Bệnh phong thấp và cách chữa trị
Người Việt mình cứ thấy đau nhức chân tay mình mẩy thì cho là bị mắc phong thấp, không “khoa học” tí nào cả. Thậm chí, các em bé bị chảy mồ hôi đầu nhiều cũng bị gán cho nhãn hiệu phong thấp. Người Mỹ thì cũng không hơn gì chúng ta. Họ cũng có những tin tưởng về y khoa đã in trí từ nghìn xưa, truyền từ đời ông bà đến đời cháu chắt mà không có một căn bản khoa học nào chứng minh cả.
Thực ra, có tới hơn 100 loại sưng khớp xương gây ra đau nhức và tàn tật cho hằng chục triệu người Mỹ (Mỹ đen, trắng lẫn Mỹ vàng là chúng ta đây). Trong những loại bệnh sưng khớp này thì bệnh phong thấp Rheumatoid Arthritis (gọi tắt là RA) là bệnh nặng nhất, gây ra đau nhức khớp xương rất nhiều và dần dần làm biến dạng các khớp xương này khiến bệnh nhân không sử dụng tay chân được đến nỗi những cử dộng thông thường nhất như mở nắp hộp hay đi đứng cũng rất khó khăn. Có tới hơn hai triệu người Mỹ đang bị phong thấp RA. Bệnh này xẩy ra ở đàn bà nhiều hơn đàn ông và thường bắt đầu vào khoảng tuổi từ 20 tới 50 nhưng cũng có thể xẩy ra ở trẻ nhỏ và người lớn hơn 50.
Triệu chứng
Những triệu chứng này có thể xẩy ra rồi biến mất và trở lại với thời gian.
1. Đau nhức và sưng các khớp , nhất là những khớp xương nhỏ của bàn tay và bàn chân.
2. Đau nhức hoặc cứng toàn thể các khớp xương và bắp thịt, nhất là sau khi ngủ dậy hay sau một thời gian nghỉ ngơi.
3. Các khớp không cử động được
4. Bắp thịt nơi chỗ khớp đau bị yếu đi
5. Mệt mỏi, nhất là khi bệnh trở nặng
6. Sốt nhẹ
7. Theo với thời gian, các khớp xương bị biến dạng.
8. Không cảm thấy khỏe
Bệnh phong thấp RA thường xẩy ra ở nhiều khớp xương cùng lúc. Khi mới bị bệnh, các khớp xương ở cổ tay, bàn tay, bàn chân và đầu gối thường bị hơn cả. Theo với thời gian, các khớp vai, khuỷu tay, háng, cằm và cổ có thể bị ảnh hưởng. Cả hai bên cơ thể thường bị cùng lúc.
Nơi những điểm dễ va chạm nhất (pressure points) của khớp xương ở khuỷu tay, bàn tay và bàn chân hay dây gân gót chân Achille có thể nổi lên những cục u nhỏ gọi là cục phong thấp. Các cục u này cũng có thể mọc ở các khớp xương khác, ngay cả trong phổi nữa. Những cục u này có thể nhỏ bằng hạt đậu nhưng cũng có thể lớn bằng quả ổi nhỏ nhưng không gây đau đớn gì cả.
Bệnh phong thấp RA đặc biệt có thể gây viêm các tuyến nước mắt, tuyến nước bọt, màng tim và phổi, phổi và ngay cả các mạch máu. Đây là một bệnh kinh niên, có lúc thuyên giảm có lúc nặng lên. Không có cách chữa cho hết hẳn bệnh này nhưng nếu biết cách dùng thuốc và những phương tiện bảo vệ các khớp, bệnh nhân vẫn có thể sống cuộc đời hạnh phúc và lâu dài.
Nguyên nhân
Bệnh phong thấp RA gây ra do màng lót các khớp xương bị sưng lên khiến tiết ra một chất đạm làm màng này ngày càng dầy lên. Chất đạm này cũng phá hoại lớp sụn, xương, gân và dây chằng nơi khớp. Dần dần, khớp xương bị dị dạng, méo mó và có thể bị phá hủy.
Tại sao các màng lót bị sưng lên? Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nhiễm trùng là nguyên nhân và một số người có những gien di truyền khiến họ dễ bị nhiễm trùng. Một số các nhà nghiên cứu khác cho rằng kích thích tố có thể đóng một vai trò trong việc gây ra bệnh phong thấp RA.
Những yếu tố khác có thể làm một người dễ mắc bệnh RA là: tuổi già, phái nữ, hút thuốc lá.
Biến chứng
Bệnh phong thấp RA gây ra cứng, đau khớp xương và mệt mỏi. Dần dần, bệnh nhân khó có thể làm những việc dù thông thường nhất như cầm cây bút, vặn nắm cửa...Bệnh nhân có thể bị trầm cảm do việc này. Bệnh nhân RA cũng dễ mắc bệnh sưng khớp và xương (osteoarthritis, một dạng bệnh phong thấp khác), và bệnh tim...
Cách chữa
Thuốc:
Làm bớt đau và ngăn sự tiến triển của bệnh. Gồm có: thuốc chống viêm NSAIDs, COX 2 inhibitors, Steroids, DMARDs, IL 1 Ra, thuốc chống miễn nhiễm, TNF blockers, thuốc chống trầm cảm...
Giải phẫu:
Lọc máu: lấy bớt những kháng thể làm viêm và đau khớp.
Giải phẫu thay khớp : khi khớp xương đã bị phá hủy quá nhiều, giải phẫu thay khớp có thể tái tạo chức năng của khớp và làm giảm đau.
Cách tự săn sóc
Ngoài những cách chữa bệnh do bác sĩ thực hiện kể trên, bệnh nhân cũng cần biết cách tự săn sóc bệnh của mình khiến giúp cho cuộc sống bớt khó khăn cũng như ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
1. Tập thể dục thường xuyên: bệnh nhân cần hỏi bác sĩ hay nhân viên thể lý trị liệu về những thể dục nào thích hợp và cần thiết.
2. Giữ không lên cân nhiều: số cân dư sẽ làm cho các khớp xương phải chịu sức ép nhiều hơn và dễ bị phá hoại hơn.
3. Ăn uống đúng cách: ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt
4. Tắm nước nóng hay dùng bình nước nóng đặt lên các khớp để giảm đau, thư giãn các bắp thịt và tăng máu đến khớp.
5. Dùng sức lạnh khi bệnh tăng lên: lạnh làm cho giảm đau, làm tê và giảm co thắt bắp thịt. Nếu bệnh nhân đang bị tê và máu lưu thông không tốt, không nên dùng sức lạnh.
Tập những phương pháp thư giãn: thôi miên, thở sâu, thư giãn bắp thịt.
6. Uống thuốc đầy đủ theo lời dặn của bác sĩ.
7. Giữ thái độ lạc quan: cùng với bác sĩ, sắp đặt trước những gì cần làm để chống lại cơn bệnh. Việc này sẽ làm cho bạn lạc quan vì mình chủ động trong việc đối phó với căn bệnh.
8. Dùng những dụng cụ giúp mình vận động: thí dụ như những đồ ràng đầu gối, gậy chống, ràng bàn tay...Nói chuyện với bác sĩ về những dụng cụ này.
9. Không làm quá sức mình: nghỉ ngơi khi cần
Bài thuốc dân gian chữa phong thấp
Khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa mưa bão, những ai mắc bệnh phong thấp sẽ rất khó chịu vì đau nhức gân, xương; mình mẩy, chân tay rời rã, tê bại, dẫn đến ăn ngủ kém sinh suy nhược. Việc chữa trị căn bệnh này rất nan giải. Y học hiện đại cho rằng nguyên nhân sinh bệnh là do các ổ vi khuẩn loại liên cầu hoại huyết nhóm A cư trú ở tai, mũi, họng gây nên dị ứng nội sinh. Còn y học cổ truyền cho đây là chứng phong thấp nên nguyên tắc chữa trị cần phải khu phong hòa huyết, thông huyết - tán hàn, trừ thấp, giảm đau, thanh nhiệt, tiêu viêm, an thần, đồng thời bổ can, thận, bồi dưỡng khí lực để tăng cường sức chống đỡ bệnh tật cho cơ thể.
Bài thuốc dân gian chữa phong thấp
Dựa vào cơ sở lý luận trên, bài thuốc dân gian sau đây đã đạt được yêu cầu ấy - bao gồm các vị:
Sinh địa 20g, hà thủ ô 20g, cỏ xước 12g, cốt toái bổ 12g, vòi voi 10g, cốt khí 10g, phòng đẳng sâm 20g, huyết đằng 12g, hy thiêm 12g, bồ công anh 12g, thiên niên kiện 10g, dây đau xương 10g.
Công năng của từng vị có trong bài thuốc
Vị sinh địa: (Rhizoma Rehmanniae) là thân rễ phơi khô của cây địa hoàng (Rehmannia glutinosa Libosch "gaertn"), họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae), có tác dụng bổ huyết, hòa huyết và thông huyết - dùng chống thiếu máu, suy nhược, ngoài ra còn giúp lợi tiểu, mạnh tim.
Cây cỏ xước: (Achyranthes bidentata Blume), họ dền (Amaranthaceae). Ðược dùng làm thuốc trị viêm khớp, lưng, gối, xương đau nhức, làm tan tụ máu; bổ can, thận.
Huyết đằng: (Caulis sargentodoxae), bộ phận dùng là thân cây huyết đằng phơi khô (sargentodoxae cuneata "Oliv" Rehd. et Wils), họ đại huyết đằng (Sargentodoxaceae). Vị đắng, tính bình. Có tác dụng trừ phong, thống kinh lạc, lợi niệu, sát khuẩn; Bổ huyết, hành huyết, khỏe gân cốt - chủ trị tê thấp, đau lưng, mình mẩy nhức mỏi.
Vòi voi (Heliotropium indicum Lin), họ tử thảo (Bonaginaceae), dùng chữa tê thấp, thông kinh lạc, hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, viêm tấy và làm tan tụ huyết.
Hà thủ ô (Radix Polygoni multiflori), bộ phận dùng làm thuốc gồm rễ, củ phơi khô của cây hà thủ ô (Polygonum multiflorum Thumb) thuộc họ rau răm (Polygonaceae). Tác dụng bổ huyết, trị thần kinh suy nhược, làm khỏe gân cốt.
Bồ công anh (Lactuca Indica Lin), họ cúc (Compositae). Có tính chất sát khuẩn, tiêu viêm, hạ sốt, an thần và bồi bổ.
Hy thiêm (Sieges beckia orientalis L.), họ cúc (Compositae). Thường dùng làm thuốc chữa trị đau nhức xương, trừ phong thấp, gân cốt nhức lạnh, bán thân bất toại, lưng gối tê dại.
Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae fortunei), bộ phận dùng làm thuốc gồm thân rễ cây cốt toái bổ (Drynaria fortuei J-sm), họ dương xỉ (Polypodiaceae), tính khô, ôn bình, tác dụng chữa đau xương, tán tụ máu, sát khuẩn, giảm đau. Là vị thuốc hòa hoãn và bổ thận, bồi dưỡng sinh khí.
Cốt khí (Radix Polygoni Cuspidati). Bộ phận dùng là rễ phơi khô của cây cốt khí (Polygonumreynontria Makino). Thuộc họ rau răm (Polygonaceae). Tác dụng chữa tê thấp, giảm đau do té ngã, bị thương và lợi tiểu.
Dây đau xương (Tinospora Sinensis Men) họ phòng kỷ (Menispermaceae). Có tác dụng chữa bệnh tê thấp, đau xương, đau người - là vị thuốc bổ.
Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae), bộ phận dùng làm thuốc gồm thân, rễ phơi khô của cây thiên niên kiện (Homalomenae aff sagittaefolia Jungh), họ ráy (Araceae). Dùng chữa tê thấp, bổ gân cốt, giảm đau nhức - Thường dùng cho người cao tuổi hay đau xương khớp, mình mẩy. Thiên niên kiện còn là vị thuốc bổ giúp kích thích tiêu hóa.
Ðảng sâm (Radix codonopsis), vị thuốc là rễ phơi khô của nhiều loại codonopsis. Họ hoa chuông (Campanulaccae). Người ta coi đảng sâm có thể thay thế nhân sâm - Là thuốc bồi bổ cơ thể, tăng lực, chống thiếu máu, tiêu đàm; bổ tì, vị, lợi niệu.
Như vậy sự kết hợp của mười hai vị thuốc trên thật hoàn hảo, đạt được lý luận của nguyên tắc chữa trị bệnh phong thấp, luôn hỗ trợ và tăng cường tác dụng trị liệu với nhau.
Liều dùng
Phương thuốc trên tùy theo hoàn cảnh, điều kiện của từng bệnh nhân mà áp dụng. Thang này có thể dùng dưới hai hình thức như ngâm rượu hoặc sắc uống.
* Nếu ngâm rượu: cứ 1 thang thuốc trên cần ngâm với 1 lít nước, tức 1.000ml rượu trắng 400, để trong 3 ngày lại thêm 500g (nửa cân) đường hòa tan vào 500ml nước đun sôi để nguội, đổ chung vào với rượu đã ngâm thang thuốc trên. Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần từ 10-20ml trước lúc đi ngủ, uống liên tục trong 1-2 tháng.
* Dùng thuốc sắc: Mỗi thang trên cho vào 500ml nước đun nhỏ lửa, đậy kín ấm đến khi cạn còn khoảng 150-200ml thì ngừng sắc. Gạn nước thuốc ra chia đôi, uống mỗi lần 1/2 số nước đó, uống nóng. Dùng liên tục từ 20-25 ngày.
Bài thuốc dân gian chữa phong thấp
Dựa vào cơ sở lý luận trên, bài thuốc dân gian sau đây đã đạt được yêu cầu ấy – bao gồm các vị:
Sinh địa 20g, hà thủ ô 20g, cỏ xước 12g, cốt toái bổ 12g, vòi voi 10g, cốt khí 10g, phòng đẳng sâm 20g, huyết đằng 12g, hy thiêm 12g, bồ công anh 12g, thiên niên kiện 10g, dây đau xương 10g.
Công năng của từng vị có trong bài thuốc
Vị sinh địa: (Rhizoma Rehmanniae) là thân rễ phơi khô của cây địa hoàng (Rehmannia glutinosa Libosch “gaertn”), họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae), có tác dụng bổ huyết, hòa huyết và thông huyết – dùng chống thiếu máu, suy nhược, ngoài ra còn giúp lợi tiểu, mạnh tim.
Cây cỏ xước
Cây cỏ xước: (Achyranthes bidentata Blume), họ dền (Amaranthaceae). Ðược dùng làm thuốc trị viêm khớp, lưng, gối, xương đau nhức, làm tan tụ máu; bổ can, thận.
Huyết đằng: (Caulis sargentodoxae), bộ phận dùng là thân cây huyết đằng phơi khô (sargentodoxae cuneata “Oliv” Rehd. et Wils), họ đại huyết đằng (Sargentodoxaceae). Vị đắng, tính bình. Có tác dụng trừ phong, thống kinh lạc, lợi niệu, sát khuẩn; Bổ huyết, hành huyết, khỏe gân cốt – chủ trị tê thấp, đau lưng, mình mẩy nhức mỏi.
Vòi voi (Heliotropium indicum Lin), họ tử thảo (Bonaginaceae), dùng chữa tê thấp, thông kinh lạc, hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, viêm tấy và làm tan tụ huyết.
Hà thủ ô (Radix Polygoni multiflori), bộ phận dùng làm thuốc gồm rễ, củ phơi khô của cây hà thủ ô (Polygonum multiflorum Thumb) thuộc họ rau răm (Polygonaceae). Tác dụng bổ huyết, trị thần kinh suy nhược, làm khỏe gân cốt.
Bồ công anh (Lactuca Indica Lin), họ cúc (Compositae). Có tính chất sát khuẩn, tiêu viêm, hạ sốt, an thần và bồi bổ.
Hy thiêm (Sieges beckia orientalis L.), họ cúc (Compositae). Thường dùng làm thuốc chữa trị đau nhức xương, trừ phong thấp, gân cốt nhức lạnh, bán thân bất toại, lưng gối tê dại.
Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae fortunei), bộ phận dùng làm thuốc gồm thân rễ cây cốt toái bổ (Drynaria fortuei J-sm), họ dương xỉ (Polypodiaceae), tính khô, ôn bình, tác dụng chữa đau xương, tán tụ máu, sát khuẩn, giảm đau. Là vị thuốc hòa hoãn và bổ thận, bồi dưỡng sinh khí.
Cốt khí (Radix Polygoni Cuspidati). Bộ phận dùng là rễ phơi khô của cây cốt khí (Polygonumreynontria Makino). Thuộc họ rau răm (Polygonaceae). Tác dụng chữa tê thấp, giảm đau do té ngã, bị thương và lợi tiểu.
Dây đau xương (Tinospora Sinensis Men) họ phòng kỷ (Menispermaceae). Có tác dụng chữa bệnh tê thấp, đau xương, đau người – là vị thuốc bổ.
Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae), bộ phận dùng làm thuốc gồm thân, rễ phơi khô của cây thiên niên kiện (Homalomenae aff sagittaefolia Jungh), họ ráy (Araceae). Dùng chữa tê thấp, bổ gân cốt, giảm đau nhức – Thường dùng cho người cao tuổi hay đau xương khớp, mình mẩy. Thiên niên kiện còn là vị thuốc bổ giúp kích thích tiêu hóa.
Ðảng sâm (Radix codonopsis), vị thuốc là rễ phơi khô của nhiều loại codonopsis. Họ hoa chuông (Campanulaccae). Người ta coi đảng sâm có thể thay thế nhân sâm – Là thuốc bồi bổ cơ thể, tăng lực, chống thiếu máu, tiêu đàm; bổ tì, vị, lợi niệu.
Như vậy sự kết hợp của mười hai vị thuốc trên thật hoàn hảo, đạt được lý luận của nguyên tắc chữa trị bệnh phong thấp, luôn hỗ trợ và tăng cường tác dụng trị liệu với nhau.
Liều dùng
Phương thuốc trên tùy theo hoàn cảnh, điều kiện của từng bệnh nhân mà áp dụng. Thang này có thể dùng dưới hai hình thức như ngâm rượu hoặc sắc uống.
* Nếu ngâm rượu: cứ 1 thang thuốc trên cần ngâm với 1 lít nước, tức 1.000ml rượu trắng 400, để trong 3 ngày lại thêm 500g (nửa cân) đường hòa tan vào 500ml nước đun sôi để nguội, đổ chung vào với rượu đã ngâm thang thuốc trên. Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần từ 10-20ml trước lúc đi ngủ, uống liên tục trong 1-2 tháng.
* Dùng thuốc sắc: Mỗi thang trên cho vào 500ml nước đun nhỏ lửa, đậy kín ấm đến khi cạn còn khoảng 150-200ml thì ngừng sắc. Gạn nước thuốc ra chia đôi, uống mỗi lần 1/2 số nước đó, uống nóng. Dùng liên tục từ 20-25 ngày.
(ST)