Bệnh ung thư vú

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bệnh ung thư vú

18/04/2015 03:19 PM
721

Bệnh ưng thư vú là gì? Biểu hiện của bệnh ung thư vú như thế nào? Cách chữa trị và phòng ngừa bệnh ung thư vú.

Bệnh Ung Thư Vú Là Gì?

Bệnh Ung Thư Vú là loại bệnh xuất hiện khi các tế bào (ung thư) ác tính bị phát hiện trong các mô của vú. Các tế bào ung thư này sau đó phát tán trong các mô hoặc cơ quan và di căn sang các phần khác của cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Tác nhân khởi phát của loại bệnh ung thư này vẫn chưa được xác định. Chúng được cho là do tiền sử gia đình có người bị ung thư vú, việc có kinh nguyệt sớm hoặc một số yếu tố rủi ro khác. Vì chúng khó có thể xác định rõ, bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là khi chúng ta bước vào độ tuổi 40. Mặc dù chúng ta vẫn chưa biết các tác nhân gây bệnh, việc điều trị khỏi hoàn toàn vẫn có thể trở thành hiện thực nếu bệnh được phát hiện sớm nhờ việc kiểm tra vú thường xuyên.

Những Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Ung Thư Vú là gì?

- khối u không đau ở ngực

- thường xuyên bị ngứa & rát quanh núm vú

- nnúm vú rỉ máu hoặc tiết dịch khác thường

- làn da trên vú bị phình ra và dày lên

- làn da trên vú bị lún đồng tiền hoặc có nếp gấp

- núm vú bị thụt vào hoặc co lại

Việc chẩn đoán được thực hiện ra sao?

Được đưa ra sau khi bác sĩ khám lâm sàng, đặc biệt là khi phát hiện ra sự biến đổi khác thường ở vú hoặc phát hiện khối u.

Qua ảnh chụp x-quang vú cho thấy có thay đổi hoặc vùng dị thường.

Dựa trên ảnh chụp siêu âm vú cho thấy có vùng dị thường hoặc thay đổi đáng ngờ.

Để xác nhận ung thư vú, việc lấy sinh thiết sẽ được tiến hành, trong đó một phần mô sẽ được cắt ra để giám định dưới kính hiển vi.

Các kỹ thuật sinh thiết phổ biến nào được thực hiện?

- Chọc Hút Tế Bào Bằng Kim Nhỏ (FNA)

-Sinh Thiết Bằng Kim Lớn

- Sinh Thiết Toàn Phần

Việc tiên lượng bệnh (cơ hội hồi phục) và các chọn lựa điều trị tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh ung thư (chúng vẫn chỉ ở vùng vú hay là đã lây lan sang các phần khác của cơ thể), loại bệnh ung thư vú, một số đặc tính của tế bào ung thư và vùng ung thư có lây sang vú bên kia chưa. Tuổi tác, tình trạng mãn kinh của phụ nữ (có còn kinh nguyệt hay không) và tình trạng sức khỏe chung của họ cũng sẽ ảnh hưởng đến việc tiên lượng bệnh và việc chọn các biện pháp điều trị.

Phương pháp điều trị nào được giới thiệu?

Hầu hết mọi người đều dùng phẫu thuật để loại bỏ ung thư. Hình thức phẫu thuật gồm hai loại:

Phẫu Thuật Cắt Bỏ Vùng Ung Thư

Lumpectomy - loại bỏ vùng ung thư và một số mô nhỏ quanh đó

Mastectomy - cắt bỏ toàn bộ bên vú và kèm theo hoặc không kèm theo các hạch bạch huyết bên dưới nách

Ngoài ra còn biện pháp điều trị bắt buộc nào khác không?

Thông thường, biện pháp điều trị này thường đi kèm với liệu pháp chữa trị thông qua cơ thể, bao gồm hóa trị, xạ trị và/hoặc liệu pháp hóc-môn, nhằm tăng cơ may phục hồi.

Giai đoạn phục hồi gồm những bước nào?

Việc phục hồi thể chất bao gồm:

Tập vai sau khi phẫu thuật

Chăm sóc cánh tay nhằm tránh chứng lymphoedema

Chế Độ Dinh Dưỡng Cân bằng và thích nghi lại với cuộc sống nhằm tăng cường khả năng phục hồi

Việc phục hồi tâm lý bao gồm:

Trợ giúp chặt chẽ người phối ngẫu, gia đình, bạn bè & các nhóm hỗ trợ

Phụ nữ có thể sẽ thấy vững tâm nếu biết cơ hội sống sót của mình

Thường xuyên tham gia các buổi hội chẩn của bác sĩ

Biện pháp chăm sóc tối ưu là gì?

Sự phát triển kế hoạch điều trị do đội ngũ y bác sĩ đa ngành - các bác sĩ giải phẫu vú, nhà bệnh lý học, bác sĩ xạ trị, bác sĩ ung thư xạ trị & nội khoa, bác sĩ xạ trị, nhân viên công tác xã hội và y tá chăm sóc bệnh nhân ung thư vú - tiến hành,

chẩn đoán, điều trị và kiểm soát bệnh tình nhằm cải thiện kết quả điều trị của bệnh nhân ung thư.

Chúc bạn luôn mạnh khoẻ.

(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

Ung thư vú là gì?

Ung thư vú là sự tăng truởng bất thường của tế bào ác tính, tạo thành một bướu hoặc khối u, hay được gọi là khối u ở vùng ngực.

Bằng cách nào mà ung thư vú phát triển và lây lan?

Ác tính của khối u ngực phát triển mạch máu mới để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng, y học gọi là sự hình thành mạch máu mới. Khi đã phát triển, các khối u này mở rộng và lan ra các mô lận cận. Các tế bào ung thư sau đó dần lan rộng và phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể qua đường máu và hệ bạch huyết, quá trình này được gọi là di căn. Các địa điểm phổ biến nhất các tế bào ung thư thường lan tới là phỗi, gan, xương và não.

Thống kê

Ung Thư Vú là nguyên nhân dẫn đầu gây tử vong cho phụ nữ từ 35 đến 50 tuổi. Phụ nữ Châu Á di cư tới Hoa Kỳ có nguy cơ mắc ung thư vú tăng gấp 6 lần. Phụ nữ Châu Á đang định cư tại Hoa Kỳ trong một thập niên tăng nguy cơ mắc bệnh lên đến 80%.

Lưu ý

Nếu đượcc phát hiện sớm và điều trị kịp thời, cơ hội sống còn đối với các bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú tương đối rất cao. trên thực tế,qua sự chẩn đoán và điều trị sớm, tỷ lệ sống còn sau 5 năm là 90% Nếu gia đình bạn có tiền sử với ung thư vú, hãy liên hệ với bác sĩ để thảo luận về vấn đề chụp quang tuyến vú và lich chụp (trong bao lâu thì nên chụp quang tuyến lại) Phụ nữ trên 40 tuổi cần phải chụp quang tuyến vú ít nhât mỗi năm một lần và phự nữ trên 20 tuổi ít nhất mỗi ba năm một lần.

Các khái niệm sai lầm về bệnh ung thư vú


Lầm Tưởng : "Tôi còn quá trẻ để mắc bệnh ung thư vú.”

SỰ THẬT : Trong khi 78 phần trăm các trường hợp ung thư vú được tìm thấy ở phụ nữ trên 30 tuổi, các phụ nữ trẻ được chẩn đoán có nguy cơ ung thư  hầu hết cao hơn hẳn. Điều này có thể là kết quả của sự chậm trễ trong chẩn đoán bởi vì họ không được trải qua một qua một quá trình kiểm tra định k ỳ thường xuyên, chẳng hạn như việc tự khám vú tại gia. 



Lầm Tưởng : "Tôi không cần chụp nhủ ảnh nếu  không có bất kỳ triệu chứng liên quan."

SỰ THẬT : Thiết  bị chụp nhủ ảnh có thể phát hiện ung thư vú trước những hai năm trước khi bạn hoặc bác sĩ của bạn có thể cảm nhận được triệu chứng.

Lầm Tưởng : "Chỉ có phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú mới bị mắc bệnh."

SỰ THẬT : Hơn 80 phần trăm phụ nữ phát triển ung thư vú không có tiền sử gia đình. Nếu  gia đình có tiền sử, cơ hội của bạn mắc bệnh sẽ tăng lên. Bạn sẽ nhận được  chiếu quang tuyến và chụp nhủ ảnh sớm hơn so với phụ nữ khác.

Lầm Tưởng : “Chỉ có phụ nữ mới mắc bệnh ung thư vú.” 
SỰ THẬT: Đàn ôn CŨNG mắc bệnh ung thư vú như phụ nữ! Mặc dù khá hiếm, nhưng khoảng 1% của  bệnh ung thư  ngực được tìm thấy ở nam giới.

Lầm Tưởng : "Chụp nhủ ảnh rất nguy hiểm vì sự tiếp xúc với các tia bức xạ không an toàn." 
SỰ THẬT: Việc tiếp xúc với bức xạ từ các thiết bị chụp nhũ ảnh là rất nhỏ. Độ nguy hiểm sẽ tăng lên rất nhiều lần nếu cứ để bệnh ung thư vú không bị phát hiện so với việc tiếp xúc với một lượng nhỏ bức xạ.

Lầm Tưởng : “Chấn thương vùng vú có thể gây ra ung thư vú.” 
SỰ THẬT: Đôi khi chấn thương vùng vú có thể dẫn đến sự phát hiện căn bệnh ung thư, nhưng tuyệt nhiên việc mắc bệnh không phải do chấn thương mà ra.

3 “bí kíp” phòng bệnh ung thư vú

(Dân trí) - Ung thư vú là một trong những loại ung thư gây tử vong hàng đầu ở chị em phụ nữ. Bệnh tuy đáng sợ, song việc phòng chống bệnh từ khi còn trẻ lại rất đơn giản.


Dưới đây là những lời khuyên của chuyên gia giúp chị em đẩy lùi căn bệnh này khỏi cuộc sống.

Nguyên nhân gây ung thư vú

Có rất nhiều nguy cơ gây bệnh ung thư vú. Hiểu rõ về chúng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc kiểm soát căn bệnh này.

Tuổi tác: càng nhiều tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Đây là lý do tại sao phụ nữ từ 50 và 74 tuổi cần phải đến các trung tâm y tế để làm các xét nghiệm phát hiện ung thư sớm.

- Những người dậy thì sớm (có kinh nguyệt trước 12 tuổi) và thời kỳ mãn kinh muộn (sau 55 tuổi): nhóm người này có lượng hoóc-môn estrogen dồi dào và kéo dài hơn so với những người khác.

- Phụ nữ không có con hoặc sinh con muộn có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn những phụ nữ sinh con và cho con bú.

- Thuốc điều trị hoóc-môn: ở những phụ nữ bổ sung hoóc-môn trong khoảng thời gian dài hơn 10 năm và điều trị hoóc-môn thay thế trong thời kỳ mãn kinh sẽ là đối tượng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.

- Yếu tố di truyền: trong một số gia đình, một gen đột biến có thể thúc đẩy phát triển bệnh ung thư. Tuy nhiên, những bệnh ung thư liên quan đến yếu tố di truyền rất hiếm.

2. Những “bí kíp” phòng bệnh hiệu quả

- Vận động nhiều hơn:  Một cuộc khảo sát gần đây tại Pháp đã khẳng định vai trò của hoạt động thể chất rất có lợi trong việc ngăn ngừa căn bệnh ung thư vú. Bạn hoàn toàn không cần phải chơi một môn thể thao nào đặc biệt hay quá mất sức. Đi bộ cầu thang mỗi ngày 30 phút và chơi thể thao 1 lần /tuần sẽ làm giảm 40% nguy cơ mắc căn bệnh này. Hoạt động cơ thể đơn giản này giúp làm giảm lượng hormone œstrogene tự do, giảm cân và tăng cường hệ miễn dịch.

- Kiểm soát cân nặng:  Thừa cân là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư vú. Do đó, kiểm soát cân nặng ở thời kỳ tiền mãn kinh là một biện pháp hữu hiệu để phòng căn bệnh này.

Tuy nhiên, sau thời kỳ mãn kinh, chị em thường tăng cân nhanh chóng. Điều này thúc đẩy các khối u ở vú phát triển. Việc tăng cân được lý giải là do thay đổi nội tiết tố và do ít hoạt động, vì vậy cần phải cảnh giác trong thời kỳ này... Hơn nữa, thực phẩm quá giàu chất béo động vật rất nguy hiểm. Chế độ ăn uống mất cân bằng? Lúc này bạn sẽ cần lời khuyên của một chuyên gia dinh dưỡng. Họ sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích cho bữa ăn của bạn.

- Hạn chế việc uống rượu: Chúng ta đều biết rằng việc lạm dụng rượu là rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Nó không chỉ là nguyên nhân gây bệnh ung thư vú mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác. Hãy tôn trọng quy tắc sau đây: uống không quá 2 ly rượu mỗi ngày và nếu có thể, hãy nói không với rượu.

 Thu Hà Theo Topsanté

Bệnh ung thư vú dễ khỏi nếu chữa sớm

Trái với ý nghĩ của nhiều người rằng ung thư đồng nghĩa với cái chết, nếu được phát hiện ung thư vú sớm, tỷ lệ khỏi bệnh có thể lên đến 80%.

Ở Việt Nam, phần lớn bệnh nhân ung thư vú có thời gian sống thêm sau khi chẩn đoán bệnh không nhiều, đó là do họ được phát hiện bệnh muộn. Theo bác sĩ See Hui Ti, chuyên gia tư vấn thuộc Trung tâm Ung thư Parkway Singapore, nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu, khả năng chữa khỏi là 80%, nhưng nếu để đến giai đoạn 3-4, tỷ lệ này rất thấp. Nếu khối u đã có đường kính hơn 2cm, chứng tỏ nó đã phát triển được 1-2 năm.

Khi bước vào tuổi 40, phụ nữ nên đi chụp X-quang vú mỗi năm một lần. Các biện pháp giúp phát hiện bệnh khác là siêu âm, chụp cộng hưởng từ. Tuy nhiên, điều quan trọng là phụ nữ phải tự kiểm tra ngực mình thường xuyên để phát hiện sớm nhất những thay đổi lạ.

Sau đây là những lưu ý về bệnh ung thư vú:

Bác sĩ Ang Peng Tiam, Chủ tịch Hội Ung thư quốc gia Singapore sẽ tư vấn miễn phí về bệnh này vào 8-9/9. Tập đoàn y tế Parkway tại Hà Nội cũng tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề ung thư ở phụ nữ và trẻ em vào lúc 19h ngày 07/09. Đăng ký tại 91B Nguyễn Thái Học, Ba Đình. Điện thoại 04 7472729. 

Nên tự khám vú vào ngày nào? Bạn nên làm việc này hằng tháng sau chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này, lượng hoóc môn giảm khiến vú mềm, dễ phát hiện các u cục hơn.

Làm gì nếu phát hiện u? Khi tự khám ngực, nếu thấy một khối u, hay cục, hay bất cứ cảm giác bất thường nào, bạn cần đến bệnh viện ngay. Bác sĩ sẽ thăm khám, chụp nhũ ảnh, siêu âm, có thể phải sinh thiết để biết có phải là u ác tính hay không.

Những ai dễ bị ung thư vú? Các yếu tố nguy cơ của bệnh này là: Tuổi trên 40; có thân nhân (mẹ hoặc chị em gái) bị ung thư vú trước tuổi 35; có vấn đề về hoóc môn mà biểu hiện là không có con trước tuổi 35 hay mãn kinh muộn; béo phì. Việc ăn quá nhiều thịt đỏ, chất béo, uống nhiều bia rượu và ít vận động cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Thế nào là khỏi bệnh? Sau khi điều trị ung thư 4-5 năm, nếu xét nghiệm không phát hiện tế bào ung thư tái phát thì được coi là khỏi bệnh.

Bị ung thư vú là phải cắt bỏ nhũ hoa? Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu, u nhỏ và chưa xâm lấn thì có thể bảo tồn vú, chỉ lấy bỏ khối u. Với những người phải cắt bỏ vú, nếu điều trị khỏi, có thể tính đến việc tái tạo ngực.

Theo bác sĩ See, cách đây vài năm, hầu hết những bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 4 đều không có khả năng cứu chữa. Nhưng với điều kiện chữa trị hiện nay ở các nước đang phát triển, không ít trường hợp bệnh nặng như vậy vẫn có thể sống thêm cả chục năm. H.H.

Nghệ giúp phòng bệnh ung thư vú

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ đã chỉ ra rằng các thành phần hóa chất có trong củ nghệ (loại nghệ được trồng nhiều ở các nước châu Á) rất tốt cho phụ nữ trong việc phòng chống bệnh ung thư vú. Nghệ có chứa chất chống nhiễm khuẩn, chất chống biến đổi tế bào, do đó, khi sử dụng nghệ trong thực đơn có thể giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời hạn chế được sự biến đổi của các tế bào thành những tế bào lạ (nguyên nhân gây ra ung thư).

Khi dùng kèm nghệ trong chế biến thực phẩm, các nhà khoa học cũng phát hiện thấy: nghệ cung cấp một lượng vitamin đáng kể và rất tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như vitamin A (beta caroten), các khoáng chất, chất xơ và một số chất dinh dưỡng.

Nghệ giúp phòng bệnh ung thư

Một số nghiên cứu khác vừa được tiến hành trên chuột cũng chứng minh hiệu quả của nghệ trong việc làm chậm lại diễn biến của quá trình di căn các tế bào ung thư vú vào phổi và các cơ quan khác trong cơ thể. Ngoài ra, một số thành phần trong nghệ còn giúp chống lại một số viêm nhiễm của bệnh giang mai, bệnh lậu và ngăn chặn sự hình thành của các u xơ vùng ngực.

(Theo sk&đs/The Beauty Den

5 bước khám ung thư vú tại gia

Bước 1: Bắt đầu bằng việc đứng thẳng, đặt cánh tay lên hông và nhìn vào vú của bạn trong gương.

Đây là những gì bạn nên chú ý :

• Ngực có kích thước, hình dạng và màu sắc bình thường

• Ngực đều đặn, không bị méo hoặc sưng.

Nếu bạn thấy bất kỳ thay đổi sau đây, trao đổi trực tiếp với bác sĩ tư cuả bạn:

• Nhăn nhúm, hoặc sưng phồng lên

• Một bên nhũ hoa thay đổi  vị trí hoặc bị lõm vào trong (bị thụt lõm vào bên trong so với vị trí bình thường)

• Đỏ, đau nhức, nổi mẩn, sưng.

Bước 2: Bắt đầu nâng cánh tay cuả bạn, nhìn vào gương và tìm ra những điểm ở bước 1.


Bước 3:
Ngay trong lúc nhìn vào gương, hãy tìm bất kỳ dấu hiệu của chất lỏng  nào tiết ra từ một hoặc cả hai nhũ hoa ( có thể là một chất lỏng nước, sữa, chất tiết có màu vàng hoặc máu).

Bước 4: Tiếp theo, nằm ngửa người trên một mặt phẳng và sử dụng tay phải để cảm nhận vùng ngực trái của bạn và sau đó tay trái để cảm nhận vùng ngực phải của bạn. Khép thẳng các đầungón tay và sử dụng chúng xoa đều vùng ngực theo một  chuyển động tròn tại mộtvị trí nhất định có kích thước bằng một đồng 25 cent. Bao gồm toàn bộ vùng ngực từ trên xuống dưới, phía bên - từ xương đòn vào tời phần bụng trên, và từ nách tới tận khe ngực của bạn.

Thực hiện theo một trình tự chuyển động để đảm bảo rằng toàn bộ phần ngực được khám xét hoàn toàn . Bạn có thể bắt đầu ở nhũ, di chuyển một vòng tròn lớn hơn và lớn hơn cho đến khi bạn đạt đến mép ngoài của . Bên cạnh đó cũng có thể di chuyển ngón tay của bạn lên và xuống theo chiều dọc, thẳng hàng, tương tự như việc cắt cỏ. Cách di chuyển lên xuống và này hầu như là tốt nhất cho hầu hết phụ nữ. Chắc chắn rằng bạn cảm nhận được tất cả các mô từ phía trước và sau ngực : cho da và mô ngay bên dưới, sử dụng một lực nhẹ từ các đầu ngón tay, sử dụng một  lực trung bình cho các mô ở giữa ,. Khi đã đạt đến các mô sâu của vủng ngực, bạn sẽ cảm nhận được toàn bộ khu vực  lồng ngực.

Bước 5: Cuối cùng, cảm nhận vùng ngực của bạn trong khi đang đứng hoặc ngồi.Nhiều phụ nữ cho rằng cách dễ nhất để cảm nhận vùng ngực là khi da đang trong tình trạng ẩm ướt và trơn trợt; do đó họ thích tự khám dưới vòi hoa sen.

Tự khám toàn bộ ngực của bạn, sử dụng các động tác tay tương tự đã được mô tả trong bước 4.

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Hoai tu vung u vu
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
Toi da ng mat benh cuu toi voi
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
Chào bạn .điề này mình không chắc chắn lắm là trị được hay không hay nhưng có thể làm tế bào ung thư không phát triển được. anh họ mình làm công tác sức khỏe cộng đồng của một công ty đa quốc gia có một lần anh chia sẻ với tôi về nghề nghiệp anh nói anh điều trị cho một bệnh nhân ở Cửa Lò mắc 6 loại bệnh trong đó ung thư và gan nhiễm mỡ là nặng nhất sau khi sử dụng sản phẩm tình trạng bệnh nhân rất tốt bệnh gan nhiễm mỡ đã khỏi hoàn toàn và ddi khám lại thì bác sĩ nói tế bào ung thư không phát triển nữa . mong bài chia sẽ này sẽ giúp được các bạn nhiều hơn nữa . nhumanh1990@gmail.com ( 0977719896 )
Benh ung thu vu la benh Hoàng
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
toi bi k vu trai da cat bo va hoa tri sau 1 nam tai kham khong con te bao ac tinh vay benh nhu the nao
Cháu 19 tuổi,mấy tháng nay cháu thấy xuất hiện cục nho cách vú 3cm,liệu có phải ung thư không ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Phu nu duoi 20 tuoi co kha nang mac benh ung thu vu khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Theo bác sĩ Phạm Xuân Dũng (Phó giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM), ung thư nói chung có thể xảy ra ở phụ nữ trên thế giới ở bất kỳ lứa tuổi nào. Riêng đối với ung thư vú thì 75% trường hợp xảy ra ở phụ nữ trên 50 tuổi; chỉ 6,5% trường hợp gặp ở phụ nữ dưới 40 tuổi; và rất hiếm (khoảng 0,6%) trường hợp phụ nữ dưới 30 tuổi mắc bệnh ung thư vú. Trước đây, tại Mỹ có ghi nhận trường hợp phụ nữ 22 tuổi được chẩn đoán mắc ung thư vú. Nói chung, phụ nữ dưới 18 tuổi hầu như không mắc bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, bất kỳ tổn thương nào của vú ở mọi lứa tuổi cũng cần được xác định bằng tế bào học hoặc giải phẫu bệnh.
vu toi moi xuat hien cuc nho gan dau vu.xin cho hoi co phai bieu hien ung thu vu khong.
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
tự nhiên bên ngực trái của cháu xuất hiện 1 cục nhỏ cách đầu ngực 5cm ạ. vậy liệu cháu có bị bệnh k và cháu mới 20t thôi ạ? mong giải đáp giúp cháu...!!!
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
chị em nam nay 27 tuoi chưa có gia đình nhưng lại bị ung thư vú giai đoạn đầu và chị em có thể sống được lâu không bs gia đình đang rất hoang mang lo sợ
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
em 25t em dang cho con bu benh vu phai cua em so thay co cuc la nhung k dau co phai ung thu vu k a?
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
bác sĩ cho em hỏi, năm nay em 21 tuổi, em có làm theo các bước kiểm tra như trên và thấy bên trái to hơn bên phải, nhũ hoa bên trái lõm vào. khi ấn vào bầu ngực ở cả 2 bên em cảm nhận như có cái gì đó cứng cứng và sần sần nhưng nhìn ở bước 1 thì không thấy có sưng hay méo. bác sĩ cho em hỏi em có nguy cơ bị bệnh ung thư vú không. em nên làm gì bây giờ? em cám ơn bác sĩ
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
Như vậy là bình thường mà bạn. Không cần lo lắng quá đâu. Tuy vậy cũng nên đi khám đẻ kiểm tra, điều này là cần thiết với cả người không có bệnh
e là phượng,năm nay 20t,khi đọc những điều trên em lại càng chắc chắn mình đã bị u vú giai đoạn 2,khối u đã lớn hơn 2cm ở bên dưới nhũ hoa của vú trái,khi sờ vào thì k đau.Thời gian gần đây tóc e rụng nhiều lắm,chỉ cần vuốt nhẹ là tóc rụng,cảm thấy mệt mỏi chỉ muốn ngủ thôi...bác sĩ cho e hỏi 2 chịu chứng trên có phải chịu chứng của bệnh ung thư vú k ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
e năm nay 37 tuổi đã điều trị được 6 tháng, bác si bảo nội tiếp âm tính không tốt so với các bệnh nhân khác, e xin bác sĩ giup e,như thế bệnh của e có sống được lâu dài không a, nguy cơ tái phát ra sao. e còn con nhỏ nên rất lo lắng, e cám ơn bác sĩ.
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Em năm nay 44 tuổi sau khi đi khám định kỳ bác sỹ phát hiện vú bên phải có một khối u. Em đã sinh thiết khối u binh thường. Vậy em có cần phẫu thuật không? Nếu ko phẫu thuật thì liệu có chuyển thành u ác tính ko a?
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Chị nên tái khám để biết tình hình hiện tại, bác sĩ điều trị trực tiếp sẽ cho chị lời tư vấn cụ thể. Chúc chị mau khỏe!
mẹ cháu năm này 50 tuổi. thinh thoảng mẹ kêu đau ngực, đau nhói một lúc. rồi thỉnh thoảng khó thở. em có khuyên mẹ ít ở nhà ít mặc áo lót đy. nhung mẹ ko chịu. mẹ bảo mặc cho ấm. Em sợ mẹ bị ung thư lắm. những dấu hiệu đấy có phải là bệnh ung thư không ạ.
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Bạn nên cùng mẹ đi khám sớm, những dấu hiệu trên không thể khẳng định là dấu hiệu của bệnh ung thư hay một bệnh nào khác. Chỉ sau khi khám cụ thể bác sĩ mới có thể chuẩn đoán được bạn nhé. Đừng lo lắng nhiều nha! Chúc gia đình bạn hạnh phúc!
Chế độ chăm sóc mức 3 của ung thư vú có phải bị ung thư giai đoạn 3 không ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý