Chăm sóc trẻ mọc răng.

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Chăm sóc trẻ mọc răng.

18/04/2015 03:18 PM
804

Cần lưu ý gì khi trẻ mọc răng? Cách chăm sóc trẻ mọc răng? Trẻ bị sốt khi mọc răng phải làm sao?

Giai đoạn mọc răng ở trẻ:



- Giai đoạn mọc răng bắt đầu khi bé được 6 - 8 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, bé thường có những thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý cũng như sức khoẻ. Dưới đây Thạc sĩ Bs Nguyễn Quốc Dũng, Phó trưởng Khoa Răng Hàm Mặt BV Nhi Đồng 1 sẽ hướng dẫn cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn mọc răng.

Khi mọc răng sữa, trẻ thường có một số triệu chứng như sau:

Khi mọc răng, trẻ có thể biểu hiện một vài rối loạn trong cơ thể, ví dụ : trẻ mệt mỏi, rất quấy, hay khóc, ít ngủ, dễ kích động khi mọc răng , bứt rứt khó chịu và hay làm nũng cha mẹ. Một số trẻ hay chảy nhiều nước miếng và hay gặm thứ gì đó cũng là những biểu hiện thường thấy.Khi dồn năng lượng cho việc mọc răng, sức bảo vệ cơ thể yếu đi nên trẻ dễ bị cảm, rối loạn tiêu hóa. Vào thời kỳ này hoặc sớm hơn, trẻ thường bị sốt nhẹ và đôi khi còn kèm theo đi ngoài phân lỏng.

Trước khi răng nhú lên, nướu có thể bị sưng, viêm tấy đỏ, có khi bị loét. Nướusưng đỏ làm trẻ luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng nhú lên,trẻ thường cho ngón tay, đồ chơi hay bất kỳ vật gì có trong tay vào miệng để cắn, những triệu chứng nầy thường xảy ra trước khi răng nhú lên 3-5 ngày. Ngoài ra, để răng mọc được, nướu phải nứt ra gây đau cho trẻ và rất có thể bị nhiễm trùng răng miệng . Những triệu chứng này khiến trẻ hay quấy khóc nhiều hơn và lười ăn uống , thậm chí có trẻ sút cân.

Có rất nhiều bậc phụ huynh không để ý đến dấu hiệu mọc răng của trẻ , nên khi thấy trẻ biếng ăn và quấy khóc thường cho trẻ uống các loại men tiêu hoá và thuốc bổ. Điều này khiến các bậc cha mẹ trẻ đôi khi mất bình tĩnh và không xử trí tốt được việc chăm sóc trẻ.

Những lúc như vậy, cha mẹtrẻ cần giữ bình tĩnh và đưa trẻ đến bác sĩ RHM ở các bệnh viện Nhi để được điều trị giúp giảm các triệu chứng khi mọc răng. Các dấu hiệu này thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3-7 ngày .Tất cả những biểu hiện đó chỉ là quá trình sinh lý bình thường.

Những vấn đề cần lưu ý để chăm sóc trẻ thật tốt trong giai đoạn mọc răng :

- Có thể làm dịu cho trẻ tạm thời bằng cách cho một vật nhẹ, mềm để trẻ cắn lên ( như vòng mọc răng, ngậm núm vú giả bằng cao su ). Nếu cảm thấy các bé đau dữ dội có thể đến tư vấn khám Bác sĩ chuyên khoa răng - hàm - mặt các bệnh viện nhi.

- Nếu trong thời gian mọc răng sữa, trẻ sốt tới 38,5 độ C trở lên và đau nhiều , bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt và giảm đau, liều lượng 10-15 mg / kg cân nặng, cứ 4-6 giờ cho uống một lần. Không được để trẻ sốt quá cao.

Lau sạch nước dãi quanh miệng trẻ bằng khăn mềm

- Cùng với sốt nhẹ, trẻ chảy nước bọt nhiều, thường đưa tay vào miệng cắn hoặc dùng lưỡi liếm vùng nướu phía trước. Cần chú ýý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Thường xuyên lau sạch nước miếng hay chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm. Nhớ luôn luôn làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng và massage nướu .Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc ăn dặm xong.

- Chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Điều này đặc biệt quan trọng vì tiêu chảy nhiều khiến trẻ dễ mất nước.

- Nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm để trẻ ăn uống dễ dàng , thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.

- Tính cách trẻ sẽ thay đổi hay quấy khóc, cáu gắt, không muốn chơi . Hãy kiên nhẫn dỗ dành trẻ, tạo môi trường vui thích cho trẻ với những đồ chơi mà trẻ thích. Sự quan tâm kịp thời của người lớn sẽ làm dịu nỗi đau của trẻ.

- Mọc răng không làm cho trẻ ốm , thường trẻ có thể nóng nhẹ hay tước trong 1-2 ngày, nếu trẻ sốt cao, nôn ói hay tiêu chảy không bao giờ là do mọc răng cả, bạn cần đưa trẻ đi bác sĩ ngay để được khám bệnh. Hãy mang trẻ đến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong nhiều ngày và trẻ có nguy cơ sụt cân..

Trong giai đoạn mọc răng, nhiều bé có dấu hiệu sốt kèm theo tiêu chảy nhẹ. Bé còn thích nhai ngón tay hoặc bất kỳ vật nào ở xung quanh. Khoảng 2-3 ngày sau đó, khi những chiếc răng mới nhú lên, cũng là thời điểm dấu hiệu sốt và tiêu chảy ở bé giảm dần rồi mất hẳn. Tuy nhiên, không phải lúc nào bé sốt cũng là yếu tố cảnh báo bé sắp mọc răng.

Phân biệt bé sốt do mọc răng

Bé sốt do mọc răng thường đi kèm những dấu hiệu chuẩn bị mọc răng khác như: bé chảy nhiều dãi, thích kéo tai; bé ngứa răng nên thích “gặm” tay mẹ hoặc nhai những đồ vật khác; lợi bé có biểu hiện sưng đỏ; bé sốt theo từng cơn… Nhiều trường hợp, bé sốt là do mắc chứng bệnh truyền nhiễm: bé sốt liên tục, ít hoặc hầu như không kèm theo các dấu hiệu mọc răng.

Để biết chắc bé sốt có phải là do mọc răng hay không, nên đưa bé đi khám. Nhiều trường hợp, người mẹ có thể nhẫm lẫn giữa tình trạng sốt mọc răng và sốt do những nguyên nhân khác.

Phương pháp chăm sóc các bé

Khi thấy bé nóng, nên nhanh chóng cặp nhiệt độ cho bé. Khoảng gần 38oC là bé sốt vừa, trên 38oC là bé sốt cao. Nếu bé sốt cao, bạn nên đưa bé đi khám sớm. Bởi vì, bé sốt gần 39oC có thể kéo theo dấu hiệu bị co giật toàn thân, thiếu oxy não, tổn thương các tế bào thần kinh khiến bé bị hôn mê (hoặc tử vong).

Nếu không, bé cũng có thể phải đối mặt với di chứng giảm trí nhớ hoặc động kinh sau đó. Nên đặt nhiệt độ ở hậu môn hoặc kẹp nách cho bé, để đo được kết quả chính xác. Có thể lau mát hạ sốt cho bé bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay nước quá nóng. Mẹ nên tăng cường các cữ bú cho bé trong ngày. Nếu bé không bú được, mẹ cần vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa.

Với bé lớn hơn, khuyến khích bé uống thêm nước lọc (hoặc có thể pha sữa bình cho bé loãng hơn bình thường). Trường hợp bé không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng bé để bé không bị khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước. Nếu muốn dùng thuốc hạ sốt (để nhét hậu môn và uống) hoặc dùng cao dán hạ sốt cho bé, nên hỏi ý kiến bác sĩ thật cụ thể.

Việc tùy ý dùng thuốc (nhất là kháng sinh) có thể khiến bé bị xuất huyết tiêu hóa.

Những điều nên tránh

Tuyệt đối không dùng đá lạnh chườm hạ sốt cho bé. Bởi vì, đá lạnh vừa khiến bé khó chịu lại vừa khiến tình trạng sốt ở bé tồi tệ hơn do các mạch máu bị co lại. Đá lạnh cũng khiến bé dễ bị viêm phổi.

Không nên dùng cồn (hoặc rượu) lau người cho bé vì đây là một cách nguy hiểm. Rượu (cồn) khi bốc hơi có thể khiến bé ngộ độc. Chưa kể những loại rượu không an toàn (được người sản xuất thêm nhiều chất độc) thì càng nguy hiểm với bé hơn.

Không nên ủ ấm hoặc đắp chăn cho bé; thay vào đó, chỉ nên mặc quần áo mỏng, thoáng và có thể đắp vỏ chăn mỏng cho bé nếu thời tiết hơi lạnh.

Nếu là mùa hè, nên mở cửa sổ phòng bé để không khí lưu thông.

Không nên đưa bé ra ngoài trời để tránh cho bé bị thay đổi thân nhiệt đột ngột. Cũng không được dùng cách vắt chanh vào miệng, giúp bé hạ sốt. Chanh có chứa acid nên có thể làm rộp (bỏng) da miệng của bé.

Không được đánh (cạo) gió cho bé.

Bởi vì, cách này sẽ khiến bé bị rối loạn đông máu.

Lưu ý: Nếu bé bị sốt cao, co giật, lấy một chiếc khăn mềm, nhỏ, gấp lại rồi kẹp vào miệng bé, đề phòng bé cắn vào lưỡi.

Tiếp đến, đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Hết sức thận trọng vì nếu không xử lý kịp thời, bé sẽ gặp nguy hiểm về sức khỏe hoặc để lại những di chứng nặng nề sau này như: chậm phát triển trí tuệ, rối loạn thần kinh… Sốt cao co giật hay đi kèm các dấu hiệu khác như: phát ban, khó thở…

Lưu ý ăn uống khi bé sốt kèm tiêu chảy

Nếu bé đang trong giai đoạn bú mẹ, không cần thiết phải kiêng khem quá mức. Người mẹ nên ăn uống đa dạng, kể cả những chất như: dầu mỡ, tôm, cá (chất tanh) để đảm bảo chất lượng sữa cho bé tiêu chảy bú.

Nếu bản thân người mẹ cũng mắc chứng tiêu chảy khi cho con bú thì người mẹ nên tránh ăn các loại đường ngọt, bánh kẹo, nước ngọt có gas hoặc những loại thực phẩm đóng hộp như: xúc xích, thịt hun khói…

Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm, nên duy trì chế độ dinh dưỡng cho bé thành nhiều bữa nhỏ trong ngày với thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hóa. Các chuyên gia khuyên có thể cho bé ăn dầu (mỡ), tôm (cua), ăn thịt gà… như bình thường chứ không cần khiêng kem quá mức, khiến bé dễ thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Để bé mọc răng không bị sốt

  Để bé lúc mọc răng không bị đau nhiều hoặc bị sốt cao, mình đã học đuợc bài học nay rất hay. Mình muốn chia sẻ để cùng các mẹ chăm con mình được tốt hơn.

Chào tất cả các mẹ. Mình rất hay đọc các mục làm thế nào cho bé bớt bệnh mà vận dụng các loại cây, hay những thứ có sẵn ngay trong đời sống hàng ngày.

Nuôi con khoẻ mạnh luôn là ước mơ lớn nhất của các bà mẹ. Ngay từ khi sinh ra, bé nhà mình đã có sức đề kháng yếu, bé thường xuyên bị ho và sổ mũi. Nhất là lúc thay dổi thời tiêt. Chính vì thế mà mình rất lo cho bé.

Thời kỳ mọc răng mình thấy là các mẹ khổ nhất. Nhưng với bé nhà mình, mình lại thấy rất an tâm. Lúc bé tròn ba tháng tuổi mình lấy lá hẹ giã thật nhừ ra lấy nước của nó, mình lấy bông gòn tưa đi tưa lại vào lợi của bé. Tới tháng thứ bảy bé mọc răng không quấy mình chút nào, không sốt mà lai vẫn ăn uống bình thường.

Những ai sắp làm mẹ, thử làm mẹo nhỏ này của mình xem. Mình thấy rất hiệu nghiệm đó.

Khi trẻ mọc răng cần đảm bảo dinh dưỡng như thế nào?

Để bé yêu có được sự phát triển răng miệng khỏe mạnh và toàn diện, cha mẹ nên chú ý tới vấn đề dinh dưỡng cho trẻ trong thời kỳ mọc răng ở trẻ.

Thời kỳ trẻ mọc 2 răng

Trẻ mọc 2 răng cửa thường là trong giai đoạn từ 4 đến 8 tháng. Trong thời kỳ này, trẻ bắt đầu giai đoạn mọc răng đầu tiên và sẽ bắt chước các hành động của người lớn như nhai đũa, thìa, mút tay...

Các bà mẹ cần chú ý đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này. Các chuyên gia đã cho biết rằng, một số thực phẩm như khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hay cháo ngũ cốc là những loại thức ăn rất tốt cho trẻ.

Người lớn có thể tập cho trẻ nhận biết sự khác nhau của các loại thực phẩm, đó cũng là cách giúp thúc đẩy sự nhanh mọc răng ở trẻ nhỏ.

Khi trẻ mọc răng cần đảm bảo dinh dưỡng như thế nào?

Thời kỳ trẻ mọc 4 răng

Trong khoảng thời gian từ 8 đến 12 tháng, hàm trên của trẻ sẽ có thể mọc thêm hai răng hoặc nhiều hơn. Lúc này, trẻ cần nhiều dinh dưỡng hơn nữa. Chính vì vậy, người lớn cần chú ý lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp với trẻ. Có thể làm thịt băm nhỏ, đậu hũ nghiền... để răng của trẻ quen với các loại thức ăn mới.

Tuy nhiên, có một điều mà người lớn cần chú ý, đó chính là khả năng nhai của trẻ lúc này là chưa tốt, chức năng tiêu hóa cũng chưa hoàn chỉnh. Bởi vậy nên các bà mẹ cần phải có kiến thức trong việc chọn lựa thực phẩm phù hợp với trẻ.

Thời kỳ trẻ mọc từ 6 đến 8 răng

Trong khoảng thời gian từ 9 đến 13 tháng, các răng của hàm trên sẽ mọc nhanh chóng, các răng ở hàm dưới thông thường sẽ mọc ở giai đoạn trẻ được từ 10 đến 16 tháng. Lúc này, răng của trẻ từ từ thích ứng với những loại thực phẩm rắn hơn, chức năng tiêu hóa cũng dần trở nên hoàn chỉnh. Người lớn có thể cung cấp cho trẻ những loại thực phẩm cứng như trứng, rau...

Thời kỳ trẻ mọc từ 8 đến 12 răng

Trong khoảng từ 13 đến 19 tháng thì các răng hàm của trẻ bắt đầu mọc. Với các răng hàm chính thì kỹ năng nhai của trẻ cần phải được tăng cường rất nhiều. Lúc này, trẻ sẽ rất hào hứng với việc người lớn đút cho trẻ ăn bằng cả thìa. Đây là thời kỳ người lớn cần tăng cường những thức ăn rắn cho trẻ, chẳng hạn như bánh mì mềm, gạo, rau, thịt...

Trẻ mọc từ 12 đến 20 răng

Trong giai đoạn từ 16 đến 20 tháng, các răng của trẻ đã dần hoàn thiện và ổn định. Người lớn đã có thể cho trẻ ăn các thực phẩm phổ biến như gạo, mì, đậu tương...

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
be nha em duoc 10 thang tuoi be moc rang thu 4 rat quay khong chiu an va sot xin cho em ykien va cach cham soc cho be nhin be sot khong an sut can em rat sot con
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Nếu trong thời gian mọc răng sữa, bé sốt tới 38,5 độ C trở lên, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10-15 mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.
Be nha e dc 7 thang ruoi be dang moc rang nhung sot cao co luc 40 do e cho uog thuoc ban ngay do dan nhung dem lai sot em lo wa lieu be co sao kg.co dua di kham kg
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Nên đưa bé đi khám vì sốt cao quá đó bạn, không nên chần chừ nhiều
con tôi được 7 tháng tuổi hiện nay cháu đang bị sốt cao, không biết co phải mọc răng không tôi lo quá, cho tôi hỏi làm cách nào cho bé đỡ sốt. cho tôi hỏi thêm cháu nhà tôi không chịu ăn bột và uống sữa, cháu chỉ ti me thôi, lam cách nào để be chịu ăn.xin cảm ơh
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
con minh duoc 15t tuoi chau dang moc rang ham, ve buoi chieu chau hay bi sot, va nhac an, cho toi hoi nguyen nhan cach cham soc
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Chào chị~ Trước tiên chị cố gắng vệ sinh răng sạch sẽ cho bé, sau đó mua thuốc giảm sốt và kháng sinh, hạn chế đồ nếp, thịt gà.Nếu cháu sốt quá hãy mang đến các cơ sở y tế.Tôi có một người bạn có con gái đã 25 tuổi rồi mà vẫn còn bị đau răng tới nỗi phải tiêm thuốc tê.Hãy chăm sóc cho bé ngay từ khi còn nhỏ nhé
be nha minh dc 9 thang ruoi roi moc gan sau cai rang khi be bu me hay can cac me co meo nao ko chi minh voi
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Bé mới mọc răng ngứa và hay cắn là bình thường, chỉ còn cách lúc bé cắn thì răn đe bé nhẹ nhàng thoy
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý