Hoa mắt, choáng váng là hiện tượng mà hầu như chị em nào cũng từng gặp khi mang thai. Tại sao lại bị như thế, làm thế nào để khắc phục? Liệu đây có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng nào không?
Hoa mắt, chóng mặt khi mang thai - lúc nào nên đi khám?
Không có gì lạ nếu thỉnh thoảng bạn cảm thấy váng đầu hoặc chóng mặt trong khi mang thai. Thời kỳ này, hệ thống tim mạch của bạn trải qua những thay đổi lớn: nhịp tim của tăng lên, tốc độ bơm máu của tim nhanh hơn, và lượng máu trong cơ thể tăng 40-45%.
Trong thai kỳ bình thường, huyết áp của bạn giảm dần trong thời gian đầu, đạt mức thấp nhất ở khoảng giữa thai kỳ. Sau đó bắt đầu tăng và trở về bình thường vào cuối thai kỳ.
Hầu như, hệ thống tim mạch và thần kinh của bạn có thể điều chỉnh để phù hợp với tất cả những thay đổi này vào mọi thời điểm. Tuy nhiên, đôi khi sự điều chỉnh là không kịp thời và làm cho bạn có cảm giác choáng váng hay hơi chóng mặt. Nếu bạn thực sự ngất đi, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó nghiêm trọng hơn và bạn nên đi khám bác sĩ.
Cho dù bất kỳ nguyên nhân nào, hãy nằm xuống ngay khi cảm thấy choáng váng hay chóng mặt, để bạn không ngã và bị đau. Nếu không thể nằm xuống lúc đó, hãy ngồi xuống và cố gắng đặt đầu giữa hai đầu gối của bạn. Và đương nhiên, nếu đang làm bất cứ điều gì có thể khiến bạn hoặc người khác có nguy cơ bị chấn thương, chẳng hạn như lái xe, bạn cần dừng lại ngay lập tức.
Nằm nghiêng về phía bên trái sẽ tối đa hóa lưu lượng máu tới tim - và do đó đến não của bạn. Điều này giúp bạn khỏi bị ngất thực sự đồng thời làm giảm cảm giác hoa mắt.
Dưới đây là một vài nguyên nhân gây chóng mặt hay gặp nhất trong khi mang thai và một số lời khuyên để tránh chúng:
Để tránh bị hoa mắt trong trường hợp này, không đứng bật dậy từ ghế hoặc giường ngủ. Nếu đang nằm, bạn hãy ngồi dậy từ từ và giữ trạng thái ngồi trong vài phút, để thả hai chân ở thành giường hay đi văng, sau đó từ từ đứng dậy. Khi cần đứng ở một vị trí trong thời gian dài, thỉnh thoảng di chuyển chân để thúc đẩy sự lưu thông của máu.
Để tránh vấn đề này, bạn hãy nằm nghiêng thay vì nằm ngửa. Nằm nghiêng sang bên nào cũng tốt hơn nằm ngửa, mặc dù nghiêng sang bên trái là tốt nhất. Đặt một chiếc gối phía sau hoặc dưới hông có thể giúp bạn giữ được tư thế nằm nghiêng thoải mái, hoặc ít nhất cũng đủ nghiêng để giữ cho tử cung không chèn vào tĩnh mạch chủ.
Cố gắng giữ đường huyết của bạn không quá thấp bằng cách ăn thành các bữa nhỏ và thường xuyên trong ngày thay vì ba bữa chính. Nếu ra ngoài, bạn nên mang theo mình một số thực phẩm ăn nhẹ lành mạnh để ăn khi bị đói.
- Thở quá nhanh: Tập luyện hoặc lo lắng quá mức đôi khi có thể làm bạn thở nhanh và hoa mắt. Mặc dù tập luyện tốt cho sự lưu thông trong cơ thể bạn, tuy nhiên cẩn thận để không quá mức nhất là khi bạn cảm thấy mệt hoặc không khỏe. Hãy bắt đầu một cách từ từ, nếu bắt đầu cảm thấy hoa mắt hay chóng mặt khi đang luyện tập, bạn hãy ngừng lại và nằm xuống.
Thiếu nước, lo lắng, và đau đớn cũng có thể gây ra phản ứng loại này, những điều mà phụ nữ mang thai rất dễ gặp phải. Hoa mắt và một vài dấu hiệu cảnh báo như: cảm giác nóng, xanh xao, vã mồ hôi, buồn nôn, ngáp và thở nhanh thường xảy ra trước khi ngất. Chú ý đến các dấu hiệu này và nằm xuống ngay để không bị ngất đi.
Cảm thấy choáng váng khi bị nóng, đói, hoặc đứng dậy quá nhanh có thể chỉ là hiện tượng bình thường trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, nếu các biện pháp đơn giản đã đưa ra ở trên không hiệu quả hoặc nếu bạn vẫn cảm thấy băn khoăn, hãy trao đổi với bác sĩ khám thai cho bạn.
Hãy đi khám nếu bạn có những cơn hoa mắt kéo dài hoặc chóng mặt thường xuyên, hoặc bạn nghi ngờ rằng chóng mặt do một chấn thương đầu gần đây.
Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn bị chóng mặt kèm theo nhức đầu nặng, mắt mờ, líu lưỡi, đánh trống ngực, tê liệt, ngứa ran, chảy máu, hoặc bị ngất lịm. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn với bạn hoặc em bé.