Động kinh ở người lớn tuổi và những điệu cần biết
Động kinh ảnh hưởng khoảng 1% dân số những người lớn tuổi. Như thế, số người bệnh sẽ ngày càng tăng khi tuổi thọ con người tăng cao và dân số ngày một già đi
Nhiều người lớn tuổi bị động kinh (ĐK) cũng có những bệnh lý khác đi kèm như bệnh thoái hóa về thần kinh, bệnh mạch máu não hay ung thư. Các thuốc chống ĐK ảnh hưởng đến chức năng nhận thức cũng như gây ra các biến chứng thường gặp ở người lớn tuổi. Các cơn ĐK gây ra chấn thương cơ thể, làm mất sự tự tin và làm giảm sự độc lập của bệnh nhân, do vậy người lớn tuổi thường phải được nhập viện hay săn sóc ở những trung tâm đặc biệt. Tỉ lệ tử vong ở người lớn tuổi bị ĐK cũng cao. Để điều trị tối ưu ĐK ở người lớn tuổi, cần phải xác định nguyên nhân, chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả và điều trị nâng đỡ.
Bệnh mạch máu não, nguyên nhân hàng đầu
Đa số cơn ĐK mới xảy ra ở người lớn tuổi là cơn ĐK cục bộ, có thể có hay không có toàn thể hóa thứ phát. Khoảng 10%-13% bệnh nhân khởi bệnh bằng chứng ĐK co cứng-co giật toàn thể. Cơn ĐK ở người lớn tuổi thường là cơn triệu chứng cấp xảy ra trong một tuần sau một nguyên nhân cấp hay các triệu chứng xa, mặc dù một số trường hợp có thể có những nguyên nhân gây ra 2 trường hợp trên. Bệnh mạch máu não chiếm khoảng 44% các trường hợp và là nguyên nhân hàng đầu gây ĐK ở người lớn tuổi. Những nguyên nhân tiếp theo là sa sút trí tuệ (9%-17%), u não (8%-45%), chấn thương đầu (2%-21%) và rượu hay thuốc lá (10%).
Chẩn đoán
Chẩn đoán ĐK có thể gặp khó khăn, vì thế một số bệnh nhân bị ĐK nhiều năm mà không được chẩn đoán chính xác.
Điều trị
Thuốc chống ĐK vẫn là phương thức điều trị chính. Trên 70% người lớn tuổi không còn cơn ĐK khi được dùng thuốc chống ĐK.
Đặc điểm dược lý học của thuốc chống ĐK ở người lớn tuổi khác biệt hẳn so với thuốc chống ĐK ở người trẻ tuổi; trong khi đó bệnh nhân lớn tuổi thường uống nhiều thứ thuốc khác, vì thế tương tác thuốc dễ xảy ra. Thuốc chống ĐK lý tưởng ở người lớn tuổi là thuốc được hấp thu đầy đủ và sự đào thải không bị ảnh hưởng bởi suy thận. Thuốc cũng không gây ra ức chế men gan, tương tác với các thuốc khác, dẫn đến tác dụng phụ về thần kinh và các tác dụng phụ khác như loãng xương. Hình thức của viên thuốc nên dễ nhìn, dễ nhận biết và dễ nuốt. Carbamazepine (Tegretol) và phenytoin (Dihydan) khó dùng ở người lớn tuổi do tương tác với thuốc khác. Phenytoin thường được dùng chỉ một lần trong ngày nhưng khi dùng ở liều cao sẽ gây độc thần kinh. Sodium valproate (Depakine) là thuốc có phổ tác dụng rộng đối với các loại cơn ĐK và thường dung nạp tốt ở người lớn tuổi. Phenobarbital (Gardenal) thường gây buồn ngủ và ảnh hưởng đến hành vi ở nhóm bệnh nhân thuộc lứa tuổi cao. Các thuốc chống ĐK mới như lamotrigine, gabapentin (Neurontine) và oxcarbazepine (Trileptal) thường ít được dùng ở người lớn tuổi mặc dù chúng ít tác dụng phụ và ít tương tác thuốc hơn các thuốc cũ. Do vậy việc chọn lựa thuốc chống ĐK nên tùy thuộc vào loại cơn ĐK, các thuốc khác được dùng cùng lúc và bệnh lý đi kèm khác.
Mục đích của việc săn sóc ĐK ở người lớn tuổi là kiểm soát hoàn toàn các cơn ĐK nhưng tránh được tối đa tác dụng phụ do thuốc gây ra đồng thời mang lại chất lượng sống tốt hơn cho bệnh nhân.
Biều hiện lâm sang của bệnh động kinh
- 1. ĐẠI CƯƠNG
Động kinh là loại bệnh có đặc điểm là sự tái diễn của các cơn động kinh, bệnh có thể do bất kỳ nguyên nhân nào tạo nên. Thực tế cho biết không có loại động kinh nào mà khôn có cơn lâm sàn.
Một cơn động kinh là sự thể hiện của phóng lực quá mức và đồng thời của một nhóm tế bào thần kinh ở não bị kích thích cao độ, cơn động kinh được biểu hiện bằng các triệu chứng đột ngột nhất thời về mặt vận động, giác quan, thực vật và tâm thuần quý thuộc vào vị trí của các tế bào thần kinh có liên quan
Cơn động kinh là một hiện tượng cấp tính xảy ra nhất thời, thoáng qua. Còn bệnh động kinh là một bệnh mãn tính có đặc điểm là sự tái diễn của các cơn động kinh trong nhiều năm. Như vậy một cơn động kinh duy nhất không tạo nên một bệnh động kinh, ví dụ như cơn xảy ra như trẻ nhỏ bị sốt cao ( co giật do sốt cao) hoặc khi mắc một bệnh nào đó ở người lớn tuổi ( cơn sản giật trong quá trình nhiễm độc thai nghén – cơn động kinh trong viêm não hoặc khi ure – huyết trong não tăng cao trong bệnh viêm thận mãn tính.
Mặt khác cần phân biệt các cơn động kinh với các cơn có biểu hiện thần kinh nhưng không phải do não vd như các cơn tetani: các cơn không phải là động kinh vd như cơn nhức đầu ( kiểu migren) hoặc các cơn thiếu oxy não vd như cơn ngất hoặc cơn đột quỵ, các cơn loạn thần inh chức năng ( bệnh tâm căn vd hystcria)
Có thể nói rằng không có một laọi động kinh mà có nhiều loại động kinh, mỗi trường hợp động kinh là một dạng đặc biệt tùy theo nguyên nhân, tuổi bệnh nhân lúc mắc cơn, thể lâm sàn, tần suất cơn, cường độ cơn, thời điểm xảy ra cơn, độ nhạy cảm với điều trị và tiến triển của bệnh.
- 2. Đặc điểm dịch tễ học và nguyên nhân.
Dịch tễ học.
Về mặt dịch tễ học cần phân biệt mới phát hiện ( incidence) với tỷ lệ toàn bộ trong một thời gian nhất định tính trên 1000 hoặc 100.000 dân
Tỷ lệ bệnh mới phát hiện qua 20 công trình nghiên cứu ( trong đó có 7 công trình dành riêng cho trẻ em) dao động từ 17,3 ( sato, 1964) đến 73,1 ( loiscau, 1985) cho 100.000 dân, tỷ lệ trung bình 48,7 cho 100.000 tức là khoảng 0,004% ( hauser, 1987) .
Tỷ lệ toàn bô giao động từ 1,5 đến 49 cho 1000 dân, cụ thể là từ 1.5 đến 8 cho 1000 người đên các nước công nghiệp hóa, từ 1 đến 40 cho 1000 người trong các nước đang phát triển ( jallon, 1998). Như vậy tỷ lệ tring bình khoảng 3- 8%. Tính chung cho thế giới khoảng 0.5%.
Ở trẻ em tại Roschester ( Hoa Kỳ) tỷ lệ bệnh mới phát triển hiện năm 1945 là 140 cho 100.000 người và năm 1980 là 120 cho 100.000 người (Kurland, 1959). Còn ở người trên 60 tuổi, tỷ lệ bệnh mới phát hiện hàng năm là 151 cho 100.000 người (ludhorf, 1986)
Tỷ lệ các cơn động kinh được trình bày trong bảng sau đây:
Loại cơn |
Hoa kỳ - Hauser 1985 |
Pháp - loiseau, 1986 |
Phần lan-Karenen, 1987 |
Động kinh cơn toàn bộ |
42% |
54% |
26.5% |
Đơn thuần Động kinh cơn cục bộ Phức tạp Toàn bộ hóa thứ phát |
53% 5% 48% |
36% 33% 3% |
56% 7.5% 23% 25,5% |
Động kinh không phân loại |
5% |
10% |
17,5% |
Theo Loiseau, tỷ lệ hội chứng động kinh như sau:
Hội chứng |
n |
% |
Tỷ lệ mới phát hiện |
Động kinh cục bộ nguyên phát |
19 |
2,4 |
1,7 |
Động kinh cục bộ triệu chứng |
153 |
19 |
13,6 |
Động kinh toàn bộ nguyên phát |
63 |
7.8 |
5,6 |
Động kinh toàn bộ triệu chứng |
12 |
1,5 |
1 |
Động kinh không rõ loại |
21 |
2,6 |
1,9 |
Cơn triệu chứng |
323 |
40,2 |
28,6 |
Nguyên nhân phát |
206 |
25,6 |
18,2 |
Cơn khởi phát đặc biệt |
3 |
0,4 |
0,3 |
Cơn tái diến ở người nghiện rượu |
4 |
0,5 |
0,4 |
Cộng |
804 |
100 |
71,3 |
Người ta nhận thấy rằng 50% thường xảy ra cơn trước 10 tuổi, 2/3 xảy ra lúc 20 tuổi. Như vậy tỷ lệ mới phát hiện ở trẻ em khá lớn ( từ 60 đến 120/ 100.000) rồi giảm dần từ 11-12 tuổi trở đi và đạt tỷ lệ 20/100.000. Tỷ lệ đó hơi tăng lên so với tuổi 40-50 và nhất là người ngoài 60 tuổi (60/100.000 theo Kurland 1959), còn đối với tỷ lệ toàn bộ, tất cả các thống kê đó thường cho thấy tỷ lệ này thường tăng cao ở lứa tuổi thiếu nhi cho tới lúc 20- 25 khoảng từ 6-8% lúc 45 tuôit tỷ lệ đó khoảng 0.35% và giảm xuống 0,2% ở tuổi 60.
Nguyên nhân.
Nguyên nhân gay động kinh rất khác nhau và thường bao gồm nhiều yếu tố, một cơn động kinhkà một rối loạn sinh lý và bất kỳ nguyên cớ nào ảnh hưởng đến sự cân bằng tinh vi của hoạt động tế bào thần kinh ở não, điều đó có thể thúc đẩy cơn xuất hiện. Do đó hầu hết các bệnh của chất xám, nhiều bệnh của chất trắng phần lớn bệnh rối loạn chuyển hóa và nhiều bệnh hệ thống đều có thể gây nên động kinh theo một cách này hoặc cách khác, hơn nũa trong nhiều trường hợp lại không xác định được nguyên nhân nào và đó chính là một vấn đề cần được nghiên cứu tiếp đối với động kinh.
Ở trẻ sơ sinh khoang 1% là động kinh triệu chứng, phần lớn là lâm sàn thấy co giật cục bộ. Các nguyên nhân phổ biến của động kinh sơ sinh bao gồm:
- Ngạt lúc lọt lòng
- Tổn thương não do thiếu oxy
- chảy máu trong sọ (do nguyên nhân khác vd dị dạng tĩnh mạch , túi phình mạch, bệnh chảy máu của trẻ sơ sinh)
- Hạ đường huyết , hạ canxi - huyết, hạ magiê – huyết, hạ natri huyết
- Vàng da nhân
- Ngộ độc nước, đặc biệt kết hợp với quá nhiều nước ở mẹ
- Thiếu hụt pirodixin
- Nguyên nhân nhiễm khuẩn thuộc hệ thần kinh trung ương như viêm não, viêm mang não, khôn gthuộc hệ thần kinh như viêm tai , nhiễm khuẩn huyết.
- Dị dạng bẩm sinh / nguyên nhân gen vd bệnh sơ cứng củ Bourneville, loạn sản tế bào vỏ não, tam bội thẻ 13, tam bội thẻ 15)
- Các nguyên nhân chuyển hóa khác vd axid, amind niệu, galactoza huyết, ứ động lipid thần kinh. Sau thời kỳ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây xuất hiện bệnh động kinh, khởi phát trong lứa tuổi trẻ em đó là:
- Co giật sốt cao
- Động kinh nguyên phát ( không rõ nguyên nhân)
- Liệt do tổn thương não/ chấn thương sản khoa
- Hội chứng đặc biệt ( loạn nhịp điện thế cao, hội chúng lennox- Gastaust, động kinh vùng đỉnh lành tính.
- Nhiểm khuẩn hệ thần kinh trung ương
- Tổn thương cấu trúc trong sọ. (vd chảy máu não, u não, dị dạng mạch não…)
- Bệnh chuyển hóa (vd acid amin niệu, hạ canxi huyết…)
- Nhiểm độc ( vd ngộ độc thuốc, ngộ độc chì..)
- Bệnh hệ thống ( gan thận, nhiểm khuẩn, bệnh mạch huyết..)
- Bệnh duy truyển ( u sơ thần kinh, hội chứng sturge weber, xơ cúng củ..
- Các nguyên nhân khác ( chấn thương, hội chứng trẻ nhỏ bị ngược đãi)
Bệnh động kinh khởi phát ở tuổi người lớn có thể do một số nguyên nhân sau:
- Động kinh nguyên phát
- Chấn thương
- Tổn thương cấu trúc não
- Bệnh lý mạch máu não
- Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương
- Bệnh thoái hóa não
- Bệnh hệ thống ( gan, thận, huyết học..)
- Nhiễm độc / y sinh ( rượu, thuốc tâm thần ..)
- Bệnh rối loạn chuyển hóa ( tăng canxi huyết, ..)
- Các nguyên nhân khác ( ngừng thuốc nhất là ngừng thuốc tâm thần, sản giật)
Ngoài ra cũng cần quan tâm đến vấn đề duy truyền, người ta thấy có một vài thể động kinh có yếu tố di truyền như: thần kinh , ngoại bì Bourneville, bệnh động kinh thể giật cở tiến triển Unverrich – Lundborg, bệnh bất đồng lực tiểu não giật cơ Ramsay – Hunt. Trong bện động kinh toàn bộ nguyên phát ở anh em sinh đôi một chứng khi một người mắc bệnh động kinh thì người kia cũng có thể bị động kinh ( với tỷ lệ 62% theo Lennox ). Đôi khi cơn động kinh cũng có thể xảy ra ở cùng độ tuổi và biểu hiện lâm sàn cũng giống nhau ở trẻ sinh đôi.
Kiểm tra những người là họ hàng gần với bệnh nhân động kinh có thể phát hiện trong số ¼ các trường hợp có 1 đến 2 người động kinh. Nhưng rất hiếm khi gặp tới 3 người động kinh trong một gia tộc. Theo mogenr Dam (1982) nguy cơ mắc bệnh động kinh của anh chị em ruột của bệnh nhân động kinh cao lớn vào lúc 40 tuổi là 3-4%, cho con cái của chính mình những bệnh nhân đó là 4-6% và cho họ hnàg là 2-3%. Vấn đề chính là các yếu tố di truyền tạo điều kiện thuận lợi ch sự phát triển của bệnh động kinh.
- 3. Biểu hiện lâm sàn.
Cơn động kinh toàn bộ ( động kinh cơn lớn)
Một cơn động kinh được gọi là toàn bộ và trên điện não đồ chứng tổ có liên quan tới một sự phóng lực quá mức và lan rộng ở các tế bào thần kinh ở vỏ não ở vùng dưới vỏ não của hai bán cầu não.
Các cơn động kinh toàn bộ thường có những đặc điểm sau:
Trên lâm sàn.
Cơn khởi đầu đột nhiên, bất cứ nơi nào, lúc nào ( do đó được gọi là độg kinh đọt quỵ.
Cơn co giật diễn biến qua 3 giai đoạn trong vòng 5 phút:
Giai đoạn co ( 20 giây) bệnh nhân đột nhiên hôn mê còn gọi là động kinh hôn mê. Đồng thời toàn thân cứng, mình uốn ván, cánh chi duỗi, cẳng chi gấp mắt nhắm nghiền, hàm nghiến chặt và ngã sụp, đập mặt hoặc lưng xuống. Các cây hô hấp và dây thần kinh co nên bệnh nhân kêu một tiếng rồi ngưng thở, mặt dần dần xanh xám đồnh thời tim đập nhanh và mạnh
Giai đoạn giật ( 40giây) hiện tượng co bị ngắt quãng bởi hiện tượng doãi như sónh thủy triều, co doãi kế tiếp thành hiện tượng giật. Mới đầu giật lẻ tẻ, giải rác, chớp nhoáng ở mí mắt, mép miệng ngay trong giai đoạn đầu dừng 5 giây sau đó đột quỵ , sau đó dần dần dồn dập , phối hợp lan tỏa, toàn thân co duỗi kế tiếp, giật nhịp nhàng co duỗi, hàm giật có thể cắn vào lưỡi thập thò.
Giai đo���n doãi (1 phút): hiện tượng doãi lan tỏa , toàn bộ bệnh nhân liệt nhẽo vẫn hôn mê , năm song sượt, thở khò khè, bột rãi ứ ở mép có thể vấy máu hồng, cơ bắp bang quang cũng doãi nên bệnh nhân tiểu tiện ra trong quần.
Giai đoạn hồi phục (3 phút) : bệnh nhân mở mắt, ú ớ, quờ quạng, tỉnh dậy trong tình trạng ý thức u ám, có thể tác động tự động , rồi dần dần ý thức phục hồi.
Sau cơn: bệnh nhân rất mệt mỏi, thường lăn ra ngủ vài giờ, khi tỉnh dậy không nhớ cơn ( vì trong cơn đã bị hôn mê bất tỉnh) có thể nhức đầu. choáng váng
Trên bảng ghi điện não
Thấy xuất hiện các kịch não 2 bên bán cầu một cách đồng thì và cân xứng.
Sự xuất hiện của tế bào thần kinh gây nên các cơn động kinh nói trên có thể xuất hiện ngay lập tức từ hai bán cầu hoặc có thể khởi đầu từ một phần nào đó cảu một bên bán cầu sau đó mới lan tỏa ra bộ não. Vì vậy người ta phân biệt các cơn đọng kinh toàn bộ nguyên phát và các cơn động kinh cục bộ toàn bộ hóa thứ phát.
Điện nõa đồ trong cơn toàn bộ cho thấy các phóng lực dạng gọn, nhọn sóng hai bên, đồng thì và đối xứng trên hai bên bán cầu đại não.
Tiến triển.
Động kinh có khuynh hướng chu kỳ tái phát, nếu không điều trị cơn sẽ ngày càng nhiều, một nặng thêm, dẫn đến cơ thở tiến triển trầm trọng như động kinh tiếp diễn, động kinh kế tiếp, động kinh liên tục.
3.2. Động kinh cơn nhỏ.
Đặc điểm nổi bật của laọi động kinh này là những cơn đông kinh với một hiện tượng đơn chứng, xảy ra trong chớp nhoáng gặp ở trẻ em túc là trẻ em trước tuổi dạy thì. Những cơn động kinh đó là những cơn động kinh toàn bộ.
3.2.1 Trên lâm sàn.
Có hai bệnh cảnh điển hình.
Vắng ý thức: bệnh đột nhiên thoáng mất ý thức, người ngây mặt tái trong một vài dây rồi lại tiếp tục lời nói hay hoạt động bỏ dở mà không biết bản thân vừa có một cơn bệnh. Các cơn đó có thể xảy ra hàng chục lần trong ngày.
Giật hai cơ bên: hai tay bệnh nhân co duỗi chớp nhoáng trong vài phần trăm giây, rồi doãi gấp, vật đang cầm trong tay bị bung ra. Vì co duỗi quá nhanh nên lâm sàn chỉ thấy hiện tượng doãi gấp. Tuy nhiên có khi thấy them hiện tượng đầu gục, chân quỵ do đó gọi là cơn không động tác.
3.2.2. Trên bản ghi điên não.
Cơn vắng ý thức của động kinh cơn nhỏ thường được thể hiện bằng nhịp 3 chu kỳ/ giây, toàn bộ hai bên đối xứng, đều đặn và đồng thì với ưu thế vàng trán – trung tâm. Ngoài cơn, điện não đồ có thể bình thường hoặc có kịch phát ngắn vùng đỉnh – chấm không đều.
Còn tròn cơn động kinh cơn nhỏ giật cơ, điện não đồ có hình ảnh của các cơn phóng lực hai bên và đồng thì với đặc điểm là một loạt nhon thời gian ngắn kế tiếp nối bằng một hoặc nhiều sóng chậm tức là nhiều nhọn sóng, kích thích ánh sáng cũng có thể gây xuất hiện các cơn giật cơ với những dấu hiệu điện não.
3.2.3. Tiến triển.
Động kinh nhỏ thường không tồn tại quá tuổi dậy thì, như vậy trước tuổi dậy thì hoặc có cơn động kinh nhỏ thuần túy hoặc đã có thêm động kinh cơn lớn. Còn sau tuổi dậy thì hoặc bắt đầu có cơn lớn hoặc tiếp tục có cơn lớn nếu trước đã có hoặc không còn hiện tượng động kinh.
3.3. Cơn động kinh cục bộ.
Một cơn động kinh được gọi là cục bộ khi các biểu hiện lâm sàn và trên điện não đồ chứng tỏ có liên quan tới một điện phóng lực quá mức của một phần của các tế bào thần kinh ở vỏ não hoặc vùng dưới vỏ não tại một bên bán cầu não.
Các cơn động kinh cục bộ gồm những đặc điêm sau:
3.3.1. Trên lâm sàn.
Động kinh cục bộ mang tên nơi cư trú hoặc chức nâng của nơi đó. Vd: kích thích diện vần động có tên là động kinh hồi trước – giữa hoặc động kinh vận động. Ngay từ cơn đầu hoặc sau một thời gian phát triển. Kích thích có khuynh hướng lan tràn, phát tán khắp bán cầu não cùng tên ( gây nên co giật nửa người) rồi đến hai bên (động kinh cục bộ trở thành toàn bộ hóa)
Động kinh vận động.
Hòi trán trên cùng với thùy nhỏ cạnh giữa, họp thành hồi trước giữa ( nằm trước rãnh Rolando) là điều kiện vận động cơ thể, nơi bắt đầu nguồn bó tháp. Mỗi điểm trên hồi phụ trách một cơ nhất định, mỗi đoạn thân có một địa điểm tương quan trên diện vận động, toàn bộ thể hiện một sơ đồ cơ thể một hình thể ba lần đảo ngược: diện bên trái chi phối nủa bản thân bên phải, phần bên trên chi phối vùng dưới, phần lớn phụ trách cơ nhỏ. Những cơ nhỏ ở móng tay, lưỡi , miệng có những động tác hữu ý, có một vùng thể hiệ lớn trên diện vận động, một diện tích lớn cho những nguồn kích thích khu trú: động kinh cục bộ thường xâm phạm những diện tích đó và biểu hiện ở những cơn nhỏ tương quan.
Khởi đầu cơn động kinh cục bộ xảy ra đột ngột. Mọt số trường hợp có dị cảm báo hiệu những cơ sắp co cơn. Cơn xuất hiện ở một địa phận nhất định tùy theo trường hợp, qua hai giai đoạn co và giật. Giai đoạn có đặc tính không cưỡng lại được: vd co gấp ngón cái, nhếch mép miệng, rụt nữa lưỡi kéo dài trong giây lát và bệnh nhân không mất ý thức. Tiếp theo là giai đoạn giật : sự co doãi nối tiếp nhau thành hiện tượng giật. Giật ở đây có nhịp mới đầu càng nhanh càng mạnh, sau dần dần thưa. Trên dưới một phút. Sau các cơn đã bị co giật thượng bị liệt mêm tạm thời.
Sự tiến triển của động kinh cục bộ vận động diễ ra trên ba mặt:
- Sự kích thích ngày càng một mạnh mẽ hủy hại tế bào: các cơn co giật dần dần bị liệt. Mới đầu chỉ liệt nhẹ tạm thời sau cơn, sau thành liệt tồn tại.
- Kích thích ngày một mạnh mẽ phát tán từ gần đến xa. Động kinh nửa người rồi động kinh toàn bộ hóa. Mới đầu động kinh khu trú ở một địa phận nhất định, vd động kinh ngón tay cái, bàn tay, miệng, lưỡi mặt( khi nửa mặt bị co giật thường thì bệnh nhân bị hôn mê ), động kinh bàn chân, đùi. Sau đó phát tán theo một trình tự nhất định tùy theo trường hợp, động kinh tay miệng ( co giật khởi đầu ở tay sau đó từ từ kan tới miệng, động kinh tay chân … tiếp heo đó sẽ khắp một bán cầu não gây co giật nửa thân, hôn mê, còn nửa thân bên kia đối diện bị co cứng.
Sau cùng, phát tán khắp não, co giật toàn thân , trở thành động kinh toàn bộ hóa.
- kích thích ngày càng mạnh, cơn ngày một nhiều và nặng dẫn đến động kinh tiếp diễn, trạng thái động kinh, động kinh liên tục. Như vậy có thể thấy diễn ra:
- Động kinh cục vộ kế tiếp: mới nguôi cơn này, ít lâu sau lại tới cơn khác.
- Động kinh toàn bộ liên tiếp của kojevnelov: co giật liên tục ở một địa phận nhất định và thỉnh thoảng lại phát tán thanh cơn tòan bộ hóa.
- Động kinh toàn bộ hóa kế tiếp hoặc liên tiếp: nguy hiểm không kém trạng thái động kinh toàn bộ.
Động kinh tâm thần – vận động
Còn gọi là động kinh thái dương. Gồm 2/3 trường hợp động kinh.
Thùy thái dương phụ trách nhiều chức năng quan trọng như:
Vận động: có một số trung tâm- tâm thần ( động tác, cử chỉ có ý nghĩa) như quay ngoắt đầu mình về bên kia, có liên lạc trực tiếp với các trung tâm tâm thần, vận động ở các thùy khác đặc biệt là thùy trán.
Giác quan: có trung tâm khứu giác, vị giác có liên lạc phong phú với thị giác.
Tâm thần: có trung tâm tiếp thu ngôn ngữ ( am hiểu ngôn ngữ) có liên lạc với ngôn ngữ ( tầng dưới vỏ, cơ sở của bản năng, cảm tính)
Tùy theo địa điểm kích thích, một hoặc nhiều chức nanưg nói trên bị phát động trong những cơn động kinh điển hình.
Trên lâm sàn vẫn thấy có tính chất của các cơn động kinh khác nghĩa là: ngắn, đột ngột, dị hình, chu kì tái phát, khuynh hướng phát tán.
Khởi đầu thường đột ngột. Cơn biểu hiện bằng một hoặc nhiều hiện tương sau:
Cử chỉ tự động ( tâm thần vận động tự động) có thể dơn sơ như quay mặt – đầu – mình về bên kia ( cơn quay ngược), chạy thẳng phía trước ( động kinh thẳng tiến) nhai, xoa tay,…hoặc phức tạp như cởi khuy, mở cửa, quét nhà,..có khi phối hợp như: tiếp tục đi lại, đạp xem lái xe, đan, viết,…một cách phù hợp hoặc chêchj choạc trong một trạng thái ý thức u ám .
ảo giác: bệnh nhân nghe thấy một tiếng động, một câu nói, một bài hát, một bản nhạc nhất định. Có thể bổng nhiên ngửi thấy một mùi hoặc nếm thấy một vị dị kì và thường thấy rất khó chịu.
Rối laọn ý thức: ý thức của bệnh nhân bị u ám, mất nhận thức thực tại khách quan và bản thân trong lúc có cơn. “ trạng thái chiêm bao”. Có khi có cảm giác dị kỳ với lo âu cao độ, cảm thấy một hoàn cảnh kỳ lạ, chua hề thấy bao giờ hoặc một hòan cảnh quen thuộc, như đã sống qua một lần.
Sau cơn, có thể tái phát thành co giật nủa thân hoặc toàn thân. Như vậy, sự tiến trỉển của động kinh tâm thần – vận động diễn ra trên 3 mặt.
- cơn phát tán: vd chạy thẳng trước mặt mươi thước rồi lên cơn co giật; hoặc ngửi thấy một mùi vị dị kỳ. rồi xuất hiện co giật, ngã vật…
- Cơn tiếp diễn: cơn phát tán co giật diễn thành trạng thái động.
- Động kinh tâm thần: mọi loại động kinh làm rối loạn hoạt động vỏ não, lâu dần hủy hại tế bào. Có thể nói rằng động kinh thái dương rất phong phú về những biểu hiện tâm thần vì ngoài những biểu hiện trong cơn đã mô tả trong cơn còn có rối loạn ngoài cơn như: rối loạn tính tình và tác phong. Loạn thần kịch phát ( với hội chứng lú lẫn) lọai thần kinh mãn tính (với hội chứng xa sút).
3.3.2. Trên bản ghi điện não đồ.
Thấy xuất hiện các hình ảnh bất thường cục bộ ( thường không phải bao giờ cũng dễ thấy qua ghi điệnnão ở bề mặt ). Ngoài ra một cơn động kinh như trên đã nêu có thể được tiếp nối sau một thời gian ngắn bằng một cơn động kinh toàn bộ thể hiện rõ trên điện não đồ. Các bất thường điện não ngoài ra còn rất đa dạng thậm trí có thể không thấy sống bất thường. trường hợp bất thường có thể thấy các nhọn chậm hoặc sóng chậm mà hình dạng vị trí rất khác nhau biểu hiện trong cơn.
Hay gặp nhất là các hoạt đông điện não cơ bản biến mất, được thay thế bằng một phóng lực có biến độ tăng dần, các nhọn, nhọn – sóng chậm và kết thúc thường đột ngột, khu trú và hình thái của các coen hình phát phụ thuộc vào vị trí của phóng lực động kinh. Một số cơn cục bộ có biểu hiện cực kỳ kín đáo trên điện não đồ ghi ở bờ mặt.
- 2. Xét nghiệm.
Sau khi khám lâm sàn bệnh nhân khi mắc động kinh cần được kiểm tra qua các xét nghiệm cận lâm sàn về mặt thuyết học, sinh hóa, vi sinh y học, x quang. Ngoài ra còn có thể tiến hành các phương pháp chuẩn đoán hình ảnh hiện đại như chụp cắt lớp vi tính não, chụp cộng hưởng từ chụp mạch não, chụp cắt lớp vi tính phát hiện tử dương …
Quan trọng nhất là ghi điện não, cùng với ghi điện não có thể ghi điện tim, một số trường hợp đặc biệt còn được ghi điện cơ, ghi lưu luyến não, siêu âm xuyên sọ…giá trị của điện não trước hết là giúp cho thầy thuốc phân biệt được động kinh với các chứng bệnh khác và còn phát hiện được các tổn thương khu trú não. Mặt khác qua quá trình theo dõi điều trị động kinh, ghi điện não có thể phát hiện được các tác dụng của thuốc.
Trong các chức năng tâm lý, thường sử dụng nhiều chắc nghiệm khác nhau, vd trắc nghiệm các trắc nghiệm Gille..
Để có thể chỉ định cần thiết và phù hợp với từng trường hợp vấn đề cơ bản vẫn phải thông qua thăm khám lâm sàn và có nhận định về thể lâm sàn, khu trú tổn thương cũng như nhận định nguyên nhân. Về lâm sàn nên quan tâm đến nguyên nhân cần gặp trên cơ sở đó hạn chế không chỉ định các xét nghiệm không cần thiết hoặc quá lãng phí.
- 3. Chuẩn đoán.
Chuẩn đoán độnh kinh chủ yếu là một chuẩn đoán lâm sàn như vậy phải dựa trên hồi bệnh, tham khám lâm sàn toàn diện để có thể đạt chuẩn đoán quyết định. Chuẩn đoán thể bệnh và chuẩn đoán nguyên nhân. Xuất phát từ chuẩn đoán lâm sàn để xác định chuẩn đoán khu trú và chuẩn đoán nguyên nhân.
Về lâm sàn cần phân biệt các cơn động kinh với:
Các con số biểu hiện thần kinh nhưng không phải do não vd như các cơn te- ta – nin.
Các cơn không phải là động kinh, vd nhức đầu , hoặc cơn thiếu oxi não vd như cơn ngất hoặc cơn đột quỵ
Điện não đồ của động kinh có một số đặc điểm bất thường. trong cơn động kinh trên bản điện não thấy xuất hiện các phóng lực kích phát, nhọn, nhọn – sóng rất điển hình. Ghi điện não ngoài cơn hoặc giữa các cơn thường thấy biến đổi: một phần các cơn kịch phát, nhọn , hoặc nhọn – sóng, phần khác là một hoạt động không bình thường. Một điều đáng chú ý là bản ghi điện não ở bệnh nhân động kinh vẫn bình thường. tuy nhiênn không bao giờ chỉ bản ghi điện não có thể khẳng định được chuẩn đoán.
Còn đối với chụp cắt lớp vi tính não ở các nước tiên tiến hiện nay đã được tiến hành một cách hệ thồng trong thăm khám và chuẩn đoán động kinh. Một số trường hợp cho thấy hiện tượng teo não, điểm vôi hóa, tổn thương mạch máu, tổn thương sau chấn thương… phương pháp chuẩn đoán hính ảnh này có thể giúp phát hiện nguyên nhân và chuẩn đoán tiên lượng ít nhất là 2/3 số lượng động kinh.
(ST)