CHẾ ĐỘ THAI SẢN
1. Điều kiện hưởng:Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
+ Lao động
nữ mang thai;
+ Lao động
nữ sinh con;
+ Người lao
động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi.
+ Người lao động
đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
Đối với lao động nữ sinh con và người lao
động nhận nuôi con nuôi dưới 04 tháng tuổi phải có thời gian đóng bảo hiểm xã
hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận
nuôi con nuôi.
2- Quyền lợi được hưởng :
2.1- Thời gian hưởng:(Thời gian hưởng này
tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần).
- Trong thời gian mang thaiđược nghỉ việc để đi khám thai 05 lần,
mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý
hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai; thời
gian nghỉ khám thai không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần).
-Thời gian hưởng chế độ khi sẩy
thai, nạo, hút thaihoặc
thai chết lưu :
+ 10 ngày nếu thai
dưới 1 tháng.
+ 20 ngày nếu thai
từ 1 tháng đến dưới 3 tháng.
+ 40 ngày nếu thai
từ 3 tháng đến dưới 6 tháng.
+ 50 ngày nếu thai
từ 6 tháng trở lên.
- Thời gian hưởng chế độ khi
sinh con
+ Điều kiện lao
động bình thường :4 tháng.
+ Điều kiện lao
động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm 3 ca; phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên
: 5 tháng;
+ Lao động nữ tàn
tật : 6 tháng
Trường hợp sinh đôi trở lên, ngòai thời
gian nghỉ nêu trên từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm 30 ngày.
- Trường hợp sau khi sinh con
mà con chết, mẹ được nghỉ:
+ 90 ngày tính từ ngày sinh con
nếu con dưới 60 ngày tuổi;
+ 30 ngày tính từ
ngày con chết nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
không vượt quá thời gian quy định .
-Trường hợp nhận nuôi con nuôi
dưới 4 tháng tuổithì
được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi.
- Trường hợp sau khi sinh con
mà mẹ chết:
chỉ có cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo
hiểm xã hội thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản
cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi;
- Trường hợp thực hiện các biện pháp tránh thai:
+ Khi đặt vòng
tránh thai: nghỉ 7 ngày.
+ Khi thực hiện
biện pháp triệt sản: nghỉ 15 ngày.
2.2.
Mức hưởng:
+ Bằng 100% mức bình
quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước
khi nghỉ việc.
+ Thời gian nghỉ việc
hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian
này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
2.3-
Quyền lợi khác :
+Trợ cấp 1 lần khi sinh conhoặc nhận nuôi con nuôi bằng 2
tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
+ Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe :Lao động nữ sau thời gian nghỉ hưởng
chế độ do sinh con nêu trên, mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức , phục
hồi sức khỏe từ 05 đến 10 ngày/năm; mức hưởng/ngày bằng 25% mức lương tối thiểu
chung nếu nghỉ tãi gia đình và bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại
cơ sở tập trung.
3- Thủ tục hồ sơhưởng chế độ thai sản:
1-Lao động nữ đi khám thai, sảy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu ; người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai thì hồ sơ hưởng thai sản là giấy chứng nhận hưởng bảo hiểm xã hội (mẫu số C65-HD) hoặc giấy ra viện của sở y tế ;
2- Lao động nữ đang đóng bảo hiển xã hội sinh con, hồ sơ gồm :
a. Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động thể hiện đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con ;
b. Bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con. Trường hợp sau khi sinh con, con chết hoặc mẹ chết thì có thêm giấy chứng tử của con hoặc của mẹ.
Ngoài ra nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì hồ sơ có thêm :
-Người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm việc theo chế độ 03 ca, làm việc thường xuyên ở nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên thì có th6m giấy xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc của người lao động ;
-Người tàn tật, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc là thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên thì có thêm giấy chứng nhận thương tật hoặc biên bản của Hội đồng giám đinh y khoa.
3- Người lao động đang đóng bảo hiểmxã hội nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi hồ sơ gồm :
a.Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động nhận nuôi con nuôi thể hiện đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi;
b.Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con;
c.Bảnsao hồ sơ nhận con nuôi theo quy định của pháp luật;
d.Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về nghỉ việc để nuôi con nuôi.
4- Trường hợp sau khi sanh người mẹ chết, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng đến khi con đủ 04 tháng tuổi:
a.Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội hồ sơ gồm:
-Sổ bảo hiểm xã hội của mẹ thể hiện đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con;
-Sổ bảo hiểm của người cha;
-Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về người cha nghỉ việc để nuôi con;
-Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con;
-Bản sao giấy chứng tử của mẹ;
b.Trường hợp chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội, hồ sơ gồm:
-Sổ bảo hiểm xã hội của mẹ thể hiện đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
-Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con;
-Bản sao giấy chứng tử của mẹ;
-Đơn của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng nuôi con (có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú).
c.Trường hợp chỉ có người cha tham gia bảo hiểm xã hội hồ sơ gồm:
-Sổ bảo hiểm xã hội của người cha thể hiện đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi nghỉ việc để nuôi con;
-Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về người cha nghỉ việc để nuôi con;
-Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con;
-Bản sao giấy chứng tử của mẹ.
5- Người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 04 tháng tuổi, hồ sơ gồm:
a.Sổ bảo hiểm xã hội của ngiười mẹ hoặc của người nhận nuôi con nuôi thể hiện đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
b.Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con;
c.Đơn của người lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi (có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú).
Đối với người lao động nhận nuôi con nuôi thì có thêm bản sao hồ sơ nhận con nuôi theo quy định của pháp luật
Ngoài các loại giấy tờ quy định trên đối với từng loại đối tượng hồ sơ hưởng chế độ thai sản kèm theo danh sách người lao động hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập hàng quý hoặc hàng tháng ( lập thành 3 bảnC67a-HD).
Thời hạn giải quyết :trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Trình tự thực hiện :
Bước 1(Lập hồ sơ):Tổ chức đơn vị sử dụng lao độngđến BHXH các Huyện thị hoặc phòng Tiếp nhận – Quản lý hồ sơ Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương (nơi đơn vị đang đóng BHXH) để lấy mẫu hoặc tải mẫu C67a-HDvề để điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.Và lập hồ sơ theo quy định được hướng dẫn.
Bước 2 (Nộp hồ sơ): Tổ chức đơn vị nộp đầy đủ hồ sơ tại Bảo hiểm xã hội các Huyện thị hoặc phòng Tiếp nhận – Quản lý hồ sơ Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương, (Nơi đơn vị sử dụng lao động đang tham gia BHXH). Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ viết phiếu hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ.
Bước 3 (Nhận kết quả): Đến ngày hẹn trong phiếu, Tổ chức đơn vị sử dụng lao động đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.
Cách thức thực hiện :
Người sử dụng lao động lập hồ sơ theo quy định
Cơ quan BHXH giải quyết trong thời hạn quy định trong luật BHXH
Người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ thai sản, theo quy định của luật BHXH.
Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe :Danh sách người đã hưởng chế độ ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
4- Thời hạn quyết tóan :
+ Hàng quý người sử dụng lao động có trách
nhiệm lập 02 bản danh sách theo mẫu sốC66a-HD,C67a-HD,C68a-HDvà mẫuC70a-HDkèm theo hồ sơ ốm đau, thai sản của
từng người lao động nộp cho BHXH huyện,thị hoặc BHXH tỉnh nơi đơn vị đóng BHXH.
Hỏi: Công ty tôi có người hiện đang nghỉ sinh con, người đó đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Với mức đóng là 1.800.000đ thì chị ấy được hưởng số tiền trong bốn tháng sinh là bao nhiêu? Trong quá trình nghỉ đó chị ấy có phải đóng bảo hiểm không?
(Nguyễn Tuân, Email:thuongtuan8687@yahoo.com.vn)
Trả lời:
Theo khoản 1 điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định thời gian hưởng chế
độ khi sinh con như sau:
“Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định sau
đây:
a) Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;
b) Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc
danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc
theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7
trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;
c) Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật
về người tàn tật;
d) Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại các điểm
a, b và c khoản này thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm
ba mươi ngày”.
Như vậy, nếu chị đồng nghiệp của anh làm nghề hoặc công việc trong điều kiện
lao động bình thường thì sẽ được nghỉ theo chế độ thai sản là 04 tháng. Mức
hưởng chế độ thai sản của chị ấy sẽ căn cứ theo Điều 35 Luật bảo hiểm xã hội để
xác định, cụ thể: “1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại
các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình
quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề
trước khi nghỉ việc.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo
hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải
đóng bảo hiểm xã hội.”
Đồng thời theo tiểu mục b, mục 5 phần II (B) Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày
30/01/2007 của Bộ lao động thương binh xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị
định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/1/2/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của
Luật bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì: “Mức hưởng chế độ thai
sản khi nghỉ việc sinh con hoặc nghỉ việc nuôi con nuôi được tính theo công
thức sau: Mức hưởng khi nghỉ việc sinh con hoặc nuôi con nuôi = Mức bình quân
tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi
nghỉ việc x Số tháng nghỉ sinh con hoặc nghỉ nuôi con nuôi theo chế độ.
Theo quy định nêu trên nếu mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo
hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc là 1.800.000 đồng và số
tháng nghỉ sinh con là 4 tháng thì mức hưởng chế độ nghỉ khi sinh con là:
7.200.000 đồng.
Ngoài ra theo Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội quy định trợ cấp một lần khi sinh
con hoặc nhận nuôi con nuôi như sau:
“Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng
tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con”
Như vậy tổng số tiền chị đồng nghiệp của anh sẽ nhận được là: 7.200.000 đồng +
(2 x 830.000 đồng) = 9.860.000 đồng.
Trong thời gian chị đồng nghiệp của anh nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nếu
không hưởng tiền lương, tiền công tháng thì chị đó và người sử dụng lao động
không phải đóng bảo hiểm xã hội và thời gian này được tính là thời gian đóng
bảo hiểm xã hội.
Luật sư Vũ Hải Lý
Bạn Bùi Thị Sang, Đà Nẵng, email: chicmic_14@... hỏi: Tôi đi làm cho công ty đã được 01 năm. Tôi mới ký hợp đồng chính thức tháng 02/2008 và đóng BHXH cũng từ tháng 02/2008. Nhưng tôi mang bầu tháng 01/2008, có nghĩa là đến khi sinh con thì tôi mới đóng bảo hiểm được 08 tháng. Xin luật sư vui lòng cho tôi biết là nếu tôi chỉ đóng bảo hiểm 8 tháng mà đã sinh con thì tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Xin cảm ơn!
Trả lời: Theo quy định tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nữ mang thai phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con mới được hưởng chế độ thai sản.
Đến thời điểm sinh con, bạn đã đóng bảo hiểm trên sáu tháng, do đó, bạn thuộc diện được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật.
Có được nhận bảo hiểm thai sản khi chấm dứt hợp đồng?
Bạn Nguyễn Ngọc Mai ở Từ Liêm, Hà Nội hỏi: Hợp đồng lao động của tôi sẽ chấm dứt đúng thời điểm tôi nghỉ đẻ. Trong thời gian 2 năm công tác, tôi luôn đóng BHXH đầy đủ. Vậy trong trường hợp sau 4 tháng nghỉ đẻ, tôi vẫn chưa tìm được việc làm mới thì tôi có được nhận 5 tháng lương nghỉ đẻ hay không? Có cách gì để quyền lợi của tôi được bảo vệ hay không? Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời: Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 15 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Mức hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc sinh con bằng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc nhân với số tháng nghỉ sinh con.
Về trợ cấp một lần khi sinh con, Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
Bạn căn cứ vào quy định trên để bảo vệ quyền lợi của mình.
Có phải đóng bảo hiểm y tế trong khi nghỉ thai sản?
Bạn Hoàng Thanh Thảo ở chi nhánh điện Lạng Sơn hỏi: Tôi được biết, khi lao động nữ nghỉ thai sản thì cả người lao động và công ty đều không phải đóng bảo hiểm xã hội những tháng người lao động nghỉ thai sản. Vậy, bảo hiểm y tế thì có phải đóng không?
Theo quy định tại điểm 7.3. mục III. phần II Quyết định số 902/2007/QĐ-BHXH ngày 26/06/2007 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc: Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội, chỉ đóng bảo hiếm y tế.
Căn cứ theo quy định nêu trên, trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội nhưng vẫn phải đóng bảo hiểm y tế, người lao động đóng 1%, người sử dụng lao động đóng 2%.
Trường hợp nào lao động nữ được nghỉ sinh con kéo dài 6 tháng?
Bạn Nguyễn Thu Huệ ở Thái Bình hỏi: Khi nào lao động nữ được nghỉ sinh con 6 tháng? Nếu tôi sinh đôi thì được nghỉ bao nhiêu ngày? Chân thành cảm ơn.
Trả lời: Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm, lao động nữ chỉ được nghỉ sinh con sáu tháng khi lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật.
Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc nêu trên, tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm ba mươi ngày.
Đóng bảo hiểm 9 tháng, có được hưởng chế độ thai sản?
Hỏi: Tôi làm cho 1 công ty hơn 1 năm nay, vào tháng 3/2009, tôi được chính thức ký hợp đồng. nhưng hiện tại bây giờ tôi vừa mang thai (cũng bắt đầu từ tháng 3/2009). Nếu như vậy là từ giờ tới lúc sinh con, tôi chỉ đóng bảo hiểm xã hội đúng 9 tháng. Vậy xin cho hỏi là khi sinh thì tôi có được hưởng chế độ thai sản không? (Câu hỏi của bạn Trương Thị Hồng Nhy, Điện Biên Phủ, TP.HCM, hongnhy10@...).
Trả lời: Điều 28 Luật Bảo hiểm Xã hội quy định các trường hợp hưởng chế độ thai sản cụ thể như sau:
- Lao động nữ mang thai.
- Lao động nữ sinh con.
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi.
- Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
- Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Căn cứ vào quy định nêu trên trường hợp của bạn thời gian bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội là từ tháng 3/2009, đồng thời bạn cũng có thai, đến lúc bạn sinh con là tháng 12/2009. Như vậy, thời gian bạn đóng bảo hiểm xã hội được 9 tháng liên tục trước khi sinh con. Bạn hoàn toàn đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản theo quy định của bảo hiểm xã hội.
Chế độ thai phụ sau khi đi làm
Hỏi: Luật Lao động cho phép nữ lao động sau khi nghỉ thai sản 4 tháng vào làm việc lại được đi trễ, về sớm mỗi ngày tổng cộng 1 giờ đến khi con được 12 tháng tuổi. Như vậy, thời gian đi sớm về trễ này nữ lao động có được chấm công tính lương không hay phải ghi là xin nghỉ không lương, hoặc bị trừ vào phép hàng năm? (Câu hỏi của bạn Lê Phương Giang, Lê Trung Nghĩa, TB, TP.HCM, phuonggianghcm@...).
Trả lời: Điều 115 Bộ luật Lao động quy định: Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ có thai từ tháng thứ bảy hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa.
Người lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc, mà vẫn hưởng đủ lương.
Căn cứ vào quy định nêu trên của Bộ luật Lao động thì trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn hưởng lương. Đương nhiên thời gian này của người lao động nữ vẫn được chấm công và không bị trừ vào phép năm.
Tuy nhiên khi người lao động nữ nghỉ 60 phút mỗi ngày “đi sớm về trễ” phải thông báo cụ thể cho người sử dụng lao động để có kế hoạch sắp xếp bố trí công việc một cách hợp lý, chứ không được sử dụng thời gian này một cách tùy tiện.
Trợ cấp thai sản
Hỏi: Tôi là lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên trong doanh nghiệp chúng tôi, quyền lợi của người lao động nữ không được rõ ràng, nhiều chị em nghỉ thai sản bị cắt chế độ. Công đoàn chưa thể hiện được vai trò của mình. Chúng tôi muốn hỏi lao động nữ được hưởng trợ cấp thai sản trong trường hợp nào và thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản được quy định như thế nào? (Câu hỏi của bạn Huyền Mai, TP.HCM).
Trả lời: Điều 28 Luật Bảo hiểm Xã hội quy định người lao động nữ được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Lao động nữ mang thai.
- Lao động nữ sinh con.
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi.
- Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
- Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Theo khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động quy định: Người lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc, mà vẫn hưởng đủ lương.
Điều 29 Luật Bảo hiểm Xã hội quy định trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày, trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Điều 31 Luật Bảo hiểm Xã hội quy định thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau:
- Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;
- Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân.
- Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật.
- Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm ba mươi ngày.
- Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới sáu mươi ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc chín mươi ngày tính từ ngày sinh con, nếu con từ sáu mươi ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc ba mươi ngày tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định, thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
- Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi.
- Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Riêng về thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản (nghỉ trong thời gian hành kinh, nghỉ khi khám thai, nghỉ khi sinh con, nuôi con dưới 12 tháng tuổi...) chúng tôi chỉ đưa ra một số điều luật để bạn tham khảo. Ngoài ra để tìm hiểu sâu hơn vấn đề này bạn có thể tham khảo thêm Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm Xã hội.
Vợ sinh con, chồng có được nghỉ chế độ?
Hỏi: Vợ tôi chuẩn bị sinh con lần đầu, do cô ấy rất yếu nên tôi muốn được chia sẻ chăm sóc cho cháu bé. Tôi được biết bảo hiểm xã hội có chính sách cha cũng đưọc nghỉ nuôi con sơ sinh và được hưởng trợ cấp như người phụ nữ. Vì vậy, vui lòng cho hỏi rõ quyền lợi và điều kiện để tôi được hưởng khoản trợ cấp này. Số ngày nghỉ tối đa là bao nhiêu? (Câu hỏi của bạn Nguyễn Văn Hải, hainguyen@...).
Trả lời: Theo khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm Xã hội quy định: Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi.
Điều 34 Luật Bảo hiểm Xã hội quy định việc trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi như sau:
- Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
- Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
Như vậy, không có chế độ trợ cấp thai sản nào cho người cha trong trường hợp vợ sinh, trừ trường hợp vợ chết sau khi sinh.