ngứa

4. Biến chứng của bệnh

Thủy đậu là bệnh có diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Biến chứng của thủy đậu có tác hại đến hệ thần kinh trung ương (liệt thần kinh), có thể gây viêm phổi, viêm gan, viêm màng não (nhức đầu, co giật, rối loạn ý thức), nhiễm trùng huyết dẫn đến tử vong. Nếu bệnh nhân bị bội nhiễm da có thể để lại sẹo vĩnh viễn.

Các biến chứng đặc biệt nặng có thể xảy ra trên bệnh nhân AIDS, lupus, bịnh bạch cầu, và ung thư. Biến chứng còn xảy ra trên những bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch, như các corticoid.


BÀI THUỐC ĐÔNG Y CHỮA BỆNH THỦY ĐẬU

Theo Đông y, thủy đậu là bệnh nông, nhẹ, ở phần vệ, rất ít gặp ở phần huyết. Tùy theo thể nặng hay nhẹ, có thể áp dụng những bài thuốc đông y để chữa trị.

Với bệnh nhẹ – triệu chứng gặp là: những nốt thủy đậu mọc rải rác màu hồng nhạt, sốt nhẹ, có khi không sốt, ho ít. Nước mũi loãng trong, người bệnh ăn uống và tinh thần bình thường. Bệnh đang ở phần vệ khí. Phép chữa là sơ phong thanh nhiệt. Bài thuốc gồm: lá dâu 12 gr, cam thảo đất 8 gr, rễ sậy 10 gr, lá tre 16 gr, cúc hoa 8 gr, kim ngân hoa 10 gr, kinh giới 8 gr. Sắc uống.

Khi thủy đậu mọc có thể dùng phương pháp trừ thấp giải độc sau: dùng bài thuốc gồm: cam thảo dây 12 gr, lá tre 10 gr, sinh địa 12 gr, hoàng đằng 8 gr, rễ sậy 8 gr, kim ngân hoa 12 gr, vỏ đậu xanh 12 gr. Sắc uống.

Với bệnh nặng, triệu chứng là: thủy đậu mọc dày, sắc tím, màu nước đục, xung quanh nốt thủy đậu màu đỏ sẫm, sốt cao, phiền khát, mặt đỏ, môi hồng, viêm niêm mạc miệng, có những nốt phỏng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ. Phép chữa là: thanh nhiệt giải độc ở khí phận, lương huyết ở doanh phận. Bài thuốc gồm: kim ngân hoa 12 gr, liên kiều 8 gr, bồ công anh 16 gr, sinh địa 12 gr, xích thược 8 gr, chi tử (sao) 8 gr. Nếu phiền táo, thêm hoàng liên 8 gr. Táo bón, thêm đại hoàng 4 gr. Khát nước, miệng khô, thêm thiên hoa phấn, sa sâm, mạch môn, mỗi vị 8-12 gr. Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày, uống nóng sau khi ăn 30 phút.

(ST)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Hien toi 27 tuoi dang bi thuy dau da duoc 3ngay vi k biet nen toi co gai lam be mot vai bong nuoc lieu sau nay co de lai theo vinh vien k va nhung not chua vo ra co thanh theo k .mong bs giai dap toi xix cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Co nhung neu ban suc thuoc Seoul trong cai ngaybva quan sat se co key qua
Cach tri benh thuy dau khong de lai seo
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
căn bệnh quái ác này tôi căm thù nó trời ơi khổ hơn cả tra tấn sau khi bệnh khỏi nếu bệnh nặng mới để lại sẹo còn ko bạn kiêng tốt sẽ ko sao cả còn tôi phải mất 3tr để chữa cái mặt dỗ do thủy đậu đó ko đùa đc với căn bệnh này đâu
Toj dang bi thuy dau. toi thay rat ngua khi luc ngu,toi hay gai ngua va mun nuoc vo ra.lieu co bi lam sao khong bac sy
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
bệnh thủy đậu khi gặp thời tiết lạnh có sao không?
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
benh thuy dau bao lau moi khoi han
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
muoi ngay se khoj ban ak
Tôi đang bị bệnh thủy đậu được hai ngày, giờ rất ngứa, hằng ngày tắm nước chè xanh đặc, uống thuốc: Ceticent, Brawn ficyc,Lincomycin và bôi thuốc: Medskin Acyclovir, xin cho tôi hỏi những loại thuốc trên có hiệu quả và chống sẹo không? Năm nay tôi đã 30 tuổi
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
toi dang bi benh trai dau da ho n hai tuan roi lam cach nao de het nhanh ma khong bi vet seo nam nay toi 51 tuoi roi
Vo toi bi benh Thuy dau nôi rat nhieu , hinh nhu La kg con cho nao khong moc ca . Vo toi bi benh da 4 ngay roi Hien gio rat ngua , cho toi hoi phai boi thuoc gi ? Hay uong thuoc gi ? Toi co mua thuoc cho vo toi hieu thuoc La zyzocete 10mg Nhung vo toi thang ngua cho toi hoi gio toi phai lam sao.
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Toi bi not do bi ngua co phai bi thủy dau khong
Co cach nao lam giam ngua khi bi benh thuy dau ko?co bac nao bjt giup em voj
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
Dùng dầu Vitamin E: Vitamin E được cho là rất tốt cho da. Dùng dầu vitamin E bôi lên da sẽ đẩy nhanh hiệu quả khỏi bệnh. - Uống nước Neem luộc: Lá cây neem là một loại thảo mộc được trồng nhiều ở Ninh Thuận. Đun sôi lá cây neem với nước trong 10 phút và lọc lấy nước uống. Loại nước này nên được uống lúc đói và uống trong vòng 3 ngày sau khi bị bệnh. - Uống nhiều nước: Uống nhiều nước để tránh mất nước mà là việc hết sức cần thiết trong quá trình bị thủy đậu. Tránh ăn nhiều đồ ăn có bơ, gia vị, dầu và muối: Muối, ớt, bơ, dầu, gia vị là những thành phần cần phải thể tránh ít nhất 15 ngày sau khi bị thủy đậu bởi các thành phần này thường là nguyên nhân gây ra các phát ban và gây ngứa. Cho giấm nâu vào nước tắm: Hãy thêm một chút giấm nâu vào nước tắm của con để giúp con giảm bớt ngứa ngáy. - Tắm nước yến mạch đun sôi: Đun sôi 2 cốc bột yến mạch trong 2 lít nước cho khoảng 20 phút. Lọc nước yến mạch đun sôi trong một miếng vải và cho vào trong bồn nước tắm. Bột yến mạch giúp giảm ngứa.
Neu toi vua moi khoi thi can tranh gi?
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
lam cach nao tang su mien dich co the.
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Minh dang bi thuy dau. Minh dung nuoc tam bang bai thuoc nhu sau: la che xanh, la trau, la oi, la gieng co duoc khong? Xin giup minh nhe
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Bệnh thủy đậu vẫn có thể tắm bình thường chú ý nước tắm không có nhiều hợp chất gây nhiễm trùng các vết phỏng. Bạn chú ý tắm nhẹ nhàng sau đó lau khô người bằng khăn sạch để các nốt không bị vỡ nhé. Không nên tắm lá đâu
vo toi bi benh thuy dau mun co mu vay co bi nang lam ko gio toi phai lam sao cac ban hay giup toi voi nhe!
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Mình mới bị thủy đậu do bị lây của 1 em nhỏ, ủ bệnh hơn chục hôm rồi mà mình k biết, hôm nay mới phát hiện ra, bây giờ nốt phỏng đang lan khắp người: đầu, cổ, mặt, tai, tay, lưng, bụng, cả ngực nữa, hic. Mới đầu mình có triệu chứng như bị cảm, người ớn lạnh, sốt, hoa mắt chóng mặt, đau giật các dây thần kinh ở đầu, cổ, bây giờ còn bị chạy hạch ở cổ nữa, đau nhức xương khớp. Mới đầu tưởng bị cảm nên mình k biết đi uống thuốc cảm, Ameflu,v v...vì khi ấy chưa phát hiện ra bệnh. Xin hỏi là bây giờ mình phải làm sao? mình rất sợ bị biến chứng viêm màng não,...mình đang lên kế hoạch sinh con nữa, bây giờ bị thế này k biết có ảnh hưởng gì không? Xin bác sĩ tư vấn giúp mình!
Khi bị thủy đậu, người bệnh sẽ thấy trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mặt rồi lan ra toàn thân. Các nốt ban này sẽ tiến triển thành các nốt phỏng (giống như bỏng) chứa dịch (lúc đầu trong, sau đục dần, có mủ). Sau đó các nốt phỏng này vỡ ra, đóng vảy rồi tự khỏi. Tuy nhiên, thủy đậu có thể gây nên các biến chứng từ nhẹ (nhiễm trùng nốt phỏng có thể để lại sẹo vĩnh viễn trên da), đến nặng (bội nhiễm vi khuẩn xâm nhập vào qua các nốt phỏng vào máu gây nhiễm trùng huyết). Ngoài ra có thể gặp một số biến chứng khác như: viêm màng não, viêm phổi... Vấn đề là không biết mức độ bệnh của vợ bạn như thế nào. Cần thiết bạn nên đi khám sớm để yên tâm.
Benh thuy dau co nen tam khong
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
ngứa vậy ko tắm rửa có đc ta?
Ko nen .minh tam bi bs la wa troi
benh thuy dau co nen tam khong
Cháu đang học lớp 12 bị thủy đậu 2hôm nay rồi. RấT ngứa và khó chịu. Do đang phải ôn thi TN nên cháu mong m.n chỉ cho cháu phương phat́p chữa trị nhanh nhấT
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Can uong thuoc gi khi bi thuy dauq
Cho hoi, khi nguoi bi benh nhiem HIV ,,bay gio đang bi thuy đau co gay nguy hiem gi khong ,,phai chưa tri như thê nào
bé của em được 4 tuổi , nếu tim ngừa bệnh thủy đậu bây giờ , thì sau bao lâu nữa mới tim ngừa lại. bệnh này tim ngừa một lần hay tim ngừa theo định kì ?
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
Mình biết thì bệnh thủy đậu chỉ mắc 1 lần trong đời sao đó
tôi năm nay 24 tuổi, chưa mắc bệnh thủy đậu bao giờ.hiện tôi đang chuẩn bị có em bé. xin cho hỏi có loại thuốc nào phòng ngừa thủy đậu trong thời gian mang thai không????mong được hướng dẫn chi tiết.xin cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Thủy đậu mắc 1 lần khó có nguy cơ mắc lại lần 2.Chị trị dứt điểm trước khi có em bé và kiêng cữ theo đúng lời đề nghị của bác sĩ nhé
thoi gian nao nguoi bi thuy dau khong con lay nguoi khac?
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Mình mới bị thủy đậu do bị lây của 1 em nhỏ, ủ bệnh hơn chục hôm rồi mà mình k biết, hôm nay mới phát hiện ra, bây giờ nốt phỏng đang lan khắp người: đầu, cổ, mặt, tai, tay, lưng, bụng, cả ngực nữa, hic. Mới đầu mình có triệu chứng như bị cảm, người ớn lạnh, sốt, hoa mắt chóng mặt, đau giật các dây thần kinh ở đầu, cổ, bây giờ còn bị chạy hạch ở cổ nữa, đau nhức xương khớp. Mới đầu tưởng bị cảm nên mình k biết đi uống thuốc cảm, Ameflu,v v...vì khi ấy chưa phát hiện ra bệnh. Xin hỏi là bây giờ mình phải làm sao? mình rất sợ bị biến chứng viêm màng não,...mình đang lên kế hoạch sinh con nữa, bây giờ bị thế này k biết có ảnh hưởng gì không? Xin bác sĩ tư vấn giúp mình!
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Trước hết, bạn hãy đi khám bệnh ngay. BS sẽ khám và căn cứ vào tình trạng bệnh, sẽ cho vào viện điều trị nội trú hoặc cấp đơn về điều trị tại nhà, có theo dõi, hẹn ngày tái khám. Chớ bao giờ tự ý dùng thuốc hoặc nghe lời mách bảo của một số người không hiểu biết về y khoa mà dùng thuốc sai lầm. Đã có không ít những trẻ bị thủy đậu bội nhiễm rất nặng, do đã đắp các loại lá, hoặc rắc các thuốc bột bán trôi nổi tại các góc chợ, vỉa hè. Lại có trẻ được gia đình cho uống thuốc "đề xa" (1 loại corticoid) thật là nguy hiểm, thuốc đó sẽ làm bệnh nặng lên rất nhanh! Nếu bạn được bác sĩ cho điều trị ngoại trú tại nhà, hãy cho nằm nghỉ trong 1 phòng thoáng mát, sạch sẽ, ăn các chất dễ tiêu. Có thể dùng một số thuốc chống ngứa và an thần (như Sirô phenergan), cố tránh gãi. Cắt ngắn móng tay. Mặc quần áo dài để che kín các nốt thủy đậu, tránh để ruồi muỗi đậu vào. Dùng thêm kháng sinh, nếu có chỉ định của BS. Chú ý không để mang thai trong thời gian bị bệnh nhé. Chúc bạn mau khỏe!
Tôi bi thủy đậu 6 ngày hiện trên mặt xuất có mấy nốt đã bưng mủ. Giờ tôi phải làm thế nào?
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Bệnh kéo dài từ 7 - 10 ngày. Nếu không có biến chứng, các mụn nước sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm trùng mụn nước có thể để lại sẹo. Bạn nên kiêng kỵ và giữ vệ sinh các nốt thủy đậu tốt nhé. Chúc bạn sức khỏe!
bị bệnh này có được nằm quạt máy k ạ? trời nóng thê này mà k dùng quạt đc thì mô hôi ra gây nhiễm trùng mất
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Được chứ bạn. Khi bị thủy đậu Kiêng chỗ đông người, Dùng riêng đồ dùng cá nhân, Kiêng gãi, làm vỡ nốt thủy đậu, Kiêng ăn thực phẩm tanh, và giữ vệ sinh thân thể thật tốt nhé! Chúc bạn sức khỏe!
bị thủy đậu có tắm đc không ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
tôi chua mắc bệnh thủy đậu nhưng đã uống thuốc trị bệnh thủy đậu xin hỏi vậy có sao ko
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
tình hình thủy đậu trên thế giới?
tình hình dịch bệnh thủy đậu trên thế giới và tại việt nam?
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
cho cháu hỏi người bị thủy đậu nên kiêng những gì
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Cho cháu hỏi bệnh thủy đậu đậu nên kiêng những gì
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý