Dậy thì sớm ở trẻ
Đó là tình trạng các dấu hiệu dậy thì xuất hiện trước 7 tuổi đối với con gái và trước 9 tuổi đối với con trai. Những trẻ này tuy có dáng dấp của người lớn trước tuổi nhưng lại ngừng phát triển rất sớm, cuối cùng lại trở nên thấp bé hơn so với người bình thường. Phần lớn trẻ dậy thì sớm là các em gái.
Đa số trường hợp dậy thì sớm không xác định được nguyên nhân. Các nguyên nhân có thể nhận biết bao gồm:
- Có khối u hoặc bệnh lý khác ở buồng trứng (đối với nữ).
- Có khối u ở tuyến yên hoặc bệnh lý ở vùng dưới đồi (đối với nam).
- Có các khối u khác và sang chấn vùng đầu.
- Do di truyền (chiếm 5% ở nam và 1% ở nữ).
Ngoài ra, hiện tượng dậy thì sớm cũng có thể đi kèm với bệnh thiểu năng tuyến giáp.
Những dấu hiệu điển hình của dậy thì sớm bao gồm : vú và lông mu phát triển, thậm chí xuất hiện kinh nguyệt (con gái); mọc lông mu và râu, vỡ tiếng, dương vật hay tinh hoàn to ra (con trai); có trứng cá (cả 2 giới). Trẻ lớn phổng lên và tăng cân nhanh. Tuy nhiên, quá trình này nhanh chóng ngừng lại. Nếu không được điều trị, con trai thường không cao hơn 1,6 m và con gái hiếm khi quá 1,5 m.
Sự bài tiết sớm các hoóc môn giới tính cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của trẻ: con gái dễ thay đổi khí chất và cáu bẳn; con trai hung hăng hơn và có thể phát triển ham muốn tình dục sớm.
Nhiều trẻ chỉ có dấu hiệu dậy thì sớm từng phần. Chẳng hạn, một số em gái ở độ tuổi từ 6 tháng đến 3 năm đã có biểu hiện phát triển vú; nhưng sau đó biểu hiện này biến mất hoặc vẫn tồn tại nhưng không kèm theo các thay đổi về thể chất khác. Tương tự, một số con trai và con gái có thể mọc lông mu hoặc/và lông nách sớm nhưng không có những biến đổi khác về giới tính. Trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm từng phần cần được bác sĩ xem xét để loại trừ hiện tượng dậy thì sớm thực sự. Tuy nhiên, những em này thường không cần điều trị; những dấu hiệu dậy thì khác sẽ bộc lộ khi đến tuổi.
Khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng trên, cha mẹ cần sớm đưa con đến bác sĩ chuyên khoa nội tiết trẻ em để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời. Để xác định chính xác chứng dậy thì sớm, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm hàm lượng hoóc môn giới tính trong máu và nước tiểu xem có cao không, chụp X-quang xương cổ tay và bàn tay xem xương có trưởng thành quá nhanh không. Ngoài ra, các phương pháp thăm dò hình ảnh cũng được áp dụng để loại trừ những nguyên nhân chuyên biệt gây dậy thì sớm như có u tuyến yên dưới đồi, não, buồng trứng hay tinh hoàn.
Các phương pháp điều trị dậy thì sớm được thực hiện nhằm kìm hãm hay làm đảo ngược sự phát triển giới tính, làm cho xương không trưởng thành sớm để sau này không bị thấp bé. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể điều trị nguyên nhân chính gây dậy thì sớm (ví dụ cắt khối u) hoặc thay đổi cân bằng hoóc môn bằng thuốc. Phần lớn trường hợp dậy thì sớm không rõ nguyên nhân được áp dụng liệu pháp hoóc môn.
Trẻ dậy thì sớm có thể bị bạn bè trêu
ghẹo, dẫn đến học tập sút kém, trở nên ít hoạt động hoặc kém tự tin vào
hình ảnh bản thân, thậm chí bị trầm cảm. Những trẻ này rất cần sự động
viên, gần gũi, khích lệ của bố mẹ. Các bậc phụ huynh cũng cần giải thích
để trẻ hiểu, bớt hoang mang, bối rối.
Thận trọng với hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ
Trẻ dậy thì sớm phát triển đầy đặn, cao to hơn so với những trẻ bình thường khác. Tuy nhiên hệ lụy về sau khiến các trẻ chịu nhiều thiệt thòi khi trưởng thành. Để có những hiểu biết về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Phương Dung sẽ chia sẻ với chúng ta những thông tin về tình trạng dậy thì sớm và chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
Hỏi:
Gần
đây tôi thấy có khá nhiều bài báo đề cập đến tình trạng dậy thì sớm ở
trẻ. Vậy xin cho biết trẻ dậy thì vào thời điểm nào được gọi là sớm?
|
Trả
lời: Ông bà ta ngày xưa có câu “nữ thập tam, nam thập lục” dùng để chỉ
người con gái 13 tuổi và người con trai 16 tuổi là thời điểm bước vào
giai đoạn “trổ mã”. Tuy nhiên, ngày nay do nhiều nguyên nhân khách quan
mà độ tuổi dậy thì của các em đến sớm hơn khoảng chừng 10 tuổi ở bé trai
và 8 tuổi ở bé gái. Cũng có những trường hợp bé gái chỉ mới lên 6 đã
“sở hữu” một ngoại hình phổng phao không khác một thiếu nữ. Thậm chí có
bé gái trong độ tuổi mầm non đã xuất hiện những dấu hiệu như ngực phát
triển. Những trường hợp dậy thì dưới 10 tuổi đối với bé trai và dưới 8
tuổi đối với bé gái đều được coi là sớm.
Hỏi:Xin bác sĩ cho biết tại sao trẻ lại dậy thì sớm như vậy?
Trả lời:
Hiện nay chưa có nghiên cứu xác định cụ thể nào về nguyên nhân gây ra
tình trạng dậy thì sớm ở trẻ. Tuy nhiên có thể thấy việc sử dụng các vật
có chứa phtalat cao ở những đồ chơi trẻ em được làm bằng chất nhựa dẻo,
đầu núm vú bình sữa. Hoặc xem tivi và chơi game nhiều làm giảm lượng
melatonin trên não, thậm chí chế độ ăn giàu năng lượng cùng với việc lạm
dụng thuốc bổ cũng là nhân tố làm dậy thì sớm. Tuy nhiên, nhiều ca dậy
thì sớm thường được quy kết do nguyên nhân bệnh lý thường gặp ở một số
bệnh liên quan đến não như u não, động kinh, u nang buồng trứng, u tuyến
thượng thận…và trong đó chế độ ăn giàu năng lượng, ăn quá nhiều thịt
động vật có chứa các chất kích thích thúc đẩy quá trình tăng trưởng
nhanh ở vật nuôi và lạm dụng thuốc bổ cho trẻ cũng là nguyên nhân mà phụ
huynh ít biết đến.
Hỏi:Nói như thế có nghĩa là chế độ dinh dưỡng cũng liên quan đến việc dậy thì sớm ở trẻ phải không thưa bác sĩ?
Trả lời:
Cũng có thể nói là như thế. Bởi nếu chúng ta không chú trọng đến chất
lượng bữa ăn hằng ngày sẽ gây ra nhiều bất lợi cho sự phát triển toàn
diện của trẻ. Việc cho bé ăn các thức ăn, đồ uống không rõ nguồn gốc sản
xuất, có chứa các chất phụ gia, chất tạo màu, tạo mùi sẽ phá vỡ tuyến
nội tiết, gây hại cho gan, thận, làm thay đổi hormone khiến trẻ gái dậy
thì sớm – trẻ trai bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, làm tăng nguy cơ
dị tật cơ quan sinh dục. Bên cạnh đó việc lạm dụng thuốc bổ, thúc đẩy bé
ăn quá nhiều chất dinh dưỡng đôi khi còn gây ra những phản ứng ngược
đối với cơ thể. Trong đó, trường hợp trẻ dậy thì sớm do được chăm sóc
với chế độ ăn thừa chất dinh dưỡng khiến trọng lượng cơ thể gia tăng
nhanh chóng chiếm phần đáng kể. Và đương nhiên trong lâu dài sẽ gây ra
những tổn hại về mặt sức khỏe.
|
Hỏi:
Thưa bác sĩ cụ thể trong trường hợp trẻ dậy thì sớm sẽ gặp phải những bất lợi nào?
Trả lời:
Trong trường hợp trẻ dậy thì sớm, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng những
biểu hiện khác lạ xuất hiện bên ngoài cơ thể các em. Điển hình như ở
những bé trai cơ bắp nở nang, dương vật dài ra, có ria mép, vỡ giọng và
có hiện tượng xuất tinh. Còn ở những bé gái thì ngực nảy nở, núm vú phát
triển, sẫm màu và bắt đầu hành kinh. Chính những thay đổi trên cơ thể
sẽ làm cho trẻ cảm thấy ngại ngùng và lo lắng khi trẻ bắt đầu so sánh
bản thân mình với các bạn đồng trang lứa về các vấn đề sinh lý. Trẻ dậy
thì sớm thường có những biểu hiện “giả” ban đầu là bề ngoài cao to, bộ
phận sinh dục gần như hoàn thiện song về mặt lâu dài điều đó lại ảnh
hưởng nghiêm trọng tâm sinh lý của trẻ. Hậu quả dễ dàng thấy được là trẻ
có nguy cơ thấp lùn khi đến tuổi trưởng thành do các sụn ở đầu xương
đóng kín khiến chiều cao của trẻ không thể phát triển thêm nữa. Ngoài
ra, khi trẻ dậy thì sớm cũng là lúc các bộ phận sinh dục bắt đầu hoạt
động nếu không được sự quan tâm chia sẻ của gia đình, các em dễ bước vào
đời sống tình dục theo bản năng mà thiếu kiểm soát, gây ra nhiều hệ lụy
đặc biệt là các bé gái có thể bị lạm dụng tình dục dẫn đến nạn nạo phá
thai bừa bãi, và nhiều trường hợp xu hướng lệch lạc giới tính sau này.
Hỏi:Như thế chúng ta cần làm gì khi trẻ dậy thì sớm thưa bác sĩ?
Sữa I am Mother Kid dành cho trẻ từ 1 đến 15 tuổi của Tập đoàn bơ sữa Namyang (Hàn Quốc), được bổ sung công thức KI-180 (Pluskids Calcium) là một loại nguyên liệu hỗ trợ tăng trưởng được cấp bằng sáng chế của Viện Nghiên cứu thực phẩm Hàn Quốc. Gồm: Canxi rong biển, chiết xuất rong tiểu câu và bột sữa non, kết hợp với các loại thảo dược khác. Có tác dụng làm chậm lại quá trình dậy thì trước khi xương bản tăng trưởng liền nhau do dậy thì sớm. Đồng thời kích thích hoạt động của tế bào sụn, giúp trẻ cao hơn mà tuyệt đối an toàn. |
Hỏi:Bác sĩ có lời khuyên nào đối với chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ?
Trả lời: Hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều chất béo, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, những loại thực phẩm có chứa chất bảo quản, chất tạo màu… vì những chất này dễ dẫn tới cốt hóa xương sớm, tăng tiết hoóc-môn giới tính. Cần xây dựng một chế độ ăn khoa học đảm bảo đầy đủ và hợp lý các chất dinh dưỡng, nên khuyến khích trẻ năng vận động để kích thích chiều cao phát triển tối đa. Ngoài ra, việc bổ sung nguồn sữa với các thành phần có nguồn gốc thảo dược từ thiên nhiên, như sữa bột I am Mother Kid, chẳng những giúp trẻ hấp thụ tối đa các dưỡng chất mà còn góp phần làm chậm lại quá trình dậy thì sớm, đảm bảo chiều cao của trẻ phát triển tối đa khi trưởng thành.
Cảnh giác với hiện tượng trẻ dậy thì sớm
Ảnh minh họa: Sài gòn Tiếp thị. |
Nếu bé gái 8 tuổi hoặc nhỏ hơn đã có ngực, và bé trai 9 tuổi hoặc nhỏ hơn đã có râu, nghĩa là bé bị dậy thì sớm.
Bệnh không chết người ngay nhưng khiến tâm sinh lý của trẻ phát triển không bình thường và là nguy cơ dẫn đến những bệnh nguy hiểm khác.
Ở châu Âu và Mỹ, người ta nhận thấy trong vòng 180 năm qua tuổi dậy thì đang giảm đi với tốc độ 1 - 3 tháng trong mỗi 10 năm. Những năm gần đây, tại Mỹ, tuổi dậy thì của phái nữ là 8 - 13 tuổi còn phái nam là 9 - 14 tuổi. Ở ta chưa có thống kê về tuổi dậy thì và nhiều người thường căn cứ vào câu nói của ông bà xưa: “Nữ thập tam, nam thập lục” và cho rằng tuổi dậy thì của bé gái là 13 còn của bé trai là 16.
PGS Nguyễn Hữu Đức nhận định, nếu cho rằng ông bà xưa ghi nhận tuổi dậy thì hơi trễ do quan sát những biểu hiện đã thật rõ nét của lứa tuổi này, cộng với tuổi dậy thì trải qua thời gian dài có giảm, thì tuổi dậy thì của bé gái ở nước ta phải từ tám tuổi trở lên, bé trai phải từ chín tuổi trở lên.
Như vậy, nếu bé gái trổ mã ở tuổi là tám hoặc nhỏ hơn tám với các dấu hiệu phát dục như ngực nở to, có kinh nguyệt, nổi mụn, mọc lông nách hoặc lông mu nhiều, tăng chiều cao nhanh chóng; bé trai ở tuổi là chín hay nhỏ hơn với các dấu hiệu miệng đã đầy ria mép, tăng kích thước dương vật hay tinh hoàn, giọng nói trầm đi... thì có thể coi là đã bị dậy thì sớm.
Căn bệnh này trước đây ít gặp, trong 100 trường hợp thì hãn hữu mới có 4 - 5 trẻ mắc phải, nhưng hiện ngày càng phổ biến, thậm chí cả trẻ mới 5 - 6 tuổi cũng đã mắc. Trong đó thường thấy xảy ra ở bé gái hơn bé trai.
Hiện tượng dậy thì sớm là do đâu?
Theo PGS Hữu Đức, trước hết, do tự thân cơ thể bé có những rối loạn về mặt sinh dục đưa đến dậy thì sớm. Thí dụ như có u bướu ở vùng dưới đồi hoặc ở tuyến tùng nằm ở não bộ có thể gây tăng tiết estrogen sớm để làm dậy thì. Nguyên nhân tự thân rối loạn có tính chất cá biệt và rất hiếm xảy ra. Chính hai nguyên nhân còn lại dưới đây là đáng quan tâm hơn cả.
1. Do ăn thịt bò, heo, gà… nhiễm estrogen
Dậy thì sớm đã được ghi nhận ở những bé hay uống sữa bò, dùng các sản phẩm chế biến từ sữa bò, ăn thịt heo, gà bị nhiễm estrogen. Lâu nay trong chăn nuôi công nghiệp người ta vẫn hay lạm dụng nhiều các chất gọi là “hoóc môn tăng trưởng” nhằm thúc các con vật nuôi phát triển.
Trong các hoóc môn tăng trưởng đó có estrogen hoặc các tiền chất có thể chuyển hóa thành estrogen. Estrogen từ bên ngoài môi trường đưa vào cơ thể người được gọi là xenoestrogen. Bé gái chưa đến tuổi dậy thì nhưng lại tiếp xúc với xenoestrogen do tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi công nghiệp sẽ có nguy cơ dậy thì sớm.
Estrogen chính là một hoóc môn sinh dục nữ. Cơ thể bé gái chưa dậy thì nhưng do tiếp xúc với xenoestrogen xem như có một lượng estrogen có trong cơ thể, nó sẽ kích hoạt vùng dưới đồi và tuyến yên ở não tiết ra các estrogen này hướng dục (gonadotropins) đánh thức buồng trứng làm việc và làm xuất hiện sớm những hiện tượng đặc trưng của giới tính nữ.
2. Bao bì nhựa có phtalat cao
Cho đến nay đã có những chứng cứ xác đáng cho thấy bé gái dậy thì sớm do nhiễm các “dẫn chất phtalat”. Dẫn chất phtalat gồm nhiều chất hữu cơ như monobutyl phtalat (MBP), dibutyl phtalat (DBP), benzylbutyl phtalat (BZBP), diethylhexyl phtalat (DEHP), monomethyl phtalat (MMP),… Các dẫn chất này thường được dùng làm chất hóa dẻo cho các bao bì nhựa như chai, can, túi, bao, đầu núm vú, bình sữa, trong đồ chơi trẻ con bằng chất dẻo, nhựa…
Trong quá trình sử dụng các sản phẩm này, các dẫn chất phtalat nếu bị một tác động nào đó sẽ thôi ra (ngấm ra từ từ) và theo đường tiêu hóa vào trong cơ thể. Tác hại của chúng là làm xáo trộn nội tiết, khiến trẻ bị dậy thì sớm trước tuổi.
Một công trình nghiên cứu năm 2009 của Chou YY và cộng sự thực hiện tại khoa y, Đại học quốc gia Chen Kung (Đài Loan) trên 30 bé gái dậy thì sớm so với 33 bé gái bình thường cho thấy, trong nước tiểu bé gái dậy thì sớm chứa lượng MMP cao hơn nhiều so với bé gái bình thường, và kết luận MMP có thể là một nguyên nhân môi trường gây dậy thì sớm ở bé gái Đài Loan.
Cũng vì tác hại của dẫn chất phtalat nên hiện nay Nghị viện châu Âu không cho phép dùng DBP và DEHP có trong đồ chơi trẻ em và cả trong mỹ phẩm. Đối với chúng ta, nên dùng cẩn thận các sản phẩm nhựa dẻo như PVC vì có thể chứa các dẫn chất phtalat. Không nên chế biến thức ăn quá nóng trong các tô chén, bao bì bằng nhựa mà thay bằng vật đựng bằng sứ bởi nhiệt độ quá nóng sẽ làm các phtalat dễ thôi ra.
Cũng về tình trạng trẻ dậy thì sớm, theo PGS Nguyễn Thị Hoàn, trưởng khoa nội tiết, Bệnh viện nhi Trung ương, dậy thì sớm được phân thành hai loại: dậy thì sớm thật và dậy thì sớm giả. Dậy thì sớm thật có sự kích hoạt của não (do u não, tổn thương não, teo não, động kinh, u nang buồng trứng, u tuyến thượng thận...) rất dễ dẫn đến tử vong. Dậy thì sớm giả là dậy thì sớm hoóc môn sinh dục, ở bé gái là u nang buồng trứng, bé trai là tăng sản thượng thận bẩm sinh. Trẻ dậy thì sớm do u não ít gặp hơn nhưng khó điều trị hơn, còn dậy thì sớm giả rất thường gặp và nếu điều trị sớm trước năm tuổi có thể chữa khỏi.
Dậy thì sớm làm trẻ luôn cảm thấy bất an. Trẻ cao hơn so với trẻ cùng lứa nhưng khi trưởng thành lại có thân hình tương đối thấp lùn do thời điểm tăng và ngừng phát triển chiều cao đến sớm hơn. Bé gái dậy thì sớm còn có nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư dạ con, ung thư buồng trứng... cao hơn trẻ bình thường; bé trai dậy thì sớm có thể bị vô sinh.
Vì vậy khi thấy trẻ có dấu hiệu phát triển bất thường: trẻ trai ăn khỏe, cơ bắp phát triển, hiếu động, hay nghịch bộ phận sinh dục; trẻ gái có núm vú to, tự kích thích sinh lý... phụ huynh cần cho trẻ đi khám ngay.
Dậy thì sớm gây chậm lớn
Trẻ cần sớm được cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản. Ảnh: Hoàng Hà. |
Gần 10 tuổi, Hưng đã có thân hình khá cường tráng với
vồng ngực nở và cơ bắp chắc nịch. Nhưng các năm sau đó, khi các bạn đồng
lứa tiếp tục lớn bổng lên thì chiều cao của cậu vẫn chỉ dừng lại ở
1m54.
Hưng (Đống Đa, Hà Nội) năm nay 19 tuổi. Từ lâu cậu không cao lên nữa. Gần 10 năm trước, khi thấy con lớn nhanh, vạm vỡ và cao hơn hẳn các bạn, mặt nổi trứng cá, giọng vỡ ồm ồm, bố mẹ Hưng thấy thú vị và tự hào.
Năm 18 tuổi, Hưng đến một bệnh viện với hy vọng có thể dùng hoóc môn tăng trưởng để giúp mình thoát khỏi cái tiếng "lùn", rồi thất vọng trở về vì biết thuốc đó rất đắt và cũng không còn tác dụng với cậu nữa. Và cũng từ lúc đó Hưng mới biết mình bị chứng dậy thì sớm.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoàn, Trưởng khoa Nội tiết - chuyển hóa - di truyền Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết hiện tượng dậy thì xuất hiện trước 10 tuổi ở trẻ trai và 9 tuổi ở trẻ gái thì được coi là sớm; thậm chí có những trẻ mới 2-3 tuổi đã dậy thì. Những năm gần đây, số trẻ đến khám về bệnh này có dấu hiệu tăng, có thể do nhiều bậc cha mẹ đã biết đó là biểu hiện bất thường.
Dậy thì sớm giả và thật
Biểu hiện dậy thì sớm khá dễ nhận thấy: Trẻ cao nhanh hơn, lông phát triển. Bé trai có cơ bắp nở nang, dương vật dài ra, có râu, trứng cá, vỡ giọng. Bé gái người nở nang, ngực phát triển, bộ phận sinh dục lớn và sẫm màu, có thể hành kinh.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Hoàn, bệnh lý dậy thì sớm được chia làm hai loại chính.
Dậy thì sớm thật: Có nguồn gốc từ sự tăng tiết một hoóc môn ở vùng dưới đồi tuyến yên, hoóc môn này chỉ huy các tuyến sinh dục hoạt động. Nguyên nhân của hiện tượng này thường là u não, cách giải quyết là cắt bỏ u, hoặc nếu u ở sâu không lấy được thì dùng tia xạ và thuốc. Một số trường hợp hoóc môn tăng tiết mà không tìm thấy nguyên nhân, có thể điều trị bằng Diphereline - một thuốc làm mất tác dụng của hoóc môn kể trên.
Dậy thì sớm giả: Bắt nguồn từ các vấn đề ở tuyến thượng thận, tinh hoàn hoặc buồng trứng. Ở những trẻ bị tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, hoóc môn sinh dục nam quá nhiều khiến các trẻ gái bị chứng nam hóa, gây mơ hồ giới tính, và trẻ trai bị dậy thì sớm. Ngoài ra, khối u ở tinh hoàn (tỷ lệ ác tính cao) cũng gây tăng tiết hoóc môn sinh dục và gây dậy thì sớm. Ở bé gái, chứng u nang buồng trứng cũng gây dậy thì sớm. U nang một bên thường là lành tính, nhưng nếu có nhiều u, biểu hiện dậy thì rất rầm rộ thì rất dễ là ác tính.
Tùy theo nguyên nhân, các trường hợp dậy thì sớm giả được điều trị bằng thuốc nội tiết dành cho tuyến thượng thận (dùng suốt đời), cắt bỏ u...
Lớn sớm, nhưng ngừng sớm
Tiến sĩ Hoàn cho biết, nhiều bệnh nhân dậy thì sớm được đưa đi khám muộn bởi phụ huynh thấy con vẫn khỏe mạnh, lại nghĩ rằng sớm một chút cũng không sao, có người còn cho là tốt nữa. Sự chủ quan này khiến trẻ mất cơ hội phát triển chiều cao.
Các hoóc môn gây dậy thì sớm kích hoạt sự phát triển xương khiến trẻ cao lên rất nhanh. Tuy nhiên, các đầu xương sau đó nhanh chóng đóng lại khiến trẻ không tiếp tục cao thêm. Do đó, những trẻ bị dậy thì sớm thường thấp hơn bạn cùng lứa và không đạt đến chiều cao mà gene di truyền của trẻ quy định.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoàn khuyên các bậc phụ huynh khi thấy con có biểu hiện dậy thì sớm thì đi khám ngay để điều trị kịp thời, nhằm tránh những tác động có hại đến xương. Nếu đến bệnh viện khi các đầu xương đã đóng kín thì không có cách gì làm trẻ cao lên được.
Việc đến bác sĩ sớm cũng giúp cứu trẻ khỏi các tình huống hiểm nghèo bởi nhiều ca bệnh là do u bướu gây ra. Ngoài ra, những bệnh nhân dậy thì sớm nếu đã xuất tinh hoặc hành kinh thì đều có khả năng sinh sản, trong khi trẻ chưa được chuẩn bị về kiến thức và tâm lý, sức khỏe cho việc này. Vì vậy việc khám sớm và dặn dò, nói với trẻ về sức khỏe sinh sản là cần thiết.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoàn cho biết, trước đây, tuổi dậy thì bình thường được đúc kết trong câu "nữ thập tam, nam thập lục", tức gái 13, trai 16. Tuy nhiên càng ngày tuổi bắt đầu dậy thì càng đến sớm hơn. Hiện nay, dậy thì ở tuổi 13 với nam và 10 với nữ là bình thường. Tuy nhiên, con số này vẫn đang có xu hướng giảm nữa. Về nguyên nhân, tiến sĩ Hoàn cho rằng có thể do trẻ em ngày nay được ăn uống tốt hơn, lại tiếp xúc nhiều với phim ảnh, văn hóa phẩm có liên quan đến giới tính, kích thích não khởi động quá trình dậy thì. Ngoài ra, các loại thức ăn chứa hoóc môn tăng trọng cũng có thể là yếu tố dẫn đến điều này. |
(ST)