Bệnh nấm da
Bệnh nấm da thân là một trong nhiều thể nhiễm nấm tại lớp thượng bì da, đặc trưng bởi ngứa, tổn thương ban đỏ hình tròn với vùng da lành ở chính giữa. Những thể nấm da khác hay gặp bao gồm:
·Bệnh nấm da chân, tổn thương chủ yếu ở vùng da ẩm ướt giữa các ngón chân và đôi khi cả bàn chân.
·Bệnh nấm da đùi, tổn thương da ở cơ quan sinh dục, mặt trong đùi và mông.
·Bệnh nấm da đầu, thường gặp nhất ở trẻ em với những mảng ngứa, đỏ da vùng da đầu, để lại mảng trụi tóc.
Bệnh nấm da thân gặp ở tay, chân, thân mình và mặt. Mặc dù khó coi, nhưng nấm da thường không nguy hiểm, trừ ở người bị suy giảm miễn dịch. Điều trị thường là bôi thuốc chống nấm.
Dấu hiệu và triệu chứng
Bao gồm:
·Ban hình vòng trên da, đỏ và sưng quanh rìa và có vùng da lành ở giữa.
·Ban vòng đỏ, có vảy lan dần trên thân mình hoặc mặt.
·Dát phẳng, tròn, ngứa.
·Có thể xuất hiện nhiều mảng nấm da, chồng lên nhau. Bệnh nhân có thể bị nấm da mà không có ban vòng đỏ và ngứa.
Nguyên nhân
Thông thường, cần 1 tháng để các tế bào da mới chuyển từ lớp dưới cùng của da (nơi tạo ra các tế bào này) ra đến lớp ngoài cùng, nơi những tế bào da chết đi và bong vảy.
Nguyên nhân của bệnh nấm da là do nấm ký sinh ở các tế bào thượng bì chết. Bệnh có thể lây truyền theo các đường sau:
·Từ người sang người: qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
·Từ động vật sang người: do tiếp xúc với động vật mắc bệnh, như khi vuốt ve hoặc chải lông cho chó, mèo. Người cũng có thể bị nhiễm nấm từ bò, dê, lợn và ngựa.
·Từ đồ vật sang người: do tiếp xúc với những đồ vật hoặc bề mặt mà người hoặc vật nhiễm bệnh đã chạm vào, như quần áo, khăn tắm, khăn trải giường, lược hoặc bàn chải.
·Từ đất sang người: trong một số ít trường hợp, người có thể bị nhiễm nấm do tiếp xúc với đất bẩn, chỉ xảy ra khi tiếp xúc lâu dài với đất bẩn. Nếu đất có đủ dưỡng chất, bào tử nấm có thể sống hàng tháng trời hoặc lâu hơn.
Yếu tố nguy cơ
Bào tử nấm gây bệnh phát triển trong môi trường ẩm ướt, chật chội. Môi trường nóng ẩm gây đổ mồ hôi nhiều cũng thích hợp cho bệnh lây lan. Ra nhiều mồ hôi làm trôi chất nhờn có tác dụng diệt nấm trên da, làm da dễ nhiễm bệnh. Các vận động viên có nguy cơ cao bị nấm da.
Nấm da cũng hay gặp ở trẻ em. Dịch nấm da thường xảy ra ở trường học, nhà trẻ và mẫu giáo. Trẻ em có vật nuôi cũng tăng nguy cơ bị nấm da.
Những người bị suy giảm miễn dịch như mắc bệnh đái tháo đường hoặc nhiễm HIV/AIDS cũng có nguy cơ cao bị nấm da. Người bị viêm da dị ứng cũng dễ bị nấm da hơn. Hàng rào da bảo vệ cơ thể chống các bệnh nhiễm trùng, nhiễm virus và nấm thường bị suy yếu hoặc tổn hại.
Khi nào cần đi khám
Hãy đi khám bác sĩ nếu vết ban trên da không cải thiện trong vòng 2 tuần. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc. Nếu ban đỏ nhiều, sưng, chảy nước hoặc có sốt, hãy đi khám bác sĩ ngay.
Sàng lọc và chẩn đoán
Bác sĩ sẽ xác định liệu bạn bị nấm da hay bị bệnh da khác, như vẩy nến hoặc viêm da dị ứng. Bác sĩ có thể hỏi xem bạn có tiếp xúc với đất bẩn hoặc với người hoặc động vật bị nấm da hay không.
Bác sĩ có thể cạo da hoặc lấy mẫu vùng da bị bệnh để soi dưới kính hiển vi. Nếu mẫu xét nghiệm có nấm, bạn sẽ được điều trị bằng thuốc chống nấm. Nếu xét nghiệm âm tính, nhưng bác sĩ vẫn nghi ngờ bạn bị nấm da, mẫu bệnh phẩm sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để nuôi cấy. Bác sĩ cũng có thể đề nghị nuôi cấy nếu bệnh của bạn không đáp ứng với điều trị.
Biến chứng
Bệnh nấm hiếm khi lan xuống dưới bề mặt da gây bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, người bị suy giảm miễn dịch (như người nhiễm HIV/AIDS) rất khó chữa khỏi bệnh.
Điều trị
Đối với trường hợp nấm da nhẹ, bác sĩ có thể cho dùng các thuốc mỡ, thuốc nước, thuốc bột hoặc thuốc xịt chống nấm không kê đơn. Hầu hết các ca có đáp ứng tốt với thuốc dùng tại chỗ, bao gồm:
- Miconazole (Micatin, Monistat-Derm)
- Clotrimazole (Lotrimin, Mycelex)
- Terbinafine (Lamisil)
Nếu bệnh nấm da nặng lên hoặc không đáp ứng với các thuốc không kê đơn, người bệnh sẽ được uống hoặc bôi loại thuốc kê đơn, gồm:
- Thuốc bôi: econazole (Spectazole), oxiconazole (Oxistat)
- Thuốc uống: itraconazole (Sporanox), fluconazole (Diflucan), terbinaffine (Lamisil)
Các tác dụng phụ của thuốc uống bao gồm kích ứng dạ dày ruột, phát ban và chức năng gan bất thường. Đang dùng các thuốc khác, như thuốc chống tiết acid để điều trị loét dạ dày hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, có thể ảnh hưởng đến hấp thu thuốc chống nấm. Các thuốc uống điều trị nấm da có thể làm thay đổi hịêu quả của thuốc chống đông warfarin.
Griseofulvin (Fulvicin, Grisactin), một loại thuốc uống chống nấm khác ít được dùng kể từ khi có nhiều loại thuốc mới. Griseofulvin có hịêu quả nhưng phải dùng kéo dài hơn để diệt trừ nấm. Tác dụng phụ thường gặp là đau đầu, khó chịu ở đường tiêu hóa, mẫn cảm với ánh sáng, phát ban hoặc giảm số lượng bạch cầu. Griseofulvin hay được dùng nhất cho bệnh nhân dị ứng với các thuốc chống nấm khác, bị bệnh gan, hoặc bị các bệnh khác chống chỉ định dùng thuốc.
Phòng bệnh
Bệnh nấm da rất khó phòng ngừa. Nấm gây bệnh rất phổ biến và dễ lây thậm chí trước khi triệu chứng xuất hiện
. Tuy nhiên, có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh bằng cách:
·Có hiểu biết về bệnh, nhận thức được nguy cơ mắc bệnh từ người bị nhiễm hoặc vật nuôi.
·Tuyên truyền cho người khác: Hãy nói cho trẻ biết về bệnh nấm da, cần theo dõi những gì và cách phòng tránh bệnh.
·Giữ vệ sinh, rửa tay thường xuyên để tránh lây nhiễm nấm. Giữ vệ sinh những khu vực công cộng, đặc biệt là trường học, nhà trẻ, nhà tập thể thao và các phòng kín.
·Giữ mát mẻ, không mặc quần áo dầy lâu trong thời tiết nóng ẩm. Tránh đổ mồ hôi nhiều.
·Kiểm tra súc vật nuôi xem có bị nấm da hay không. Bệnh thường biểu hiện là một mảng da bị trụi lông.
·Không dùng chung vật dụng cá nhân như quần áo, khăn mặt, khăn tắm, lược. Hạn chế cho người khác mượn những vật dụng này.
Một số loại nấm da đầu thường gặp
Có nhiều loại nấm da nhưng hay gặp nhất là một số nấm da sau đây:
Nấm thân
Điển hình là nấm gây bệnh hắc lào. Dấu hiệu đầu tiên là ngứa vùng bị bệnh, sau đó thấy một vệt màu hơi đỏ, có viền, bờ rõ rệt, trên viền đó có các mụn nước lấm tấm. Viền này ngày càng lan rộng tạo thành nhiều hình vòng cung, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nhiều khi do người bệnh ngứa, gãi và làm lây lan ra nhiều vùng hắc lào trên cơ thể của mình. Bệnh hắc lào là một trong những bệnh nấm da có khả năng lây từ người này sang người khác do sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt như quần, áo, khăn mặt, khăn tắm, ngủ chung giường, đắp chung chăn...
Nấm kẽ (thường xảy ra trong mùa mưa)
Căn nguyên của bệnh là do vi nấm epidermophyton, nấm trichophyton hay còn do nấm candida albicans. Bệnh bắt đầu ở giữa kẽ ngón chân thứ 3 và thứ 4. Kẽ ngón có hiện tượng bong xước da, màu hơi vàng, chảy dịch, có thể xuất hiện mụn nước. Bệnh thường gặp ở những người do nghề nghiệp phải tiếp xúc nước nhiều giờ liên tục nhiều ngày như nông dân, người làm vệ sinh cống rãnh, vận động viên bơi lội...
Nấm móng
Nấm móng thường do trichophyton gây nên. Bệnh biểu hiện ở bờ tự do của móng hay ở hai bên cạnh của móng. Khi bị bệnh, móng mất màu bóng, bị đẩy nhô lên hoặc khuyết vào, trên mặt móng lỗ chỗ hoặc thành rãnh. Dưới rãnh có chất bột vụn. Như vậy móng càng ngày càng bị sù sì, màu vàng hoặc đục. Bệnh có thể lây từ móng này sang móng khác.
Nấm tóc
Nấm tóc do piedra hortai gây nên. Biểu hiện là trên mỗi sợi tóc có nhiều hạt màu đen bám vào. Tuy vậy bệnh nhân không thấy có gì khác thường và tóc cũng không bị rụng.
Trong khi đó, loại nấm tóc do trichophyton gây ra thì biểu hiện tổn thương trên da đầu. Da đầu có nhiều vết tròn nhỏ, kích thước bé khoảng từ 3-5mm,da đầu có vảy mỏng hay ngứa da vùng đầu.
Bệnh lang ben
Lang ben do nấm pityrosporum gây nên. Bệnh lang ben thường có hai dạng: dạng màu trắng và dạng màu đen. Bệnh gây ngứa, nhất là khi ra nắng hay ra nhiều mồ hôi. Lúc này bệnh nhân có cảm giác như bị kim chích nhẹ gây ngứa ngáy khó chịu.
Bệnh lang ben tùy thuộc khá nhiều vào việc vệ sinh da, sức đề kháng của cơ thể, phụ thuộc vào độ pH của da và cả độ ẩm của da. Cho nên có thể giải thích một số trường hợp trong một gia đình có người mắc bệnh lang ben nhưng người khác lại không mắc.
Bệnh nấm da có lây hay không?
Bệnh nấm da rất dễ lây sang các vị trí khác trên cơ thể người bệnh và cho người khác. Chúng lây truyền trực tiếp, gồm các hình thức sau đây:
- Tiếp xúc với bào tử nấm có trong thiên nhiên và khi chúng bám vào da, quần áo, khăn mặt một cách tình cờ.
- Tiếp xúc với một số động vật nuôi trong nhà mà các động vật đó bị nấm da.
- Bệnh nấm lây từ người này sang người khác do nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn mặt, khăn tắm...
Nên làm gì khi bị bệnh nấm da?
Nên đến bác sĩ da liễu để được khám và uống thuốc, thoa thuốc theo đúng bệnh.
Để điều trị nấm ngoài da (lang ben, nấm ở thân mình như lác, hắc lào), nấm bẹn, nấm ở bàn tay, bàn chân có thể thoa kem Nizoral Cream hoặc Nizoral Cool Cream tại vùng da nhiễm nấm. Nizoral Cream chứa các hạt siêu mịn thấm qua da nhanh chóng. Với ketoconazole 2% có ái tính cao với lớp sừng, Nizoral được lưu giữ trên da liên tục sau hơn 16 giờ, do đó người dùng chỉ cần thoa 1 ngày/lần.
Khi dùng Nizoral Cream, nên dùng đủ thời gian điều trị, ít nhất là thêm 1 vài ngày sau khi hết các triệu chứng. Nên tham vấn tại các dược sĩ hoặc bác sĩ khi sử dụng thuốc.
Để đề phòng bệnh nấm da cần vệ sinh da sạch sẽ, da luôn được thoáng mát. Không mặc chung quần áo, không dùng chung khăn mặt, khăn tắm, không dùng chung chăn, gối với người đang bị bệnh nấm da.
Vi nấm ẩn nấp dưới da gây ngứa, khó chịu, nếu bạn không chữa trị tận gốc thì tái phát rất nhanh. Nizoral Cream và Nizoral Cool Cream diệt nấm tận gốc, làm hết ngứa nhanh.
(ST)