Viêm đường tiết niệu ở nam giới
Thông thường viêm đường tiết niệu thường xảy ra phổ biến ở nữ giới hơn là nam giới (20% phụ nữ mắc bệnh này). Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ khả năng mắc căn bệnh này đối với nam giới.
Viêm đường tiết niệu không phải là căn bệnh quá nguy hiểm và nó hoàn toàn có thể điều trị được nếu đúng cách. Tuy nhiên, cũng xin nói thêm rằng, chứng viêm đường tiết niệu sau khi đã được điều trị khỏi, nếu không biết cách phòng ngừa tốt, vẫn có thể quay trở lại, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới viêm thận.
Nhìn chung, những người già khi bị mắc căn bệnh này thường khó phát hiện do không có những biểu hiện rõ ràng.
Khi bị viêm đường tiết niệu thường có những biểu hiện như:
- Đi tiểu nhiều lần.
- Không thể nhịn tiểu được.
- Khó đi tiểu và có cảm giác đau rát "cậu nhỏ".
- Có thể sốt nhẹ.
- Nước tiểu vẩn đục với mùi khó chịu.
- Lẫn máu trong nước tiểu.
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nam giới là:
- Phì đại tuyến tiền liệt.
- Sỏi thận.
- Niệu đạo hẹp, không bình thường.
Để điều trị dứt điểm chứng bệnh này, bạn cần được phát hiện ra nguyên nhân tại sao bạn mắc chứng viêm đường tiết niệu.
Ngoài ra cần dùng một số loại kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa như Paracetamol hay ibuprofen.
Hơn thế nữa bạn cần lưu ý uống thật nhiều nước sẽ là cách hữu hiệu giúp bạn mau chóng khỏi bệnh và là cách phòng ngừa đem lại hiệu quả cao.
Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là căn bệnh phổ biến của người cao tuổi. Bệnh không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống bệnh nhân lúc đầu nhưng có thể nó sẽ gây đau rát và khó chịu. Đặc biệt khi vi khuẩn kháng lại các thuốc thông thường thì tình trạngđau đớn, khó chịu sẽ càng khó chữa hơn. Thường thì phụ nữ gặp vấn đề viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới.
Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ dùng để chỉ bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu. Đường tiết niệu, bao gồm hai thận, niệu quản, bàng quang, và niệu đạo
Bình thường, nước tiểu
là vô khuẩn. Nước tiểu không có vi khuẩn, vi rút, không có nấm, nước
tiểu chỉ có nước, muối và các chất thải khác. Viêm nhiễm xuất hiện khi
một sinh vật bé xíu, thường là vi khuẩn từ đường tiêu hoá, bám vào lỗ
niệu đạo và bắt đầu sinh sôi nảy nở. Niệu đạo là một ống mang nước tiểu
từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Phần lớn các nhiễm trùng do một loại vi
khuẩn, là Escherichia coli (E. coli), thường sống trong ruột.
Trong
rất nhiều trường hợp, mới đầu vi khẩn di chuyển vào niệu đạo, khi vi
khuẩn sinh sôi nảy nở - nhân lên bội lần, nhiễm trùng bắt đầu xuất hiện.
Nếu nhiễm trùng chỉ hạn chế trong niệu đạo thì gọi là viêm niệu đạo.
Khi vi khuẩn di chuyển đến bàng quang và sinh sôi ở đó, làm bàng quang
bị nhiễm khuẩn, gọi là viêm bàng quang. Nếu viêm nhiễm này không được
chữa trị kịp thời, vi khuẩn có thể di chuyển lên cao hơn, vào niệu quản
và sinh sôi tại đó, khi thận bị nhiễm khuẩn thì gọi là viêm thận.
E. coli
Những vi sinh vật dị thường tên là Chlamydia và Mycoplasma cũng có thể gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu ở cả nam và nữ, nhưng những nhiễm khuẩn này thường chỉ hạn chế ở niệu đạo và cơ quan sinh sản. Không như E. coli, Chlamydia và Mycoplasma có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, và việc chữa trị viêm nhiễm phải được chữa ở cả 2 người.
Hệ thống tiết niệu được cấu tạo để giúp loại bỏ các chất độc hại và gây viêm nhiễm. Niệu quản và bàng quang thường ngăn nước tiểu chảy ngược vào thận, dòng nước tiểu từ bàng quang giúp rửa sạch vi khuẩn khỏi cơ thể. Ở nam giới, tuyến tiền liệt thường sản xuất ra một chất làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Ở cả hai giới nam và nữ, hệ thống miễn dịch cũng có chức năng ngăn chặn viêm nhiễm. Tuy nhiên, dù có hệ thống miễn dịch như vậy nhưng viêm nhiễm vẫn có lúc xảy ra.
Các yếu tố thuận lợi cho viêm đường tiết niệu xảy ra là: sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu do u, phì đại tuyến tiền liệt, sinh hoạt tình dục với người bị bệnh đường sinh dục – tiết niệu mà không dùng phương pháp bảo vệ; những người bị mắc các bệnh như: đái tháo đường, suy giảm miễn dịch; người già yếu, suy kiệt…..
Viêm đường tiết niệu rất dễ bị tái phát nếu không điều trị dứt điểm và tận gốc, vì vậy phải tuân thủ điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ.
(ST)