Dạy trẻ biết tự lập bằng 5 phương pháp hữu ích

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Dạy trẻ biết tự lập bằng 5 phương pháp hữu ích

12/10/2015 12:00 AM
294

Tính tự lập là một trong những tính cách cơ bản, đóng vai trò quan trọng giúp con bạn sau này khi trưởng thành có thể bản lĩnh hơn, tự tin hơn, vững vàng hơn, thành công hơn trong cuộc sống và đặc biệt là bé có thể tự lo cho mình thật tốt dù không có ba mẹ bên cạnh hay gặp bất kỳ tính huống khó khăn nào. Vậy làm thế nào để trẻ có được tính cách này, làm thế nào để chúng phát huy được tính tự lập trong cuộc sống vẫn luôn là vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm, tìm hiểu. Hy vọng 5 phương pháp hay giúp bố mẹ dạy trẻ tính tự lập dưới đây sẽ phần nào giải quyết được hiệu quả vấn đề này.

Phương pháp dạy trẻ tính tự lập

Tách trẻ ra khỏi mẹ dần dần

Đừng vì quá thương con mà ngay từ khi bé sinh ra bạn đã suốt ngày ôm ấp bé trong vòng tay nhé, làm như thế trẻ sẽ “quen hơi” mẹ và không thể tự chơi khi không có mẹ được. Chính vì vậy hãy tách trẻ ra khỏi mẹ dần dần ngày từ khi 5-6 tháng tuổi bằng cách buổi tối nên để trẻ ngủ riêng, việc làm này không chỉ giúp bé sớm có tính tự lập mà còn tốt cho sức khỏe của bé nữa đấy, đồng thời bạn cần để bé tự nằm chơi ngay sau khi cho bé bú, ăn xong, lúc đầu bé có thể sự hãi, khóc nhưng dần dần bé sẽ quen và có thể tự chơi một mình được.

Hướng dẫn trẻ tự làm những việc vừa sức

Hàng ngày, hàng giờ bạn cần tận dụng thời gian rảnh để dạy trẻ tính tự lập bằng cách hướng dẫn bé tự làm những việc vừa sức mình, lúc đầu bé có thể phá hư, làm hỏng,… bạn đừng vội la mắng mà hãy hướng dẫn cho trẻ cách làm đúng để dần dần trẻ có thể tự làm nhé.

Hướng dẫn trẻ tự làm để dạy trẻ tính tự lập, Huong dan tre tu lam de day tre tinh tu lap

Ngay khi các bé còn nhỏ, bạn có thể hướng dẫn trẻ tự chơi một mình với đồ chơi mà không cần bố mẹ bên cạnh (nhưng bạn phải trông chừng các bé đấy), để trẻ tự xúc cơm ăn, tự thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong, tự lựa chọn áo quần để mặc hàng ngày hay xếp áo quần của chính các bé,… với những việc làm này bạn cần kiên nhẫn, không được nóng vội và hướng dẫn bé từ từ theo nhữn mục tiêu nhất định, ví dụ tuần này bạn hướng dẫn bé tự ăn thì tuần sau bạn hướng dẫn bé chọn áo quần, xếp đồ chơi, tự lấy bàn chải và kem đánh răng… cần phải luôn tạo cho bé một trạng thái tâm lý vui vẻ, thoải mái thì mới có kết quả tốt được.

Khi bé lớn lên, bạn sẽ hướng dẫn bé tự chăm lo cho chính mình như tự đạp xe đến trường, tự giặt áo quần hay có thể tự tay làm những món ăn đơn giản khi không có mẹ ở nhà, thậm chí là giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà đơn giản… đây chính là những kỹ năng hết sức cơ bản và quan trọng giúp bé tự chăm lo cho chính mình mà không cần sự nhắc nhở của bố mẹ đâu đấy.

Phân công công việc cho từng thành viên

Trong gia đình nên phân công công việc cho từng thành viên để bé hiểu rằng mỗi người đều có trách nhiệm với công việc và hình thành thói quen làm việc, tính tự lập từ sớm. Bạn có thể giao cho bé nhiệm vụ lau bàn ăn, lấy chén bát ăn cơm, sắp xếp kệ dép gọn gàng mỗi ngày, xách những túi nhỏ khi đi siêu thị, … và nhắc nhở bé làm thường xuyên để hình thành thói quen tốt nhé. Khi bé đã quen việc rồi mỗi khi chuẩn bị dọn cơm dù đang chơi đùa hay làm việc gì bé cũng sẽ chạy tới phụ bố mẹ lau bàn ăn, lấy chén bát ngay đấy.

Khen ngợi, động viên các bé

Việc khen ngợi cần được xem như hành động công nhận trẻ đã hoàn thành công việc nào đó, cho dù chúng chỉ hoàn thành ở mức sơ sài nhất, đơn giản nhất. Hãy đưa ra những lời nhận xét tích cực sau mỗi việc mà trẻ đã làm, cần hạn chế việc dùng những từ khen ngợi quá đáng cho một hành động đơn giản sẽ làm phản tác dụng, thay vào đó là những lời động viên tích cực như: con đánh răng sạch quá, miệng con rất thơm vì con đã đánh răng, cảm ơn con vì đã lau bàn ăn, lấy chén bát giùm mẹ, cảm ơn con vì đã xách đồ cho mẹ, con đi vệ sinh đúng nơi quy định rồi đó, hôm nay con xếp áo quần ngay ngắn quá, kệ dép nhà mình gọn gàng là nhờ con đấy nhé.

Ngoài ra, có thể động viên trẻ bằng các phần thưởng vật chất như con tự ăn cơm mẹ sẽ cho đi công viên, tự đi dép mẹ sẽ cho đi siêu thị chơi, và đặc biệt không nên khuyến khích trẻ bằng tiền vì làm cho trẻ hiểu không đầy đủ về giá trị của lao động. Hãy khoe các thành tích của bé với mọi người, khen ngợi khi con bắt đầu làm tốt và tỏ ra tự hào khi bé sắp thành người lớn để chúng có động lực cố gắng hơn. Làm như thế sẽ giúp bé sớm có tính tự lập và không dựa vào cha mẹ.

Luôn bên cạnh trẻ nhưng hạn chế sự trợ giúp

Vì các bé còn nhỏ nên rất cần tình yêu thương, sự bảo bọc của cha mẹ, do đó dù bạn muốn con tự lập thế nào vẫn phải để các bé hiểu bố mẹ luôn bên cạnh, che chở, ủng hộ các bé để chúng cảm thấy yên tâm mà “làm việc” nhé, nếu không dần dần trẻ sẽ nghĩ bố mẹ không thương yêu, không quan tâm chúng đấy.

Tuy nhiên, bí quyết thành công để dạy trẻ tính tự lập là bố mẹ cần kiên nhẫn, hạn chế sự trợ giúp đối với trẻ khi không thật sự cần thiết, đừng vì thấy trẻ làm mọi thứ lộn xộn hơn hay không thể tự ăn được mà xắn tay vào làm thay cho trẻ là bạn đã thất bại rồi. Tốt nhất hãy luôn bên cạnh, hướng dẫn, động viên để trẻ có thể ngày càng làm tốt hơn, hình thành nhiều thói quen tự lâp hơn nhé.

Mỗi đứa trẻ có một tính cách, thiên hướng khác nhau nên cách dạy dỗ của bố mẹ cũng cần có sự linh động, hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao. Sẽ có rất nhiều cách thức, phương pháp khác nhau để dạy trẻ tính tự lập nhưng 5 phương pháp hay giúp bố mẹ dạy trẻ tính tự lập trên đây là những phương pháp đóng vai trò cơ bản, nền tảng để bạn có thể vận dụng linh hoạt, phát triển hơn nhằm mang đến kết quả tốt hơn. Chúc các bạn dạy trẻ tính tự lập thành công và hiệu quả nhé.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý