Cách chữa trị bệnh đau mắt hột

seminoon seminoon @seminoon

Cách chữa trị bệnh đau mắt hột

18/04/2015 03:16 PM
16,510

Đau mắt hột có dễ lây cho người khác? Đau mắt hột có khác đau mắt thường không? Mọi thắc mắc chúng tôi sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây.

 

Bệnh đau mắt hột nguyên nhân và điều trị

 

Bệnh biểu hiện bằng những tổn thương dạng hột hoặc thẹo trên giác mạc mắt. Bệnh đau mắt hột có thể tự khỏi, nhưng có một số trường hợp có thể dẫn đến các biến chứng như cụp mi, lông xiêu, loét và sẹo đục giác mạc… thậm chí dẫn đến mù lòa.

Nguyên nhân

Đau mắt hột là do vi khuẩn Clamydia Trachomatis gây ra, nhưng trong một số trường hợp không giữ vệ sinh tốt, các vi sinh vật gây bệnh khác có thể khiến cho bệnh nặng thêm.

Triệu chứng

Đau mắt hột có nhiều biểu hiện khá đa dạng, có thể từ những dấu hiệu nhỏ thường bị bỏ qua đến những triệu chứng nặng và kéo dài dai dẳng. Tùy vào mức độ bệnh mà đau mắt hột có thể được chia thành 2 thể như sau:

Thể nhẹ: hay còn được gọi là đau mắt hột đơn thuần. Ở thể này, các tổn thương chỉ xuất hiện ở lớp biểu mô kết mạc và dừng lại ở đó. Bệnh nhân có thể không có triệu chứng gì hoặc chỉ có các triệu chứng như, ngứa mắt, cộm mắt, hay cảm thấy mỏi mắt và có thể chảy nước mắt. Bệnh có thể tự khỏi nếu người bệnh giữ vệ sinh tốt và không bị tái nhiễm.

Thể nặng: Vi khuẩn xâm nhập xuống những lớp sâu bên dưới của kết mạc mắt. Biểu hiện bệnh trầm trọng và kéo dài. Bệnh có thể gây các biến chứng như lông quặm, cụp mi, sẹo giác mạc… và dẫn đến mù mắt nếu không được điều trị tốt.

Biến chứng

Bệnh đau mắt hột có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

- Viêm kết mạc mãn tính: làm cho mắt cộm, ngứa, đỏ quanh năm.

- Lông quặm, lông xiêu: là tình trạng lông mi mọc xiêu vẹo, biến dạng, quặp hoặc cọ sát liên tục vào giác mạc khiến giác mạc bị tổn thương, trầy xước, đục, mờ giác mạc, thậm chí có thể gây loét giác mạc. Nếu nhiễm trùng có thể dẫn đến viêm mủ nhãn cầu gây teo, mù mắt.

- Viêm sụn mi: là tình trạng sụn mi bị dày lên, xơ hóa và biến dạng.

- Loét giác mạc.

- Bội nhiễm: Các tác nhân gây bệnh khác có thể xâm nhập gây viêm, loét giác mạc, những trường hợp nặng có thể gây mù lòa.

- U hột ở rìa: u hột ở vùng rìa giác mạc lan vào diện đồng tử và có khi có cả trên toàn bộ giác mạc.

- Loạn thị: do sạn vôi và các sẹo mắt hột cọ sát lâu ngày trên giác mạc làm giác mạc gồ ghề, lởm chởm, sai lệch đường đi của ánh sáng vào mắt gây loạn thị, giảm thị lực.

- Khô mắt, khô giác mạc: do các ống tuyến bị teo, giảm tiết dịch. Mắt trắng khô như mắt tượng, mờ hẳn. Khô mắt có thể dẫn tới tình trạng loét giác mạc, thủng giác mạc và gây mù mắt.

- Viêm tuyến lệ, tắc ống dẫn lệ: gây ra triệu chứng mờ mắt, chảy nước mắt sống. Bệnh nhân bị mắt hột có biến chứng sẽ có 3 triệu chứng mà chúng ta hay gọi là tình trạng mắt toét gồm: trụi lông mi, mắt ướt, bờ mi đỏ.

Thuốc gì chữa đau mắt hột?

Đau mắt hột là tình trạng viêm kết mạc - giác mạc mạn tính do Clamydia Trachomatis gây ra. Bệnh tiến triển có khi thành dịch lây lan, với đặc điểm là hình thành những hột và những tổn thương sẹo điển hình ở mắt, làm cho người bệnh cảm thấy cộm mắt như có hạt bụi trong mắt.

Đây là bệnh thường gặp, nhất là ở những vùng thiếu nước sạch, vệ sinh phòng bệnh kém...  

Thuốc thường được sử dụng điều trị bệnh mắt hột hiện nay là thuốc mỡ tetracyclin 1%. Dùng thuốc tra mắt vào ban đêm trong 5-10 ngày liền mỗi tháng, kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Kèm theo có thể uống một trong các thuốc sau: tetracyclin, erythromycin, doxycyclin... trong 3-4 tuần. Việc dùng thuốc nhỏ mắt (đối với thuốc nước), hay tra mắt (đối với thuốc mỡ) phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp mắt hột có biến chứng: lông quặm, sẹo giác mạc toàn bộ... cần phải điều trị bằng phẫu thuật.

Mắt hột là bệnh dễ mắc và dễ lây nhiễm. Người bị bệnh mắt hột sẽ có nguy cơ mù lòa vì những biến chứng của nó. Vì vậy cần phải phòng ngừa bệnh mắt hột bằng cách giữ gìn vệ sinh mắt cho tốt: không dùng chung khăn mặt, rửa mặt bằng nước sạch và khăn sạch; không dụi tay bẩn lên mắt, luôn giữ cho tay sạch, rửa tay ngay sau khi đi cầu; không tắm ao hồ, tránh để nước bẩn bắn vào mắt; đi đường gió bụi nên đeo kính bảo vệ mắt, về nhà nên rửa mặt sạch sẽ và tiêu diệt ruồi nhặng.

Khi có những triệu chứng khó chịu ở mắt cần đến bác sĩ để được khám bệnh và chỉ định điều trị dùng thuốc cho đúng. Kiên trì điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Để tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra, khi bị bệnh ở mắt không nên đắp hoặc nhỏ bất kỳ thứ gì vào mắt nếu như chưa có chỉ định của bác sĩ.

Phòng bệnh

Việc quan trọng nhất để phòng bệnh đau mắt hột là giữ vệ sinh sạch sẽ. Nên rửa mặt bằng khăn sạch và nước sạch, không nên dùng chung khăn rửa mặt. Không tắm nước ao hồ, tránh nước bẩn bắn vào mắt. Nên đeo kính bảo vệ mắt khi ra đường.

Nên đi khám mắt địnhkì khoảng 6 tháng/ lần để phát hiện sớm các biến chứng. Ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường về mắt nên đến khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt để phát hiện sớm các dị tật hoặc bệnh lí về mắt.

 

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
gần đây cháu thấy mi mắt phía trên của cháu xuất hiện những mụn nhỏ màu trắng, cứ khoảng 5 đến 7 ngày lại xuất hiện 1 mụn làm cháu cảm thấy rất khó chịu vì ngứa và cộm mắt. cháu muốn hỏi liệu đó có phải là triệu chứng của đau mắt hột không ah?
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
benh dau mat hot o tre em co can phai phau thuat khong
sang day em thay trong mi mat co mot cai mun mau vang. cho em hoi do la cai gi
Qua em miêu tả có thể em bị lẹo mắt. - Lẹo: + Gây sang thương ở bờ tự do của mi mắt, nguyên nhân thường là do tụ cầu gây viêm cấp tính tuyến Zeis. + Bệnh tiến triển nhanh gây ra các triệu chứng sưng, nóng, đó, đau. Sau 3-4 ngày, lẹo hóa mủ đóng còi màu vàng nhạt rồi vỡ thoát cả còi lẫn mủ ra ngoài. - Điều trị lẹo: Nếu lẹo chưa hóa mủ thì điều trị bảo tồn bằng kháng sinh nhỏ mắt hay uống theo chỉ định của bác sĩ. Khi lẹo đã hóa mủ thì cần khám chuyên khoa mắt để được nạo lấy mủ và còi, sau nạo cần dùng kháng sinh thoa tại chỗ và băng mắt trong 1-2 ngày. Lẹo rất hay tái phát và lây từ mắt này sang mắt khác, tuy nhiên nếu việc tái phát diễn ra quá thường xuyên thì khám xem có bệnh lý toàn thân như tiểu đường, suy giảm miễn dịch, dinh dưỡng kém, stress. - Cách phòng ngừa tốt nhất là giữ vệ sinh mắt: đeo kính khi ra đường, bỏ thói quen dùng tay dụi mắt, khi mắt bị bụi có thể rửa mắt bằng nước muối sinh lý. Khi mắt bị bệnh, không được tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ hay không được tự ý rạch tháo mủ vì có thể làm cho sang thương lan rộng hơn, tái phát, gây sẹo xấu, quặp mi,… những biến chứng này đều rất dai dẳng và khó điều trị. Để bảo vệ sức khỏe cho mắt nên chủ động đi khám mắt tại bệnh viện chuyên khoa mắt để tránh những tai biến không đáng có. Chúc e sức khỏe
chau cam thay mat minh hinh nhu co gi gay xon mat ra kho chiu va chay nuoc mat va ngua. Con ve dem thi thay rat loan choang .cho chau do co phai la trieu chung cua mat hot ko va bien chung cua no?
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Em nên đi khám sóm để tìm ra bệnh và điều trị sớm. Bác sĩ khám trực tiếp mới có thể cho em lời khuyên tốt nhất. Để lâu không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà cả tinh thần nữa
Xjn bac sj tra loj dum con .hjnh nhu con bj dau mat hot mat con thuong co trjeu chung la ngua trong mj mat noj len nhung hot nho nhu la hot san ra ngoaj nang con thuong thay choj co khj khong thay gj roj long mj cua con ngay nao no cung rung .bay gjo hang long mj cua con no thua lam xjn bac sj cho con bjet con nen dung thuoc gj de no bot han.xjn cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Mat chau bi sung len gan goc mat chau xuat hien mot hat rat dau bac si cho chau biet la chau dang bi benh dau mat gi a
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Viem mat
Gan day mat ben pai cua toi tu nhien thay ngua roi nhu co gi trong do thay com mat.nuoc mat cu chay ra.toi dang dung thuoc nho mat tobramycin 0,3eye drop nhung khong do.gio mat co hien tuong mo di nhin khong ro.xin cho bit mat toi bi benh gi va cach dieu tri.toi xin cam on bs
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
chj jum em cach tri mat
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
Bạn có thể vận dụng cách sau nhé:Đau mắt hột là tình trạng viêm kết mạc - giác mạc mạn tính do Clamydia Trachomatis gây ra. Bệnh tiến triển có khi thành dịch lây lan, với đặc điểm là hình thành những hột và những tổn thương sẹo điển hình ở mắt, làm cho người bệnh cảm thấy cộm mắt như có hạt bụi trong mắt. Đây là bệnh thường gặp, nhất là ở những vùng thiếu nước sạch, vệ sinh phòng bệnh kém... Thuốc thường được sử dụng điều trị bệnh mắt hột hiện nay là thuốc mỡ tetracyclin 1%. Dùng thuốc tra mắt vào ban đêm trong 5-10 ngày liền mỗi tháng, kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Kèm theo có thể uống một trong các thuốc sau: tetracyclin, erythromycin, doxycyclin... trong 3-4 tuần. Việc dùng thuốc nhỏ mắt (đối với thuốc nước), hay tra mắt (đối với thuốc mỡ) phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp mắt hột có biến chứng: lông quặm, sẹo giác mạc toàn bộ... cần phải điều trị bằng phẫu thuật. Mắt hột là bệnh dễ mắc và dễ lây nhiễm. Người bị bệnh mắt hột sẽ có nguy cơ mù lòa vì những biến chứng của nó. Vì vậy cần phải phòng ngừa bệnh mắt hột bằng cách giữ gìn vệ sinh mắt cho tốt: không dùng chung khăn mặt, rửa mặt bằng nước sạch và khăn sạch; không dụi tay bẩn lên mắt, luôn giữ cho tay sạch, rửa tay ngay sau khi đi cầu; không tắm ao hồ, tránh để nước bẩn bắn vào mắt; đi đường gió bụi nên đeo kính bảo vệ mắt, về nhà nên rửa mặt sạch sẽ và tiêu diệt ruồi nhặng. Khi có những triệu chứng khó chịu ở mắt cần đến bác sĩ để được khám bệnh và chỉ định điều trị dùng thuốc cho đúng. Kiên trì điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Để tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra, khi bị bệnh ở mắt không nên đắp hoặc nhỏ bất kỳ thứ gì vào mắt nếu như chưa có chỉ định của bác sĩ.
chau nen an gi de tri benh
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Chào chị! Đông y cho rằng ăn nhiều tỏi lâu ngày sẽ tổn thương khí huyết, tổn thương mắt và não. Do đó, người có bệnh về mắt không nên ăn tỏi, đặc biệt là những người bệnh có sức khoẻ yếu, khí huyết suy nhược càng cần phải chú ý. Ở những người ăn nhiều tỏi, đến khoảng 50 - 60 tuổi là cảm thấy mắt mờ, thị lực giảm, ù tai, đầu nặng, chân hẫng, trí nhớ kém.Chúc gia đình vui khỏe
Chào bác sĩ, đuôi mắt trái của cháu bị đau và có cảm giác có cái gì đó. nhưng khi kiểm tra thì không phát hiện ra. hiện nay mắt trái có gợn đỏ và hơi nhức. bác sĩ cho cháu hỏi mắt cháu như vậy là bị sao ạ. cháu có thể uống thuốc gì ạ và cháu đang trong thời gian muốn có em bé. cháu cảm ơn bác sĩ ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Chào bạn Khi cơ sở cũ ko phát hiện ra thì nên đến cơ sở khac,s nên đi khám buổi sáng sớm,mà tốt nhất là để nguyên ko rửa thì dễ phát hiện ra hơn.Hãy chữa trị khỏi hãy có thai.Chúc bạn sức khỏe.Thân mến
cháu bị đau mắt hột đã lâu nay mắt có rất nhiều sạn vôi nổi cộm rất khó chịu cháu đã đi chữa nhiều nơi mà không đỡ hiện cháu đang ở trảng bom dn,bác sĩ cho cháu biết nên chữa như thế nào và ở đâu ạ,cháu xin chân thành cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
cho toi hoi, benh dau mat hot o tre co can phai phau thuat khong? hien nay con toi duoc 3 tuoi ruoi, chau bi dau mat hot vay co phai phau thuat khong?
Đây là bệnh thường gặp, nhất là ở những vùng thiếu nước sạch, vệ sinh phòng bệnh kém... Thuốc thường được sử dụng điều trị bệnh mắt hột hiện nay là thuốc mỡ tetracyclin 1%. Dùng thuốc tra mắt vào ban đêm trong 5-10 ngày liền mỗi tháng, kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Kèm theo có thể uống một trong các thuốc sau: tetracyclin, erythromycin, doxycyclin... trong 3-4 tuần. Việc dùng thuốc nhỏ mắt (đối với thuốc nước), hay tra mắt (đối với thuốc mỡ) phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp mắt hột có biến chứng: lông quặm, sẹo giác mạc toàn bộ... cần phải điều trị bằng phẫu thuật. Mắt hột là bệnh dễ mắc và dễ lây nhiễm. Người bị bệnh mắt hột sẽ có nguy cơ mù lòa vì những biến chứng của nó. Vì vậy cần phải phòng ngừa bệnh mắt hột bằng cách giữ gìn vệ sinh mắt cho tốt: không dùng chung khăn mặt, rửa mặt bằng nước sạch và khăn sạch; không dụi tay bẩn lên mắt, luôn giữ cho tay sạch, rửa tay ngay sau khi đi cầu; không tắm ao hồ, tránh để nước bẩn bắn vào mắt; đi đường gió bụi nên đeo kính bảo vệ mắt, về nhà nên rửa mặt sạch sẽ và tiêu diệt ruồi nhặng. Khi có những triệu chứng khó chịu ở mắt cần đến bác sĩ để được khám bệnh và chỉ định điều trị dùng thuốc cho đúng. Kiên trì điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Để tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra, khi bị bệnh ở mắt không nên đắp hoặc nhỏ bất kỳ thứ gì vào mắt nếu như chưa có chỉ định của bác sĩ.
cháu đang dùng loại Vigamox với Opcon-A đã đỡ ngứa rất nhiều. cháu có nên dùng tiếp không ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
ko nên vì đó là 1 loại thuốc ko tôt
mới đây mắt cháu hơi đỏ đỏ, cảm giác cộm cộm.chỗ hốc mắt gần sống mũi có hơi sưng 1 chút và càng ngày càng thấy ngứa, mỗi khi ngứa cảm giác rất ngứa k chịu được,cháu lấy khăn mặt nhúng vào nước nóng rùi trườm lên mắt mới chịu được.Liệu cháu có bị đâu mắt hột không thưa Bác Sĩ
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Tớ cũng bị như cậu . Đau mắt hột r đấy nên đi bác sĩ khám đi cậu
mới đây cháu chảy máu ra mắt au đó mỗi buổi sáng ngủ dậy thì béc mắt ra thấy mắt hột nằm ở trữa làm cách nào để chữa bện được ạ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Tôi có một mụn ở dứơi mắt có phải là đau mắt hột không
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
cháu bị xưng và đau mắt 2 ngày sau đó mọc 1 cái mụn cứng cứng ở trên mắt... cháu có bị đau mắt hột k ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
chau bi noi hot o ben trong mi mat thi dung thuoc diem mat gi de het
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý