CÁC THỂ LAO VÀ TRIỆU CHỨNG BỆNH LAO
Khi xâm nhập vào cơ thể, vi trùng lao theo đường máu và bạch huyết có thể đến cư trú, phát triển và gây bệnh ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Tuỳ theo vị trí bị bệnh, người ta chia bệnh lao thành 2 thể chính là lao phổi và lao ngoài phổi.
Bác sĩ, Tiến sĩ Phạm Quang Tuệ, Phòng chỉ đạo tuyến Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương cho biết, 80% người bị lao là thể lao phổi, tuy nhiên, 20% còn lại là những thể lao khác nhau và mỗi thể lao đều có những dấu hiệu riêng của nó.
Những loại lao thường gặp
Lao ngoài phổi có thể gặp: lao hạch bạch huyết, lao màng phổi, lao màng não, lao màng bụng, lao ruột, lao xương khớp, lao hệ sinh dục - tiết niệu.
Những người bị bệnh lao ngoài phổi không có nguy cơ truyền bệnh cho người khác.
Lao phổi: Thể lao hay gặp nhất là lao phổi, chiếm tới 80% các trường hợp mắc bệnh lao. Những người mắc bệnh lao phổi xét nghiệm đờm có vi trùng lao là nguồn lây truyền bệnh cho người sống xung quanh. Người mắc bệnh lao phổi nhưng xét nghiệm đờm không tìm thấy vi trùng lao (do số lượng vi trùng trong ổ tổn thương ít) thì khả năng lây bệnh ít hơn rất nhiều.
Do vậy, không phải ai mắc bệnh lao phổi cũng có nguy cơ lớn lây truyền bệnh cho người khác, sự lây truyền bệnh còn phụ thuộc vào số lượng vi trùng lao ở người bệnh.
Triệu chứng bệnh lao phổi
Lao phổi là bệnh nhiễm khuẩn do trực khuẩn lao gây nên. Người lao phổi có các triệu chứng như sau:
1. Triệu chứng lâm sàng
a. Triệu chứng về hô hấp:
- Các triệu chứng quan trọng nhất là: ho, khạc đờm, ho máu.
- Các triệu chứng khác là: đau ngực, khó thở, có tiếng rên khu trú ở một vùng của phổi v.v...
Ho là triệu chứng phổ biến của mọi bệnh phổi cấp hoặc mạn tính. Ho có thể do nhiều nguyên nhân: viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, lao, ung thư phổi v.v...
Mọi bệnh nhân ho trên 3 tuần không phải do viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi dùng thuốc kháng sinh không giảm ho phải nghĩ đến do lao phổi.
Khạc đờm là biểu hiện tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phổi phế quản. Khạc đờm cũng như ho có thế do rất nhiều nguyên nhân gây ra mà các nguyên nhân thông thường nhất là viêm nhiễm. Do vậy nếu sau khi dùng thuốc kháng sinh triệu chứng khạc đờm không giảm thì mọi bệnh nhân có triệu chứng ho khạc trên ba tuần phải nghĩ đến do lao phổi.
Ho khạc đờm là những đấu hiệu hay gặp nhất trong các dấu hiệu quan trọng gợi tới chẩn đoán lao phổi.
Ho ra máu là triệu chứng có thể gặp ở 60% những người lao phổi thể hiện có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp. Nguyên nhân gây ho ra máu rất nhiều từ các bệnh phổi - phế quản (viêm phổi, viêm phế quản, áp xe phổi, ung thư phổi, phế quản v.v...) đến các bệnh ngoài đường hô hấp như bệnh tim mạch (suy tim, tăng huyết áp...), bệnh toàn thân (rối loạn đông máu, chảy máu, thiếu hụt vitamin C...).Tuy nhiên do có thể gặp với tỷ lệ cao trong lao phổi nên những ngời ho ra máu phải kiểm tra có lao phổi không.
b. Triệu chứng toàn thân:
Các triệu chứng toàn thân quan trọng nhất là: gầy, sút cân, sốt, ra mồ hôi.
Các triệu chứng toàn thân khác là: chán ăn, mệt mỏi v.v...
Gầy, sút cân là triệu chứng gặp ở số đông người lao phổi. Những bệnh nhân gầy, sút cân không có nguyên nhân rõ ràng không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS v.v... có các triệu chứng hô hấp như trên đã nêu phải nghĩ tới do lao phổi.
Sốt là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hoặc gai gai lạnh về chiều.
Những người có triệu chứng sốt như trên, có các triệu chứng về hô hấp: ho, khạc đờm, ho ra máu.v.v.... phải nghĩ tới do lao phổi.
Ra mồ hôi là triệu chứng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong lao phổi ra mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường gọi là ra mồ hôi trộm ởtrẻ em triệu chứng này dễ nhận thấy nhất.
Nếu bệnh nhân gầy sút cân, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm kèm theo có các dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi... phải chú ý có thể đó là do lao phổi.
Mức độ quan trọng khác nhau của các triệu chứng lâm sàng của lao phổi được sắp xếp theo bảng dưới đây (bảng 3).
Các triệu chứng lâm sàng của lao phổi
Triệu chứng hô hấp | Triệu chứng toàn thân | |
Các triệu chứng quan trọng | Ho+++ Khạc đờm+++ Ho ra máu++ | Gầy sút cân++ Sốt về chiều++ Ra mồ hôi trộm++ |
Các triệu chứng khác | Đau ngực+ Khó thở+ Các tiếng rên khu trú ở một vùng phổi+ | Chán ăn+ Mệt mỏi+ |
Những bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng như trên cần được cho làm xét nghiệm đờm, thử nghiệm tuberculin, chụp X-quang phổi.
2. Triệu chứng thực thể
- Đối với lao phổi: nghe thấy các tiếng bất thường ở phổi.
- Đối với lao ngoài phổi: làm các xét nghiệm như sinh thiết hạch, chụp cắt lớp ...
Cách trị và phòng bệnh Lao phổi
Lao là một trong số những bệnh thường gặp nhất ở Việt Nam. Lao là một bệnh truyền nhiễm. Ở con người, nó được gây ra bởi một loại vi trùng có tên gọi là Mycobacterium tuberculosis. Bệnh này giết hơn hai triệu người mỗi năm trên toàn thế giới. Đa số các tử vong này xảy ra ở các nước đang phát triển.
Khoảng một phần ba dân số thế giới bị nhiễm vi trùng lao. Tuy nhiên, hầu hết không có triệu chứng của bệnh. Ở những người này, vi trùng ở dạng không hoạt động và người đã bị nhiễm lao trong giai đoạn bất hoạt này không lây bệnh sang người khác. Khi hệ thống miễn nhiễm của cơ thể bị yếu đi, vi trùng lao sẽ “vùng dậy”, tái hoạt và gây ra bệnh.
Trên phạm vi toàn thế giới, lao là bệnh truyền nhiễm gây chết đứng hàng thứ hai, chỉ sau Siđa - HIV. Nhiều người bị Siđa cũng đã bị chết vì sự hoành hành của lao khi hệ miễn dịch đã quá suy yếu.
Nhiều người vẫn tin rằng làm việc quá sức mà thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân của lao, có đúng không? Lao tâm, lao lực có ảnh hưởng hay liên quan gì đến lao phổi hay không?
Như đã nói, bệnh lao gây ra bỡi vi trùng lao. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, nếu cơ thể khỏe mạnh, vi trùng sẽ nằm yên, chỉ khi cơ thể yếu đi, vi trùng mới lợi dụng cơ hội, vùng lên để hoành hành, tàn phá cơ thể.
Do đó, làm việc quá sức, thiếu dinh dưỡng có thể là một điều kiện thuận lợi để vi trùng lao bùng lên hoành hành. Đó là chất xúc tác, là điều kiện thuận tiện để lao phát triển, chứ không phải là nguyên nhân.
Lao thường ảnh hưởng phổi nhiều nhất. Tuy nhiên, trong khoảng một phần ba các trường hợp, lao cũng có thể ảnh hưởng các phần khác của cơ thể, ví dụ như các lao các hạch bạch huyết, lao màng não, lao khớp, lao thận, lao phúc mạc.
Có mấy loại lao phổi ?
Vi trùng lao lây truyền qua đường hô hấp. Vi trùng nằm trong các hạt nhỏ li ti văng ra không khí khi ta ho hay ách xì. Tiếp xúc với bệnh nhân lao một lần thường ít khi gây ra bệnh.
Tuy nhiên, tiếp xúc càng nhiều thì nguy cơ bị nhiễm càng cao. Đụng chạm, dùng chung khăn, ăn uống chung không làm bệnh bị lan truyền. Bệnh chỉ xảy ra khi các hạt khí chứa vi trùng được hít vào phần sâu nhất của phổi, sinh con đẻ cái ở đó và lan tràn ra toàn cơ thể.
Bệnh lao phổi hoạt động có thể xảy ra ở hai dạng chính khác nhau: lao phổi tiên phát, lao phổi thứ phát, trong một số ít trường hợp, vi trùng lao có thể vào máu lan tràn khắp cơ thể.
Lao phổi tiên phát là thế nào ?
Khoảng 5 phần trăm các bệnh nhân, hệ thống miễn dịch không thể ngăn chận vi trùng ngay từ lúc xâm nhập đầu tiên, và do đó vi trùng hoành hành ngay từ đầu. Những người bị lao phổi tiên phát, thường gặp hơn ở trẻ em nhỏ, đặt biệt là ở các nước còn nghèo, những người bị suy yếu miễn dịch, ví dụ như Siđa, cũng dễ bị lao phổi tiên phát hơn.
Lao phổi thứ phát xảy ra như thế nào ?
Khoảng 95 phần trăm những người bị nhiễm lao có thể bất hoạt vi trùng lao ngay từ đầu. Đa số những người này không bao giờ bị lao, chỉ có ở một số nhỏ, vi trùng có thể tái hoạt và sinh con đẻ cái khi cơ thể bị yếu đi, thắng được sức đề kháng của cơ thể. Vi trùng sau đó có thể tàn phá những phần lớn của phổi, tại ra các hang lao chứa đầy vi trùng lao và các tế bào phổi đã bị chết.
Cách đề phòng bệnh lao
Điều trị
Mục đích của việc điều trị lao là tiêu diệt hết vi khuẩn lao ở tổn thương để khỏi bệnh và tránh tái phát, hạn chế các biến chứng và tử vong, dập tắt các nguồn lây lao cho cộng đồng.
Điều trị lao chủ yếu dùng thuốc. Thuốc trị lao bao gồm các loại thuốc sau:
Theo tác dụng
Loại chủ yếu: Rifampixin, Isoniazid.
Loại hiệu quả tốtStreptomyxin, Ethambutol, Pyrazinamid , Ethionamid.
Thuốc chống lao thứ yếu : Acid Para Amino Salysilic( PAS ) , Thioacetazon, Kanamycin,
Cycloserin, Capreomyxin.
Theo hoạt tính chống lao:
Loại triệt khuẩn : Rifampixin, Pyrazinamid.
Loại diệt khuẩn: Isoniazid, Streptomyxin.
Loại ngưng khuẩn : Ethambutol và các thuốc còn lại.
Phòng bệnh
Tiêm vắc xin phòng lao (BCG) là biện pháp hiệu quả nhất để chủ động phòng tránh bệnh lao cho trẻ. Cần tiêm tiêm trong vòng 6 tháng sau sinh và tiêm nhắc lại khi đến 15 tuổi.
Với người bệnh, không được khạc nhổ bừa bãi xuống đất, khi bệnh đang phát triển thì nên ngủ riêng giường, dùng bát đũa, cốc chén riêng và phải luộc sôi sau khi dùng. Áo quần, chăn màn hàng tuần phải được luộc sôi sau khi giặt; Khi nói chuyện, có thể đeo khẩu trang.
Cần kiên trì điều trị lao đúng thời gian và hướng dẫn của thầy thuốc cho đến khi khỏi hẳn. Người bệnh phải khạc nhổ đờm vào ống nhổ riêng, sau đó đem ngâm trong nước vôi, nước crezin 4% hoặc nước clorua vôi 2% rồi mới đổ vào cầu tiêu hoặc chôn xuống đất.
(ST)