Bên cạnh các món chè bưởi, chè đậu xanh thì chè khoai môn cũng đang rất được mọi người yêu thích, đặc biệt là các bạn trẻ. Với sự kết hợp của miếng khoai môn bùi bùi, nếp thì dẻo dẻo thơm thơm và ngọt béo ngậy của nước dừa đã tạo nên một mùi vị khó tả. Bài viết này hãy cùng chuyengiaamthuc.com vào bếp với cách nấu chè khoai môn thơm ngon này nhé!
Nguyên liệu để làm món chè này rất dễ tìm, được bán phổ biến ở chợ và siêu thị nên không mấy khó khăn để chúng ta mua nguyên vật liệu như: gạo nếp, khoai môn, dừa khô, đường phèn… Sau đó chỉ làm theo đúng hướng dẫn cách nấu chè khoai môn ngon với nếp dưới đây sẽ cho bạn có nồi chè ngon như ý.
Nguyên liệu nấu chè khoai môn
– Khoai môn củ nhỏ: 500g hoặc khoai sọ (nên chọn loại ít dẻo nhiều bột).
– 250g nếp.
– 350g đường.
– 300g dừa nạo.
– 10 lá dứa (nếu có).
– Muối.
– Bột năng.
– Dụng cụ dùng để hấp.
– 1 chút nước cốt lá dứa.
– 100ml sữa tươi.
Muốn có món chè khoai môn ngon thì một yếu tố khá quan trọng đó là chọn khoai. Các bạn nên chọn những củ khoai tròn, nhỏ là những củ khoai bùi, bở, những củ có thêm màu tím lại càng thơm ngon hơn. Tránh chọn những củ nổi trên mặt vì đó là những củ sượng hoặc hư thối.
Cách nấu chè khoai môn
Bước 1: Khoai môn gọt hết vỏ, rửa sạch rồi cắt miếng vuông nhỏ như ngón tay cái đồng thời chuẩn bị 1 chậu nước muối loãng cắt miếng đến đâu ngâm nước tới đó. Ngâm khoảng 2h rồi vớt ra rổ để ráo nước. Trong cách nấu chè khoai môn nếu bạn dùng khoai sọ thì nên rửa kĩ với nước muối rồi xả lại cho sạch do khoai sọ có tính nhớt và có thể gây ngứa.
Sau khi khoai ráo nước. Có 2 cách để làm khoai chín khoai là hấp và luộc, bạn có thể chọn cách nào tùy ý. Bạn nên chọn cách hấp như vậy sẽ không làm cho khoai mất nhiều chất và sẽ ngon hơn.
Bước 2: Sau khi sơ chế khoai xong bạn cho vào nồi cùng với 70g đường và 100ml sữa tươi. Cách làm này giúp cho khoai tăng thêm vị ngọt và béo, điều quan trọng là khi chè chín nước cốt và khoai có vị ngọt tương đồng nhau, tránh tình trạng nước thì ngọt mà cái thì nhạt mất ngon.
Đặt nồi lên bếp, đun lửa vừa cho khoai vừa chín thì tắt bếp. Luộc khoai như này giúp khoai chín và ngấm đường mà không bị nát như khi bạn nấu chung với nếp, nêm chút muối cho đậm đà.
Bước 3: Về phần nước cốt dừa. Nếu bạn mua được rồi thì dừa nạo bạn có thể giảm bớt từ 300g xuống 100g tùy theo lượng chè. Nếu không bạn cho 1 bát nước sôi vào 300g dừa tươi rồi vắt lấy nước cốt để riêng ra bát. Tất nhiên cách làm chè khoai môn dừa tươi sẽ ngon hơn là dùng nước cốt dừa đóng lon.
Bước 4: Chuẩn bị bột năng, hòa tan hoàn toàn vào nước lạnh, đừng dùng nước nóng vì như vậy bột năng sẽ bị vón cục. Sau đó cho khoảng 1 lit nước vào nồi đun sôi cùng với bột năng. Khi nước sối dùng đũa khuấy thật đều tay, cho thêm lá dứa (nếu có) đã rửa sạch vào tăng mùi thơm.
Bước 5: Chuẩn bị gạo nếp đã ngâm trước qua đêm, vo lại, đãi sạch rồi bỏ vào nồi lá dứa bột năng, cho thêm chút nước cốt dừa vào nấu chung. Khi nếp chín bạn thêm 100g đường cùng nước cốt lá dứa vào tạo nên mùi thơm đậm đà của nếp. Tán hạt nếp cho nhuyễn giúp cho chè sau khi nấu dẻo và ngon hơn.
Đun gạo nếp nhỏ lửa, khi nào thấy toàn bộ nếp nở đều, sánh mịn và dẻo thì cho hết số khoai môn vừa luộc ở trên vào. Các bạn cho thêm 1/4 muỗng cà phê muối và 300 ml nước cốt dừa vào nấu cùng, khuấy đều, nhẹ nhàng tránh cho khoai bị nát. Khi nào thấy khoai trộn đều với nếp thì đun thêm vài phút cho khoai thấm đường sau đó tắt bếp.
Với cách nấu chè khoai môn này các bạn phải chú ý vừa đun vừa khuấy đều tay, nhẹ nhàng cho khoai không bị nát, chè không bị dính vào đáy gây khê khét làm mất mùi thơm của chè.
Bước 6: Lúc thưởng thức, bạn múc chè ra bát, cho vài sợi dừa nạo tươi lên trên. Với cách nấu chè khoan môn này dù là mua đông hay mùa hè bạn đều có thể thực hiện được. Bạn có thể ăn lạnh hoặc ăn nóng đều được. Nếu ăn lạnh bạn có thể cho vào tủ lạnh hoặc cho đá vào ăn cùng giải nhiệt mùa hè. Các bạn cũng có thể ăn cùng với hạt trân châu rất bùi và thơm nhé!