Làm gì khi bà bầu bị đau đầu: nguyên nhân và cách khắc phục

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Làm gì khi bà bầu bị đau đầu: nguyên nhân và cách khắc phục

22/10/2015 12:00 AM
180

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Đau đầu khi mang thai là biểu hiện thường thấy, có thể là do bệnh lý hoặc cơ thể phản ứng lại với phôi thai mới.

Đau đầu chóng mặt là biểu hiện thường gặp khi mang thai

Đau đầu chóng mặt là biểu hiện thường gặp khi mang thai

Nguyên nhân gây đau đầu, chóng mặt ở bà bầu

– Khi mang thai, các bà bầu thường rơi vào trạng thái tinh thần không tốt, Stress, mệt mỏi, cảm thấy bức bí do vận động khó khăn. hoặc cũng có thể là do các cơ chế điều tiết hoocmone để phù hợp với cơ thể khi mang thai có thể gây ra chứng hoa mắt chóng mặt và đau đầu cho bà bầu.

– Thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai làm cho lượng oxy tới não giảm cũng gây ra hiện tượng đau đầu ở bà bầu.

– Việc nằm ngửa khi tử cung đang lớn dần, làm hạn chế sự lưu thông máu gây chóng mặt, đau đầu.

– Hệ thống tim mạch và thần kinh liên tục điều chỉnh để phù hợp với những thay đổi của cơ thể khi mang bầu như nhịp tim tăng, tốc độ bơm máu của tim tăng làm tim đập nhanh và lượng máu của cơ thể cũng tăng 40-45%. Khi sự điều chỉnh không diễn ra kịp thời với sự thay đổi của cơ thể sẽ gây ra hiện tượng chóng mặt, đau đầu.

Bà bầu khi đau đầu nên làm gì

Bà bầu khi đau đầu nên làm gì

Cách phòng tránh đau đầu chóng mặt cho bà bầu

1. Chế độ ăn uống lành mạnh

Khi mang thai là lúc cơ thể cần phải tăng lượng calo hấp thụ mỗi ngày. Chú ý nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, để giúp năng lượng luôn được giữ trong cơ thể và khiến bạn không cảm thấy đói. Tăng cường các thức ăn giàu chất sắt như thịt, cá, gan, trứng, sữa, rau màu xanh sẫm… và các loại trái cây giàu vitamin C. Nên ăn thêm nhiều trái cây và rau củ quả.

2. Ngủ, nghỉ hợp lý

Việc nghỉ ngơi đủ là cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe bà bầu. Phụ nữ mang thai nên đi ngủ trước 23 giờ và cố gắng ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày. Bất cứ lúc nào cảm thấy quá mệt mỏi, thai phụ nên nằm xuống thư giãn và làm giấc ngủ ngắn khoảng 15 phút.

3. Tập thể dục điều độ

Cho dù là cơ thể đang rất mệt mỏi bà bầu cũng nên cố gắng đi bộ hoặc tập những động tác yoga nhẹ nhàng. Tập thể dục thể thao giúp lưu thông máu tốt, tạo cho cơ thể bạn nhiều năng lượng hơn, tinh thần cũng phấn chấn hơn.

4. Giữ tư thế phù hợp

Không nên vội vàng, hấp tấp, hay thay đổi tư thế quá đột ngột, như thế sẽ dễ gây choáng váng, chóng mặt do tụt huyết áp hoặc thiếu máu lên não vì vậy khi muốn chuyển tư thế bà bầu nên từ từ thay đổi tư thế.

5. Không ôm đồm công việc

Khi cảm thấy quá mệt mỏi, không thể làm việc nổi, hãy mạnh dạn nhờ sự giúp đỡ của người thân cũng như đồng nghiệp. Tránh ôm đồm quá nhiều việc, gây ra tình trạng mệt mỏi sẽ gây những ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi.

6. Đi khám bác sỹ định kỳ

Mang thai là thời gian diễn ra nhiều thay đổi lớn nhất trong cơ thể bà bầu từ khi em bé bắt đầu xuất hiện và trong quá trình hình thành. Hãy chú ý theo dõi những thay đổi trong cơ thể, luôn đi khám định kỳ và báo với bác sĩ chuyên khoa tư vấn để được hỗ trợ kịp thời.

Chúc các mẹ bầu luôn mạnh khỏe!

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý