Tính ngày rụng trứng để dễ thụ thai. Cách tính ngày rụng trứng trong tháng như thế nào?
Dấu hiệu của thời điểm rụng trứng
Canh trứng rụng là biện pháp quen thuộc của các cặp vợ chồng để có thể sớm có tin vui hoặc để chọn thời điểm sinh con hợp lý. Để nhận biết thời điểm rụng trứng, bạn cần theo dõi một số dấu hiệu của cơ thể và có sự chuẩn bị nhé.
Việc theo dõi thời gian rụng trứng không mấy khó khăn với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn 28 ngày nhưng với những người có chu kỳ bấp bênh, bạn nên chú ý đến những tín hiệu sức khỏe để xác định thời điểm trứng rụng. Khoảng giữ chu kỳ kinh nguyệt, nếu thấy những dấu hiệu như ngực căng, đau, chất nhầy từ âm đạo nhiều hơn và ham muốn ‘chuyện ấy’ mãnh liệt hơn, bạn đừng chần chừ làm “chuyện ấy” nếu đang mong có em bé bởi đó là thời điểm thụ thai tốt nhất.
Phần mềm tính ngày rụng trứng
Dưới đây là những dấu hiệu của thời kỳ rụng trứng bạn nên biết
1. Tăng chất dịch cổ tử cung
Trong thời gian rụng trứng, lượng chất nhầy ở cổ tử cung sẽ tăng đột biến và bạn dễ dàng quan sát được. Nhiều phụ nữ cho biết, khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt (khoảng ngày 14 của chu kỳ), họ cảm thấy “vùng kín” ẩm ướt hơn, đó chính là thời điểm trứng rụng. Thời điểm này, lượng nước nhầy thoát ra tại “vùng kín” của phụ nữ sẽ thay đổi cả về số lượng và tính chất. Những lúc khác, chất nhầy thường rất dính có màu vàng nhẹ giống như màu kem, hoặc đôi khi ở nhiều người không xuất hiện. Khi tới thời kỳ rụng trứng, chất nhầy trở nên nhiều hơn, chứa nhiều nước giống như lòng trắng trứng gà.
Đây là thời điểm lý tưởng để làm “chuyện ấy” mà không cần đến bất cứ loại chất bôi trơn nào. Phụ nữ cũng cảm thấy ham muốn “yêu” mạnh mẽ hơn vè dễ cuốn hút bạn đời hơn.
2. Cổ tử cung mở to hơn
Cùng với sự thay đổi về lượng chất nhờn tiết ra ở vùng kín, cổ tử cung của bạn cũng có những thay đổi nhất định. Khi bước vào thời kỳ rụng trứng, cổ tử cung thường mềm hơn và mở to hơn. Tuy nhiên chỉ có những người phụ nữ thật nhạy cảm và có kinh nghiệm mới nhận biết và kiểm tra được sự khác biệt này.
3. Đau và tức ngực
Thời điểm từ ngày 12 đến ngày 16 của chu kỳ, phụ nữ thường cảm thấy đau, căng và tức ngực. Nguyên nhân của hiện tượng này là sự tăng lên đột ngột của hoóc môn nữ. Không phải mọi phụ nữ đều có dấu hiệu rụng trứng này tuy nhiên nếu bạn chịu để ý một chút, bạn sẽ nhận thấy.
4. Nhiệt độ cơ thể tăng
Nếu bạn có nhiệt kế, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy nhiệt độ cơ thể bạn tăng lên đáng kể trong thời gian rụng trứng. Sự tăng nhiệt độ cơ thể trong giai đoạn này có nguyên nhân từ việc tăng hoóc môn progesterone được tiết ra trong thời kỳ rụng trứng. Nếu bạn thấy cơ thể mình tăng nhiệt độ chút đỉnh so với thường ngày (không có nguyên nhân từ bệnh tật) thì đó là thời điểm tuyệt vời khi bạn có ý định thụ thai.
5. Dùng dụng cụ kiểm tra chu kỳ rụng trứng
Có một cách xác định chính xác thời điểm trứng rụng là sử dụng dụng cụ thử (OPK). Dụng cụ này sẽ đo được nồng độ hoóc môn Luteinizing – hoóc môn có chức năng giúp trứng phát triển. Bạn sẽ dùng dụng cụ này để thử nước tiểu vào các buổi sáng trước một tuần mà bạn dự đoán là trứng rụng.
Chu kỳ kinh nguyệt và cách tính ngày rụng trứng
Chu kỳ kinh nguyệt là tập hợp các thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản. Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt điển hình xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh. Cùng với loài người, chu kỳ kinh nguyệt chỉ xảy ra ở các loài khỉ cao cấp khác, trong khi hầu hết các loài có vú có chu kỳ động dục.
Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ trưởng thành về giới tính phóng thích một trứng (đôi khi 2 trứng, có thể dẫn đến hình thành 2 hợp tử và sinh đôi) vào giai đoạn phóng noãn (rụng trứng). Trước khi phóng noãn, nội mạc tử cung, bao phủ bề mặt tử cung, được xây dựng theo kiểu đồng bộ hoá. Sau khi phóng noãn, nội mạc này thay đổi để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ và hình thành thai kỳ. Nếu thụ tinh và thai kỳ không xảy ra, tử cung loại bỏ lớp nội mạc và chu kỳ kinh mới bắt đầu. Quá trình loại bỏ nội mạc được gọi là hành kinh và biểu hiện ra bên ngoài là kinh khi phần nội mạc tử cung và các sản phẩm của máu ra khỏi cơ thể qua âm đạo. Mặc dù nó thường được gọi là máu, nhưng thành phần của nó khác với máu tĩnh mạch
Hành kinh là dấu hiệu người phụ nữ không mang thai. (Tuy nhiên, điều này không chắc chắn vì đôi khi có hiện tượng chảy máu trong giai đoạn sớm của thai kỳ.) Trong tuổi sinh sản, không hành kinh là dấu hiệu đầu tiên nghi vấn một phụ nữ có thể có thai. Trễ kinh là khi giai đoạn hành kinh theo mong đợi đã đến nhưng không xảy ra, và người phụ nữ có thể đã thụ thai.
Hành kinh là hiện tượng bình thường của tiến trình tự nhiên theo chu kỳ xảy ra ở phụ nữ khoẻ mạnh giữa tuổi dậy thì và cuối tuổi sinh sản. Tuổi trung bình của hành kinh lần đầu là 12 tuổi, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ 8 đến 16 tuổi.Lần kinh cuối, mãn kinh, thường xảy ra vào giữa độ tuổi 45 và 55. Lệch khỏi mẫu hình này cần được quan tâm về y khoa. Vô kinh chỉ một giai đoạn dài mất kinh không do thai kỳ ở phụ nữ trong tuổi sinh sản, thí dụ ở phụ nữ có lượng mỡ cơ thể rất thấp, như vận động viên, có thể bị ngưng hành kinh. Sự hiện diện của kinh nguyệt không chứng minh rụng trứng đã xảy ra, và người phụ nữ không rụng trứng vẫn có thể có chu kỳ kinh nguyệt. Các chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng có khuynh hướng diễn ra không đều và biểu hiện độ dài chu kỳ dao động lớn hơn. Ngoài ra, không hành kinh cũng không chứng minh rụng trứng đã không xảy ra, vì những bất thường về hormone ở phụ nữ không mang thai có thể ức chế hiện tượng chảy máu.
Những phụ nữ đang muốn có bầu cần hiểu rõ chu kỳ kinh nguyệt của mình, đặc biệt là ngày rụng trứng. Dưới đây là cách tính ngày rụng trứng, theo lời khuyên của Hiệp hội Thai sản Mỹ.
-
Một chu kỳ kinh được đo từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của lần tiếp theo.
-
Một chu kỳ kinh điển hình kéo dài 28-32 ngày, nhưng có thể ngắn hoặc dài hơn.
-
Xác định ngày rụng trứng bằng cách tính thời điểm giữa của chu kỳ, thông thường rơi vào giữa ngày thứ 11 và 21.
Ngày rụng trứng có thể là ngày 12 cho đến ngày 16 trước ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo.
Những hiểu biết về trứng và sự rụng trứng
Những hiểu biết về cơ quan sinh sản, đặc biệt là về trứng và sự rụng trứng sẽ giúp người phụ nữ biết được cách bảo vệ sức khoẻ sinh sản của mình và thực hiện thiên chức làm mẹ. Dưới đây, chúng tôi xin cung cấp một số kiến thức về trứng và sự rụng trứng để chị em có thể tham khảo.
Đặc điểm của trứng
Buồng trứng của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có hình bầu dục dẹt, với kích thước khoảng 3 x 4 x 1cm, nặng khoảng 10 - 16g. Chúng liên kết với góc tử cung và thành khoang chậu nhờ một số dây chằng.
Số tế bào trứng đã được xác định ngay từ trước ngày đứa trẻ ra đời và sẽ không tăng lên sau đó. Buồng trứng là do các tế bào sinh dục và tế bào cơ thể hợp thành.
Người phụ nữ trưởng thành có khoảng 3 - 4 triệu tế bào trứng nằm ở hai bên buồng trứng, thông thường mỗi tháng có một trứng chín và rụng, trong cả cuộc đời sẽ có khoảng 400 trứng rụng. Khi người phụ nữ mãn kinh, các tế bào noãn mẫu trong buồng trứng về cơ bản đã kiệt quệ. Một số phụ nữ do số lượng tế bào trứng trong thời kỳ phôi thai quá ít, hoặc do tế bào trứng thoái hóa quá nhanh, nên bị mãn kinh sớm.
Sự rụng trứng
Hiện tượng rụng trứng
Thông thường, mỗi tháng người phụ nữ có 1 tế bào trứng trưởng thành và rụng khỏi buồng trứng, 2 bên buồng trứng thay nhau thực hiện nhiệm vụ này.
Hiện tượng này thường xảy ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt (khoảng ngày 14 với phụ nữ có chu kì là 28 ngày). Thông thường, chu kì kinh nguyệt ở phụ nữ khoảng 28 - 35 ngày.
Khi chín, trứng sẽ rụng khỏi buồng trứng, rơi xuống ống dẫn trứng và nằm đó chờ thụ tinh. Lớp thành dạ con sẽ dày lên, chứa máu để chuẩn bị cho trứng đã được thụ tinh làm tổ và nuôi dưỡng trứng. Nếu không thụ thai được, lớp thành dạ con sẽ bong ra cùng với máu và chảy ra ngoài, hiện tượng này chính là hiện tượng kinh nguyệt.
Dấu hiệu của sự rụng trứng
- Kiểm tra nhiệt độ cơ thể: Đo và ghi lại nhiệt độ cơ thể của từng ngày lên một biểu đồ trong vòng một tháng. Sau khi trứng rụng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên khoảng 0,5 độ.
- Dựa vào sự thay đổi của dịch tiết âm đạo: Khi bắt đầu và kết thúc kỳ kinh, dịch tiết âm đạo tiết ra không nhiều. Nó đặc dính và có màu trắng đục. Khi hàm lượng estrogen tăng lên, ngay trước thời điểm rụng trứng, chất nhờn này sẽ lỏng và trong hơn. Chất nhờn này là môi trường tốt cho tinh trùng sinh sống và phát triển. Khi thấy chất nhờn tiết ra nhiều, nhiệt độ tăng cao vào giữa chu kì kinh thì khả năng rụng trứng rất cao.
- Dựa vào dụng cụ kiểm tra trứng tại nhà: Trước khi rụng trứng, lượng hócmôn trong cơ thể người phụ nữ tăng lên đột ngột. Nhiệm vụ của dụng cụ kiểm tra trứng rụng tại nhà này là nhận biết lượng hócmôn bên trong nước tiểu của người phụ nữ trong một vài ngày của chu kỳ kinh nguyệt. Sự gia tăng hoóc môn thai kỳ thuận lợi cho thấy thời điểm thuận lợi cho việc sinh sản đang đến gần.
Những điều cần lưu ý
- Trứng sống được 12 - 24 giờ sau khi rời khỏi buồng trứng và tinh trùng sống trong âm đạo được tối đa là 72 tiếng. Nên việc giao hợp trong khoảng thời gian 48 tiếng của thời gian trứng rụng sẽ dẫn đến hiện tượng thụ thai.
- Có thể xảy ra những bất thường đối với việc rụng trứng như: trong một lần có thể rụng nhiều trứng hoặc trứng có thể rụng cả vào ngày bạn đang có kinh nguyệt.
- Căng thẳng, bệnh tật, việc phá vỡ những thói quen hàng ngày, tuổi tác, hưng phấn tình dục có thể ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng.
- Chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng có thể xảy ra ngay cả khi trứng không rụng. Ngược lại, có những người có thể không có kinh nguyệt, nhưng vẫn xảy ra hiện tượng rụng trứng.
Tính ngày rụng trứng khi kinh nguyệt không đều
Xác suất của việc “đơm hoa nở nhụy” giữa tinh trùng và trứng thường diễn ra vào những ngày rụng trứng. Tuy nhiên, làm thế nào để tính được ngày rụng trứng trong khi chu kỳ kinh nguyệt lại không đều? Lúc nào là thời kỳ dễ thụ thai? Đáp án chính xác là lấy chu kỳ phổ biến 28 ngày để tính toán. Thời kỳ rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 14 (đếm ngược) bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Thời kỳ dễ thụ thai cũng có thể rơi vào khoảng thời gian từ 11 - 16 ngày sau ngày thấy kinh đầu tiên. Ngày dễ thụ thai nhất là ngày thứ 13 - 15 của chu kỳ. Nếu chức năng sinh sản bình thường, lại không áp dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào thì khả năng thụ thai trong thời kỳ này là rất cao. Ngày kinh đầu tiên chính xác là ngày nào? Ngày đầu tiên của chu kỳ được tính là ngày đầu có hiện tượng ra máu. Nếu trước đó có thấy ra vài giọt máu thì có thể bỏ qua không cần tính. Nhiều người vẫn lầm tưởng ngày sạch kinh mới là ngày đầu của một chu kỳ mới, vì thế dẫn đến tính toán sai thời kỳ dễ thụ thai. Chu kỳ 32 ngày thì tính thời kỳ dễ thụ thai thế nào? Nếu chu kỳ này là cố định thì thời kỳ dễ thụ thai cũng sẽ cố định tương ứng. Nếu chu kỳ của bạn dài hơn 28 ngày thì có thể áp dụng công thức suy đoán, tức cứ dài thêm một ngày thì ngày dễ thụ thai sẽ cộng thêm một và ngược lại nếu chu kỳ ngắn hơn 28 ngày thì ngày dễ thụ thai lại trừ đi một. Ví dụ: nếu chu kỳ dài 32 ngày thì thời kỳ dễ thụ thai sẽ ở vào khoảng ngày thứ 15 (11 +4) đến ngày thứ 20 (16 + 4), ngày rụng trứng có thể rơi vào ngày thứ 18 (14 + 4) của chu kỳ. Chu kỳ 26 - 30 ngày, tính thời kỳ dễ thụ thai thế nào? Trong trường hợp này, bạn phải tính toán 2 thời kỳ dễ thụ thai. Một là căn cứ vào chu kỳ ngắn nhất, hai là căn cứ vào chu kỳ dài nhất sau đó kết hợp 2 chu kỳ này lại với nhau. Ví dụ: với chu kỳ 26 ngày thì thời kỳ dễ thụ thai sẽ ở vào khoảng ngày thứ 9 đến ngày thứ 14 của chu kỳ. Nếu chu kỳ 30 ngày thì thời kỳ dễ thụ thai ở vào khoảng ngày thứ 13 đến ngày thứ 18 của chu kỳ. Tổng hợp lại, thời kỳ dễ thụ thai ở vào khoảng ngày thứ 9 đến ngày thứ 18 và ngày rụng trứng ở vào khoảng từ ngày thứ 12 - 16 của chu kỳ. Chu kỳ hoàn toàn không chuẩn thì tính thế nào? Nếu chu kỳ thường xuyên bị rối loạn không thể dự đoán được thì có thể bạn không rụng trứng. Trong trường hợp này, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân trứng không rụng trước đã. Tần suất của việc sinh hoạt vợ chồng trong thời kỳ dễ thụ thai? Tần suất lý tưởng là 2 ngày một lần hoặc 3 lần/tuần. Tuy nhiên cần chú ý, làm “chuyện ấy” mỗi ngày không thể làm tăng xác suất thụ thai, ngược lại còn làm giảm lượng tinh dịch và khiến cơ thể mệt mỏi. Thời kỳ dễ thụ thai với chu kỳ 28 ngày là trong khoảng ngày thứ 13 - 15 của chu kỳ, vì thế trong giai đoạn này nên làm “chuyện ấy” 1 - 2 lần để nâng cao khả năng thụ thai. Vì sao phương pháp đo nhiệt độ tính ngày rụng trứng bị thất bại? Nhiệt độ cơ thể là một công cụ hỗ trợ mang thai rất phổ biến, tuy nhiên lại rất dễ khiến người ta ngộ nhận. Thường thì trong vòng 2 ngày sau khi rụng trứng thì nhiệt độ cơ thể có tăng lên đôi chút và có thể theo dõi được. Thế nhưng, ngày nhiệt độ cơ thể tăng cao đồng thời cũng là ngày kết thúc của thời kỳ dễ thụ thai. Nói cách khác, nhiệt độ cơ thể tăng cao có nghĩa thời kỳ dễ thụ thai của bạn đã hết. Nguyên lý của que thử rụng trứng? Nguyên lý của que thử rụng trứng là kiểm tra hàm lượng của kích thích tố LH. Thông thường, hàm lượng LH trong cơ thể rất thấp nhưng nó đột ngột tăng cao trước khi rụng trứng, y học gọi đó là “giá trị đỉnh LH”. Que thử rụng trứng có tác dụng đo lại giá trị này, nếu nó xuất hiện tức là trứng sắp rụng trong khoảng 12 - 26 giờ nữa. Tuy nhiên, nếu bạn cứ chờ đến khi giá trị đỉnh này xuất hiện thì có thể đã bị lỡ mất một nửa thời gian của thời kỳ dễ thụ thai. Lý do đơn giản là vì trước khi xuất hiện giá trị này thì đã là thời kỳ dễ thụ thai rồi. Không áp dụng tất cả các biện pháp trên, làm thế nào để thụ thai? Nếu bạn sinh hoạt vợ chồng với tần suất 2 - 3 ngày 1 lần trong thời gian không có kinh thì bạn đã có xác suất thụ thai rất cao rồi. Nếu bạn chỉ sinh hoạt vợ chồng 1 lần/tuần hoặc ít hơn thì rất có thể bạn đã bỏ qua thời kỳ dễ thụ thai. Những chú ý giúp nâng cao cơ hội thụ thai Người chồng nên tránh cho cơ quan sinh dục ở trong tình trạng nhiệt độ cao; giảm bớt hoặc tránh hẳn việc mát xa, tắm bồn, xông hơi, hạn chế vận động mạnh và đi xe đạp. Người vợ nên chú ý đến sự thay đổi sinh lý. Khi bước vào thời kỳ dễ thụ thai, lượng khí hư cũng tăng lên nhiều, đồng thời có thêm ham muốn tình dục. Những dấu hiệu này không nên bỏ qua, bởi vì không loại trừ khả năng thời kỳ dễ thụ thai lại xuất hiện đúng lúc không ngờ đến. Người vợ phải đạt được cực khoái khi làm “chuyện ấy”, vì như thế sẽ khiến tử cung co thắt, tạo điều kiện đưa tinh trùng xâm nhập vào tử cung, nâng cao khả năng thụ thai. Vì thế, nhiều khi có sinh hoạt vợ chồng nhưng không có cực khoái thì tinh trùng cũng khó di chuyển vào trong. Sau khi sinh hoạt nên nằm ngửa từ 10 - 15 phút, đồng thời tránh tiếp xúc với các loại hóa chất. Nếu phát hiện có bệnh ở âm đạo thì phải đi khám ngay, vì các căn bệnh về âm đạo cũng sẽ ảnh hưởng đến sự thụ thai. (ST)