Bệnh tụt huyết áp
Nhiều người hay nhầm lẫn giữa bệnh hạ đường huyết với bệnh huyết áp thấp, nhưng hạ đường huyết chỉ là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp. Khi bị hạ đường huyết, bạn chỉ cần ăn chút đồ ngọt là có thể lấy lại thăng bằng. nhưng hạ huyết áp đột ngột nghĩa là lượng máu lên não không đủ, gây ra choáng, ngất và có thể gây tử vong.
Bệnh huyết áp thấp thường gặp ở những người ăn kiêng, người bỏ bữa, chán ăn, thiếu dinh dưỡng, người thiếu máu mãn tính, những người thường làm việc căng thẳng, rối loạn nội tiết tố và những người đang phải dùng thuốc thường xuyên điều trị các bệnh tiểu đường, suy tim, ung thưHuyết áp thấp thường gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữaquá xa…Những thói quen này nếu được lặp lại thường xuyên sẽ làm giảm sự đàn hồi, sự dẻo dai của mạch máu, và kết quả là hạ huyết áp. Vì thế người bệnh hạ huyết áp nên cần có một chế độ ăn uống hợp lí, khoa học và sự tập luyện .
Chế độ dinh dưỡng cho người huyết áp thấp
Người bị huyết áp thấp nên ăn uống thế nào?
- Duy trì 3-4 bữa/ngày
Huyết áp thấp gặp nhiều ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa. Vậy việc duy trì chế độ ăn hợp lý từ 3-4 bữa/ngày là rất cần thiết. Đặc biệt người bị huyết áp thấp càng không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh.
- Có thể áp dụng một số thực phẩm có tác dụng tăng huyết áp
Một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho. Nếu huyết áp thấp do thiếu máu (hay gặp ở phụ nữ), nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo.
- Nên ăn nhiều muối hơn
Nhiều người cho rằng những người bị huyết áp thấp nên ăn mặn một chút để làm tăng khối lượng tuần hoàn trong cơ thể nhờ tác dụng giữ nước của muối. Bình thường chúng ta ăn 10-12g muối mỗi ngày, người bị huyết áp cao nên giảm lượng muối mỗi ngày xuống còn 5g/ ngày còn người huyết áp thấp nên ăn 10-15g, ăn mặn có thể cải thiện tình trạng huyết áp thấp, tuy nhiên,người bệnh không nên lạm dụng vì ăn quá mặn sẽ nguy hiểm dễ gây tăng huyết áp khi nằm.
- Nên uống nhiều nước hơn:
Nên uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày, sau khi tập luyện thể thao hay trong những ngày hè nóng nên dùng nước trong thành phần có nhiều natri và kali.
- Cà phê, sâm
Nên tránh xa đồ uống có cồn vì việc sử dụng đồ uống có cồn gây mất nước trong cơ thể, ngay cả khi bạn uống điều độ. Nếu uống ở mức độ vừa phải thì cà phê, nước chè đặc, nước sâm, nước nho làthức uống tốt cho người bị tụt huyết áp. Chất caffein trong cà phê, trà có tác dụng làm tăng huyết áp, ngày có thể uống 1-2 cốc cà phê đặc, tốt nhất là cà phê không tan tự pha. Không uống quá 2 cốc/ngày để tránh bị nghiện, mất ngủ, rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, vì cà phê gây kích thích tiết dịch vị dạ dày nên những người bị viêm loét dạ dày nên uống với bột kem cà phê. Nếu không uống được cà phê thì có thể thay thế bằng nước chè đặc.
Những điều không nên khi bị tụt huyết áp
- Để giúp ngăn ngừa huyết áp giảm mạnh sau bữa ăn, hạn chế các thực phẩm giàu carbohydrate như khoai tây, gạo, mì ống và bánh mì..Tránh dùng các thức ăn, thuốc đông y có tính chất lợi tiểu.
- Cà rốt: Do chứa muối succinic nên nó có thể khiến kali trong nước tiểu tăng lên, huyết áp giảm, do đó nên tránh ăn nhiều.
- Cà chua: Có tác dụng hạ huyết áp, khiến huyết áp của những người mắc chứng huyết áp thấp càng thấp hơn, xuất hiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, không nên ăn nhiều.
- Táo mèo: Có công dụng hạ huyết áp.
- Hạt dẻ nướng, sữa ong chúa có tác dụng giảm huyết áp, không nên ăn.
- Các thực phẩm có tính lạnh như rau bina, cần tây, dưa, dưa hấu, đậu đỏ, đậu xanh, tỏi, tảo bẹ, hành tây, hạt hướng dương… đều có tác dụng hạ huyết áp vì thế không nên ăn.