Bệnh viêm phổi ở người già

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bệnh viêm phổi ở người già

18/04/2015 03:11 PM
1,836
Nguyên nhân của bệnh viêm phổi là gì? Cách phòng tránh bệnh viêm phổi ra sao?


Cách phòng bệnh phổi ở người cao tuổi

Người cao tuổi không nên làm việc quá sức. Cần chú ý phòng chống lạnh tốt, không nên chủ quan để cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột.

Các thống kê lâm sàng cho hay bệnh phổi rất thường gặp ở những người cao tuổi, và cũng dễ nặng lên hơn so với người trẻ. Có khi chỉ viêm long mũi họng nhẹ nhưng dễ nặng lên thành viêm phế quản. Mà viêm phế quản ở người cao tuổi thường kéo dài hơn, dễ tái phát hơn, dễ tiến triển thành mạn tính, kể cả giãn phế quản...

Phổi lão hóa quy luật tất yếu

Nhờ có sự chênh lệch áp suất sự trao đổi khí ở phế nang xảy ra thường xuyên liên tục. Chênh lệch áp suất giữa phế nang và môi trường không khí bên ngoài cơ thể thường xuyên được tạo ra là do hoạt động của các cơ hô hấp. Nhưng khi cơ thể về già phổi lão hóa thì sự trao đổi khí có những trục trặc.

Biến đổi của phổi theo tuổi tác rất rõ, nói một cách khác khi tuổi càng cao, phổi càng có sự lão hóa rõ rệt: phổi bị giảm cả về khối lượng và thể tích, lại ít di động. Vách phế nang - mao mạch thường bị teo, mô tạo keo dần dần thay thế cho những mao mạch đã bị thưa đi, độ đàn hồi thành phế nang giảm, khiến cho khí qua lại không được dễ dàng, hậu quả là dung tích sống của phổi bị giảm nhiều.
Với người Việt Nam, theo một số tính toán thì dung tích sống của nam giới lúc 25 tuổi là 3,82 lít; lúc 60-64 tuổi chỉ còn 2,75 lít. Đó là do giảm khả năng di động của lồng ngực và lực cơ hô hấp, cũng như khả năng lưu thông khí của phế quản và độ đàn hồi của phổi. Hậu quả tất yếu của những biến đổi này gây nên giảm thông khí tối đa và dự trữ không khí phổi. Sự suy giảm không khí phổi dễ đưa đến tích tụ nhiều bụi ở phổi, các lông chuyển trên bề mặt các tế bào biểu mô phế quản suy yếu không đủ khả năng đưa bụi và dị vật ra khỏi đường hô hấp, tăng nguy cơ bị các bệnh viêm nhiễm phế quản và phổi.
Một số người cao tuổi có thể trước đây nghỉ ngơi yên tĩnh, không khí trong lành, giữ gìn sức khỏe tốt thì không có biểu hiện gì. Nhưng qua một đợt nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn phổi là bệnh vượng ngay - suy hô hấp sẽ bộc lộ rõ - khó thở, thở nhanh và nông, mạch nhanh... Thở nhanh, mạch nhanh là một cơ chế tự nhiên của cơ thể nhằm bù đắp sự thiếu hụt ôxy, nhưng vì phổi đã lão hóa nên việc đó lại trở thành phản tác dụng. Thở nhanh nhưng là thở nông nên sự thông khí chỉ đạt tới vùng phế quản, không giúp được gì cho việc trao đổi khí ở phế nang, có rất ít thời gian để hồng huyết cầu tiếp xúc với không khí, độ bão hòa ôxy máu động mạch bị giảm sút nghiêm trọng do đó càng làm tăng sự thiếu ôxy máu ở các mô, càng cảm thấy thiếu thở.

Cần lưu ý bệnh viêm phổi

Ở miền Bắc nước ta, mùa đông và đông - xuân có nhiều đợt gió mùa đông bắc tràn về, thời tiết rất giá lạnh. Trong các bệnh nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi trong mùa lạnh cần đặc biệt chú ý đến bệnh viêm phổi.
Bệnh thường có xu hướng nặng hơn ở người trên 65 tuổi bởi sức chống đỡ của cơ thể kém, phổi lão hóa rõ, đa số là gầy yếu, ăn ít, ngủ ít. Hoặc nặng hơn, ở những người mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, các tình trạng bệnh lý phải nằm lâu, hoặc những người có cấu trúc phổi – phế quản tổn thương như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản, xơ phổi... 

Thủ phạm gây viêm phổi ở người cao tuổi vẫn là những vi khuẩn, virus sẵn có ở mũi họng, lợi dụng lúc cơ thể bị suy yếu vì nhiễm lạnh, sức chống đỡ kém, chúng vào đường hô hấp và gây bệnh.
Đặc biệt ở thời kỳ đầu bệnh viêm phổi người cao tuổi, tiến triển thường âm thầm lặng lẽ, triệu chứng của bệnh rất nghèo nàn dễ bị bỏ qua ở giai đoạn sớm, đến khi bệnh đã rõ nghĩ đến viêm phổi thì đã nặng. Nếu không được điều trị tích cực sẽ nảy sinh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Bởi vậy, cần chú ý phát hiện sớm và chữa sớm ngay khi bệnh mới có những biểu hiện nhẹ như sốt nhẹ, gai gai rét, mệt, khạc đờm, ho húng hắng, thiếu thở... phải tới bệnh viện khám ngay để xác định bệnh và điều trị kịp thời, tránh không để bệnh tiến triển nặng.

Phòng bệnh thế nào?

Người cao tuổi không nên làm việc quá sức. Cần chú ý phòng chống lạnh tốt, không nên chủ quan để cơ thể bị nhiễm lạnh, nhất là nhiễm lạnh đột ngột. Không bất chợt ra nơi lộng gió nhất là khi cơ thể đang ra nhiều mồ hôi. Cẩn thận khi phải ra vào những nơi có máy điều hoà nhiệt độ, để không bị nóng lạnh xáo trộn xảy ra quá nhanh, cơ thể không thích nghi kịp. Những hôm lạnh ẩm gió nhiều nên hạn chế tối đa việc đi ra ngoài.

Cần sống trong bầu không khí trong lành ít khói, bụi... Không hút thuốc lào, thuốc lá, nếu nghiện thuốc thì phải tích cực cai nghiện cho bằng được. Bởi khói thuốc có thể làm tê liệt các lông chuyển trên bề mặt các tế bào biểu mô phế quản, chuyển động rối loạn không đẩy bụi và chất nhầy lên được. Sức đề kháng của niêm mạc đường hô hấp cũng bị giảm sút nghiêm trọng, các tế bào bạch cầu, đại thực bào hoạt động kém hiệu quả, làm cho phế quản dễ bị nhiễm khuẩn.

Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng. Thường xuyên đánh răng sau khi ăn và trước khi ngủ để tránh nhiễm trùng răng miệng. Nếu có các ổ nhiễm khuẩn ở răng miệng, tai mũi họng, cần tích cực điều trị để tránh vi khuẩn lan xuống đường hô hấp dưới.

Cần chủ động nâng cao sức đề kháng: Tăng cường khẩu phần với chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng, cân đối về thể chất để có sức chống lạnh. Cần tập thể dục đều đặn. Đặc biệt là cần tập thở đều, thở sâu thành thói quen, tốt nhất là theo phương pháp thở bụng. Cách thở đó là: không nhúc nhích hai vai, thở nhẹ nhàng không phì phò, chậm rãi. Thót bụng thở ra hết sức, khi bụng thót hết, ngừng thở, cho bụng phình lên một cách tự nhiên nhẹ nhàng để thở vào. Khi bụng phình lên hết, ngừng một tý, rồi lại thở ra. Làm 4-5 phút rồi nghỉ. Ngày tập 5-7 lần hoặc nhiều hơn càng tốt, có thể ngồi hoặc nằm đều tập được. Tập thở được thường xuyên sẽ có tác dụng rất tốt phục hồi chức năng hô hấp.

Nếu bị ho nhiều thì có thể dùng thuốc giảm ho, nhưng không lạm dụng các thuốc có chứa opium, các thuốc an thần ức chế trung tâm hô hấp, gây suy hô hấp. Nếu có điều kiện nên tiêm phòng vaccin chống phế cầu, vaccin phòng chống cúm, một số thuốc tăng cường miễn dịch nhằm tăng sức đề kháng của niêm mạc đường hô hấp.


Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguyên nhân và phòng tránh

Thế nào là bệnh viêm phổi?

Bệnh viêm phổi (Pneumonia) hay còn có tên gọi khác là bệnh viêm phổi mang tính tiếp xúc cộng đồng mắc phải(Community-Acquired Pneumonia); bệnh viêm phổi khu trú hay viêm phế quản-phổi (Broncho Pneumonia), đây là căn bệnh viêm nhiễm gây nên bởi các loại sinh vật gây bệnh, như vi khuẩn, virút, nấm và là căn bệnh có tỉ lệ người mắc rất cao, từ nhẹ đến nặng và có thể gây tử vong. Mức độ nặng nhẹ còn phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh, độ tuổi cũng như tình trạng sức khoẻ của mỗi người.

Viêm phổi do vi-rút là dạng bệnh nan y nhất thường gặp ở người cao tuổi và trẻ em, thủ phạm chính là do virút Streptococcus pneumoniae hay còn gọi là vi-rút Pneumococcus. Các loại vi-rút gây bệnh về đường hô hấp là nguyên nhân gây bệnh viêm phổi nhiều nhất ở nhóm trẻ từ 2 đến3 tuổi, đến tuổi đi học trẻ thường bị viêm phổi do vi-rút Mycoplasma pneumoniae gây ra. Trong một số trường hợp, nhất là người già, bệnh viêm phổi thường diễn ra sau khi mắc phải bệnh cúm, cảm lạnh, hoặc bị lây bệnh ngay trong bệnh viện, lí do hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, hoặc cũng có trường hợp viêm nhiễm do khuẩn nhờn thuốc.

Dấu hiệu và triệu chứng lâm bệnh viêm phổi

- Ho kèm theo đờm xanh hoặc đôi khi có máu;

- Sốt run rẩy;

- Đau tức ngực nhất là khi thở sâu hay ho;

- Thở gấp,thở nhanh và khó thở;

- Ngoài ra còn xuất hiện một số triệu chứng như đau đầu, ra nhiều mồ hôi, da tái nhợt, ăn không ngon miệng, mệt mỏi và nếu là người già thường xuất hiện tình trạng lộn xộn, đờ đẫn.

Cách chẩn đoán và điều trị

Những người mắc bệnh viêm phổi thường khó thở hoặc thở nhanh kèm theo tiếng kêu khè khè. Một số phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh như chụp X quang ngực, thử đờm để phát hiện ra sinh vật gây bệnh, sử dụng kĩ thuật thử test CBC để kiểm tra số lượng tế bào máu trắng, nếu cao là bị bệnh do vi khuẩn.Thử máu để kiểm tra hàm lượng ô-xy, thử test bằng kĩ thuật thoracic CT, sử dụng kĩ thuật quét Scan v.v...

Nếu viêm phổi do khuẩn gây ra thì có thể dùng kháng sinh, còn do vi-rút thì thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng,cũng có trường hợp rất khó phát hiện giữa vi-rút và vi khuẩn, trong trường hợp này người ta thường kê đơn kháng sinh. Trường hợp mắc bệnh mạn tính,có các triệu chứng nguy hiểm hoặc có hàm lượng ô-xy trong máu thấp thì nên vào viện điều trị dùng kháng sinh liều cao hoặc áp dụng liệu pháp ô-xy. Trong trường hợp điều trị ở nhà nên tăng cường uống nước để giúp cho việc thở dễ dàng, nghỉ ngơi và làm những việc nhẹ,sử dụng aspirin hoặc acetaminophen để giảm sốt,tuyệt đối không được dùng aspirin cho trẻ nhỏ. Kể cả người lớn lẫn trẻ em đều có thể đưa vào viện để điều trị,nhưng chỉ nên nhập viện trong các trường hợp sau :

- Có các dấu hiệu xấu về đường hô hấp;

- Thở dốc, khó thở, lạnh run, sốt liên tục;

- Thở nhanh và đau ngực;

- Ho nhiều kèm theo đờm xanh đen và có máu;

- Đau ngực nhất là khi ho;

- Ra nhiều mồ hôi vào ban đêm và sút cân không rõ lí do;

- Sức khoẻ hệ miễm dịch suy yếu như người mắc bệnh HIV, sử dụng Steroid dài kì và những người đang trong giai đoạn sử dụng liệu pháp hoá trị liệu.

Cách phòng ngừa

- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng nhất là khi xì mũi, sau khi đi vệ sinh tiểu đại tiện, trước khi chuẩn bị ăn uống hay chuẩn bị thức ăn.

- Không nên hút thuốc lá vì có thể gây phá huỷ phổi, giảm các chức năng hô hấp vốn có của phổi và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và nhiều chứng bệnh nan y khác.

- Khi làm vệ sinh nhà cửa hoặc những vùng bụi bẩn nên đeo khẩu trang.

Ngoài ra, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm phổi nhất là ở trẻ em và người già, người mắc bệnh tiểu đường, hen xuyễn, bệnh tràn dịch phổi, bệnh HIV, ung thư và các loại bệnh mạn tính khác nên tiêm phòng vac-xin như vac-xin viêm phổi Pneumovax và Prevnar, hai loại này có tác dụng phòng chống vi-rút Streptococcus pneumoniae rất tốt.

- Vac-xin cúm có tác dụng phòng ngừa bệnh viêm phổi và các chứng viêm nhiễm gây nên bởi vi-rút cúm influenza. Vac-xin này được tiêm hàng năm vì vi-rút liên tục phát triển.

-Vac-xin Hib có tác dụng phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em,đặc biệt là vi-rút Haemophilus influenzae tuýp b.

Trường hợp đang điều trị tại bệnh viện nên tập cách thở sâu, giúp cho phổi làm việc tốt và nhanh phục hồi nhất là sau khi phẫu thuật. Ngoài ra cũng có thể sử dụng máy thở để hỗ trợ thở sâu. Những người mắc bệnh ung thư, HIV nên tư vấn bác sĩ về cách phòng bệnh viêm phổi cho phù hợp với hoàn cảnh của bản thân.

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Phac do dieu tri viem phoi o nguoi gia
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
xin hoi bs ve benh viem phoi do nhieu hut thuoc la, trieu chung va di chung cua benh cung nhu cach cham soc
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
nguoi gia bi viem phoi can an kieng thuc an gi.phác đò điều trị nhu the nao
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Đối với người cao tuổi mắc viêm phổi, việc điều trị dùng thuốc rất khó khăn, vì: phải theo dõi và điều trị kháng sinh cho phù hợp bởi rất có thể gặp nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Những trường hợp không nặng, có thể dùng các nhóm kháng sinh như: macrolid (azithromyxin, clarythromycin…) hoặc nhóm cephalosporin. Những trường hợp nặng hơn, người bệnh cần phải được dùng các loại kháng sinh có hiệu lực mạnh, phổ rộng như: rocephin, vancomyxin, amikacin… Việc điều trị hỗ trợ không kém phần quan trọng để nhanh chóng đưa người bệnh ra khỏi tình trạng nguy hiểm bằng cho thở ôxy và các liệu pháp chống suy hô hấp, bồi phụ nước điện giải, xem xét và xử lý bệnh tim mạch kèm theo.
Mẹ tôi 89 tuổi. Bà bị gãy cổ xương đùi. Do cụ phải nằm lâu nên bị viêm phổi. Bác sỹ đã khám và cho uống kháng sinh 10 ngày. Cụ đã hết sốt được 5 ngày, nhưng nay lại bị sốt lại. Xin hỏi bác sỹ cho uống tiếp kháng sinh đó được không và người chăm sóc cụ hàng ngày có thể lây viêm phổi không va cách phòng tránh như thế nào? Tôi xin cảm ơn bác sỹ!
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Người bị viêm phổi có thể phát tán căn nguyên gây viêm phổi (vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng) thông qua những hạt nước nhỏ li ti bắn ra khi nói chuyện hoặc ho. Tóm lại, viêm phổi là bệnh nhiễm trùng, người bị viêm phổi có thể lây bệnh cho những người xung quanh, do vậy bạn lưu ý khi tiếp xúc với những người này.Về thuốc bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi thuốc nhé!
tại sao viêm phổi thuỳ biều hiện không rầm rộ ở người già?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý