Nguyên nhân nào làm cho lượng kinh nguyệt ít?
Những người có ngày kinh ít hơn 3 ngày hoặc lượng máu hành kinh ít hơn 20ml thì gọi là lượng kinh nguyệt ít.
Lượng kinh nguyệt ít có thể do bệnh ở tử cung hoặc buồng trứng gây nên. Chứng sẹo hóa ở một bộ phận nội mạc tử cung sẽ có biểu hiện lâm sàng là lượng kinh nguyệt ít. Bệnh tật ở buồng trứng thường gặp ở những trường hợp hành kinh mà buồng trứng không rụng trứng do những nguyên nhân khác nhau (khi không rụng trứng, sự dao động về mức độ oestrogen có thể gây bong những mảnh nội mạc tử cung nhỏ).
Ở trường hợp kinh nguyệt ít do bệnh ở nội mạc tử cung, đường đồ thị nhiệt độ cơ sở và mức độ oestrogen hoàng thể đều bình thường. Kiểm tra soi buồng tử cung có thể phát hiện thấy nội mạc mỏng, có sẹo hoặc dính. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến việc bắt rễ của trứng đã thụ tinh và dẫn đến vô sinh, việc điều trị tương đối khó khăn. Nội mạc đã bị sẹo hóa khó tái sinh nhưng cũng không gây hậu quả nghiêm trọng, việc uống thuốc bắc nhằm làm hoạt huyết cũng có thể đạt được hiệu quả chữa trị.
Có lúc kinh nguyệt ít còn gây ra thống kinh, đau dữ dội hoặc đau theo từng cơn. Điều này chứng tỏ trong buồng tử cung bị dính hoặc là mạch máu bị ngăn trở, thường hay xảy ra ở những người đã nạo thai. Những trường hợp này cần phải được xử lý gấp. Để phòng ngừa bị tái dính nội mạc, bác sĩ thường cho bệnh nhân đặt vòng tránh thai, quan sát sau 2-3 lần hành kinh. Nếu lượng kinh nguyệt tăng lên hoặc không còn hiện tượng thống kinh nữa thì có thể lấy vòng tránh thai ra
Kinh nguyệt không đều có thể là nguyên nhân dẫn đến vô sinh
Hành kinh không đều là một trong những căn bệnh mà phụ nữ thường mắc phải và lo lắng. Đó là trạng thái rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, như hành kinh không đúng định kỳ, ra nhiều hoặc quá ít...
Chu kỳ hành kinh được tính từ ngày đầu của kỳ hành kinh trong tháng này cho đến trước một ngày của kỳ hành kinh sau, phần lớn là 28 - 30 ngày, nói chung trong vòng từ 25 - 30 ngày thì được coi là bình thường - Hành kinh bình thường là có máu màu đỏ sẫm, lẫn một số mảnh vụn và chất nhờn của màng tử cung. Trong vòng thời gian từ 2 - 7 ngày được coi là bình thường. Lượng máu kinh nguyệt bình quân là khoảng từ 50ml. Hành kinh không đều thường là đến trước hoặc sau 7 ngày, hay không có quy luật; Kinh nguyệt ra quá nhiều hoặc quá ít, dây dưa mãi không sạch, kéo dài từ 10 ngày trở lên với máu có màu đen sẫm hoặc đỏ nhạt.
Các bác sĩ phụ khoa cho rằng, hành kinh không đều là một căn bệnh cho nên cần kịp thời đến bệnh viện xin khám và điều trị, uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Có một số phụ nữ thấy hành kinh ra máu quá nhiều hoặc quá ít, không đi khám bệnh, mà lại tự chẩn đoán bệnh và uống thuốc tùy tiện, như vậy không những không hiệu quả mà còn làm bệnh trạng thêm nghiêm trọng. Trước khi điều trị chứng kinh nguyệt không đều, nhất thiết phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân, sau đó mới chữa theo đúng bệnh căn. Và việc uống thuốc cũng phải tùy theo lứa tuổi (như tuổi dậy thì, tuổi sinh nở, tuổi mãn kinh) ở mỗi độ tuổi khác nhau thì sử dụng thuốc cũng không giống nhau, mỗi người một khác. Vì vậy, những phụ nữ hành kinh không đều nên đến bệnh viện chuyên khoa phụ sản khám bệnh để được các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm điều trị đúng cách.
Hành kinh không đều là dấu hiệu khó thụ thai!
Khi đến tuổi dậy thì, người phụ nữ bắt đầu hành kinh. Sau một thời gian hành kinh không ổn định, tuyệt đại đa số phụ nữ đều hình thành chu kỳ kinh nguyệt có quy luật bình thường trong mỗi tháng. Nhưng thực tế có nhiều nguyên nhân: sức khỏe, môi trường làm việc, ăn uống, tính tình và nhiều mặt khác, dẫn đến hành kinh không đều ở những mức độ khác nhau. Nhiều khi tình trạng này không ảnh hưởng đến cuộc sống, nên có nhiều phụ nữ trẻ tuổi thường không coi trọng, không chữa trị, do đó sau này có thể dẫn đến hiện tượng vô sinh.
Qua điều tra cho thấy, những phụ nữ không thụ thai được ít nhiều đều có triệu chứng hành kinh không đều. Vậy có phải do hành kinh không đều mà dẫn đến hiện tượng không thụ thai? Bác sĩ cho biết, không phải do hành kinh không đều dẫn đến việc không có thai, mà là do một hoặc một số bệnh trong cơ thể khiến cho kinh nguyệt không đều và không thụ thai được, hay nói cách khác, hành kinh không đều là tín hiệu không thể thụ thai. Chẳng hạn, những phụ nữ không thụ thai do noãn sinh trưởng không bình thường thì hành kinh ít và màu nhạt, hành kinh muộn hoặc đột nhiên tắc kinh; hoặc do tắc ống dẫn trứng thì thường ra nhiều máu cục, màu sẫm, không đều; hoặc do viêm phần phụ thì thường là máu kinh nguyệt ra nhiều, màu đỏ tươi, đặc, có mùi tanh; hoặc do khối u tử cung và màng tử cung không bình thường gây nên, thông thường có những triệu chứng là hành kinh đến sớm, ra nhiều và không cầm được máu, đau bụng... Qua những thí dụ trên có thể thấy, không thụ thai thường đi kèm với nhiều vấn đề về chu kỳ hành kinh, xuất hiện những vấn đề về kinh nguyệt và cũng là triệu chứng không thể thụ thai.
Vì vậy, trong thực tế lâm sàng là sau khi điều trị cho kinh nguyệt trở lại bình thường, một số chị em lại có thể thụ thai... Có nhiều phụ nữ khi kinh nguyệt không đều thì nghĩ là do các bệnh về phụ khoa như viêm tử cung, tử cung không bình thường, viêm khoang xương chậu mãn tính hay cấp tính, khối u tử cung... mà không nghĩ đến những nguyên nhân khác; Vì có nhiều thói quen không tốt cũng có thể khiến cho kinh nguyệt không đều.
Một số yếu tố gây bệnh
1- Tinh thần không ổn định: Thường xuyên trong trạng thái trầm cảm, bực tức hoặc bị sốc mạnh về tinh thần và bị vết thương lòng... đều có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều, hoặc hành kinh gây đau bụng và tắc kinh.
2- Lối sống không có quy luật: Theo nghiên cứu, những phụ nữ trong khi có kinh bị lạnh, làm cho mạch máu trong xương chậu bị co bóp quá mạnh, khiến máu kinh ra quá ít, thậm chí gây tắc kinh. Vì vậy, trong cuộc sống hằng ngày phụ nữ cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ và hợp lý, nhất là trong những ngày hành kinh.
3- Không nên ăn quá ít: Các chuyên gia y tế cho biết, ở độ tuổi con gái, lượng mỡ ít nhất phải chiếm 17% trong cơ thể mới có thể thấy kinh lần đầu, tỷ lệ mỡ ít nhất phải chiếm 22% trong cơ thể thì mới có thể duy trì được chu kỳ hành kinh bình thường. Nếu ăn quá ít thì việc hấp thụ lượng calori không đủ sẽ khiến cho lượng mỡ và lượng đạm trong cơ thể bị tiêu hao, làm cho sự sản sinh nội tiết tố sinh dục nữ không bình thường nên sẽ bị thiếu, ảnh hưởng đến chu kỳ hành kinh, thậm chí hành kinh rất ít hoặc tắc kinh.
4- Hút thuốc, uống rượu: Chất cồn và một số thành phần trong rượu và khói thuốc có thể làm rối loạn quá trình sinh lý có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến cho kinh nguyệt không đều. Trong số những phụ nữ hút thuốc và uống rượu nhiều có 25 đến 32% hành kinh không đều phải đến bệnh viện điều trị; trường hợp những phụ nữ mỗi ngày hút 20 điếu thuốc lá hoặc uống 100ml rượu mạnh trở lên thì tỷ lệ bị hành kinh không đều sẽ cao gấp 4 lần so với phụ nữ không hút thuốc lá, uống rượu.
Về vấn đề kinh nguyệt không đều, bạn cần đi khám tại BV Phụ sản Trung ương hoặc BV phụ sản Hà Nội sớm để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị.
Ngoài ra, để tìm được nguyên nhân của việc bạn bị giảm cân, bạn cần đi khám chuyên khoa tiêu hoá, nội tiết. Các bác sĩ sẽ khám để tìm ra nguyên nhân và tư vấn cho bạn cách điều trị thích hợp.
Kinh nguyệt phản ánh tình trạng sức khoẻ của phụ nữ
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, kinh nguyệt phản ánh rõ nét nhất tình trạng sức khoẻ của họ, thể hiện qua màu sắc, khối lượng, độ dài thời gian...
Theo dõi chu kỳ
Chu kỳ kinh nguyệt (thời gian giãn cách giữa hai lần kinh) của mỗi phụ nữ đều có tính quy luật. Nếu bống nhiên có trước hoặc sau rất nhiều ngày (1-2 ngày chậm hoặc nhanh thì không phải là bệnh) kèm thêm cảm giác khó chịu thì phải kịp thời kiểm tra, không nên bỏ qua. 1-2 năm đầu khi thấy kinh hoặc gần kỳ mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi nhưng không phải là bệnh.
Xem màu sắc
Kinh nguyệt bình thường phần nhiều có màu đỏ sẫm. Nếu kinh nguyệt có màu đỏ tươi, màu cà phê, màu vàng hoặc màu đen giống như nước giọt gianh thì cần để tâm theo dõi. Đông y cho rằng, hiện tượng này là do khí hư có hàn hoặc nhiệt như thở ngắn hơi, tiếng nói nhỏ yếu, ngại nói, tay chân rã rời, cử động uể oải. Nếu chú ý giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt là có thể khắc phục được chứng bệnh này.
Quan sát lượng
Lượng kinh nguyệt quá nhiều hoặc quá ít đều là biểu hiện không bình thường. Lượng kinh nguyệt nhiều có thể được hiểu hoặc là lượng máu chảy ra quá nhiều (bình thường không quá 100ml), thời gian hành kinh quá dài (bình thường là 7 ngày).
Kinh nguyệt quá nhiều: Thường do màng trong tử cung bong ra bất thường và do chứng tăng sinh màng tử cung, hoặc có những bệnh tử cung nhu u xơ tử cung...; hoặc những bệnh của các cơ quan khác như rối loạn chức năng gan, các bệnh về máu...; hoặc do chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh như không chú ý vệ sinh kinh nguyệt, bị lạnh, bị nóng quá, tinh thần căng thẳng... gây nên.
Kinh nguyệt quá ít: Phụ nữ trên 18 tuổi vẫn chưa thấy hành kinh, hoặc những tháng trước thấy kinh bình thường, mà nay liên tục trên 3 tháng không thấy thì gọi là bế kinh (tắc kinh). Bế kinh thường do các bệnh mạn tính toàn thân như thiếu máu nghiêm trọng, bị bệnh gan, đái đường... mắc một số bệnh sán hút máu..., dinh dưỡng không tốt, nội tiết không điều hoà, lao bộ phận sinh dục....
Ngoài ra, đại não bị kích thích mạnh hoặc bị tổn thương như quá căng thẳng, quá đau khổ, phiền não, dầm mưa lạnh, lao động mệt mỏi cũng đều có thể gây bế kinh. Tuy vậy, bế kinh trong thời gian sinh đẻ và cho con bú là hiện tượng sinh lý bình thường.
Trạng thái, tính chất
Máu kinh nguyệt bình thường không đặc, hơi dính, trong có thể thấy các cục dính màu trắng (là mảnh vụn của màng trong tế bào). Nếu máu kinh nguyệt vừa dính vừa đông đặc hoặc trong suốt như nước, hoặc kết thành hòn máu to và cứng thì có thể do máu ứ, cần giữ vệ sinh kinh nguyệt tốt.
Quan sát triệu chứng của thời kỳ kinh nguyệt
Phụ nữ khoẻ mạnh ở thời kỳ kinh nguyệt thường không có triệu chứng gì đặc biệt. Số ít phụ nữ vào thời kỳ này có một số cảm giác hơi khó chịu như tinh thần bị ức chế, dễ bị kích động, toàn thân mệt mỏi... nhưng sau khi hết kinh thì những cảm giác này cũng kết thúc.
Nếu ở thời kỳ kinh nguyệt mà thấy rõ các triệu chứng thì tức là thuộc trạng thái bệnh lý: tăng sinh túi tuyến vú, đau một bên đầu, đau bụng kinh, căng thẳng trước kỳ kinh, chảy máu cam... Các triệu chứng này có liên quan với các dạng bệnh khác.
Nếu bạn thấy có những bất thường, nên gặp các bác sĩ sản khoa để được tư vấn và điều trị.
(ST)