Dạy con tiêu tiền khi nào? Một số phương pháp dạy con tiêu tiền. Chia sẻ về cách dạy con tiêu tiền
10 cách dạy trẻ tiếp cận tiền từ 9 tuổi
Năm 2003 NXB Ten Speed Press, Hoa Kỳ xuất bản cuốn sách Phát triển kỹ năng tài chính theo độ tuổi của trẻ (224 trang) của Joline Godfrey. Là tác giả nổi tiếng về giáo dục về tài chính, sách của Joline Godfrey được dịch ra các tiếng nước ngoài và được người đọc Mỹ đánh giá cao.
Trong sách, Joline Godfrey đã hệ thống hoá các bài tập rèn các kỹ năng về tài chính của trẻ em. Bà cho rằng lứa tuổi từ 9 – 12 là lúc cần giáo dục con về cách sử dụng đồng tiền, và đây là giai đoạn quan trọng nhất.Dưới đây là lược thuật, để phụ huynh Việt tham khảo, các điểm chính trong dạy dỗ trẻ 9 -12 tuổi tiếp cận đồng tiền.
Trên thực tế, điều kiện thanh toán của Mỹ và Việt Nam rất khác nhau. Mỹ chủ yếu dùng phương thức thẻ tín dụng, trong khi Việt Nam vẫn thanh toán bằng tiền mặt, như thế kỷ 19.
Trong sách, Joline Godfrey cho rằng trẻ 9 – 12 có những đặc thù như: phát triển nhanh về tầm vóc; nhận thức được “cái tôi”; những hành động đầu tiên thử thể hiện mình; tăng cường hình thành nhận thức về xã hội; hình thành các say mê đầu tiên ngoài sách vở được dạy trong trường; thử tỏ ra độc lập trong ra quyết định, nhưng cố hoà đồng với bạn cùng trang lứa…
Vì thế, trong lứa tuổi 9 – 12, cần tác động xây dựng các tập tính sau về tài chính của trẻ:
- biết cách tính nhẩm tiền lẻ được trả lại
- khởi phát đầu óc kinh doanh, tư duy kiếm tiền minh bạch
- đánh giá giá trị của đồ vật
- hình thành quan niệm về đồng tiền tự tay mình làm ra
- biết cách cân bằng (lập quyết toán ngân sách) thu - chi của mình.
Cần rèn các kỹ năng tài chính sát với thực tiễn cuộc sống tại chỗ.
|
Dạy… tiêu, từ thuở còn thơ |
1. Biết tiết kiệm
Cần dạy con cách dự toán chi trả các say mê riêng của mình (vé xi nê, học nhạc, tập đánh bóng bàn…), hoặc các mục tiêu (thi tiếng Anh trình độ B…).
Tiền có trong tay chỉ có thể là phương tiện thực hiện các mục tiêu rõ ràng, chính đáng. Thay cho cách dạy con tích tiền xu truyền thống mà ta từng được dạy, có thể dạy con cách theo dõi chi tiêu trong tài khoản nếu phụ huynh mở cho cháu (sách của Joline Godfrey viết cho phương Tây, nơi tài khoản ngân hàng có thể được mở cho cả khách hàng là trẻ em), và cả các phương thức tích luỹ tài chính khác, như mở sổ tiết kiệm cho cháu để gửi tiền lì xì, hoặc tiền cháu tự kiếm được nhờ phụ cha mẹ bán hàng được thưởng…
2. Biết cách thanh toán
Dạy trẻ cách đọc hoá đơn thanh toán các dịch vụ công: tiền nhà, tiền điện, nước… Cùng với trẻ so sánh chi phí các mùa để dự trù, cách chọn các phương án thanh toán thuận tiện hơn (tiền mặt hay qua tài khoản).
Hãy chọn một dạng chi phí thường xuyên (chẳng hạn đi xem phim) để cháu tự lập “báo cáo tài chính”, để xem sở thích này của cháu chiếm bao nhiêu phần ngân sách gia đình, hiệu quả thế nào. Khuyến khích năng lực tính nhẩm. Giới thiệu với cháu các loại tiền, giá trị của ngoại tệ, khái niệm về lạm phát, tiền mất giá, khi cùng đi mua hàng với bé.
3. Rèn năng lực đạt được mức trả công xứng đáng cho lao động của mình
Giúp trẻ tìm hiểu cách trả công lao động cho các dạng lao động khác nhau, bắt đầu từ lao động đơn giản như dọn dẹp, đến các dạng công việc, đòi hỏi trách nhiệm và cả kiến thức, như trông trẻ…
Cha mẹ đóng vai trò “khách hàng” trong trò chơi kiểu “Bạn muốn nhận được bao nhiêu cho công việc này”. Tạo “văn hoá” thương lượng, tránh mặc cả chợ búa thô thiển.
4. Tạo khả năng tiêu tiền có “đầu óc”
Trong các cửa hiệu lớn, chơi trò “tìm kho báu”. Hãy để trẻ tìm mua một mặt hàng với giá hợp lý, chẳng hạn, mua chiếc gối cho ông/bà, hay một chiếc ví cho anh/chị. Hãy dạy con cách đo đếm hàng, như mua hai gói trà 250g không lợi bằng mua một gói nửa ký luôn. Dạy các kỹ năng chọn hàng cần thiết khác (kiểu như cách đọc mã vòng mã vạch để biết xuất xứ, đọc các ký hiệu trên bao bì để tránh các thực phẩm có chứa nhiều chất bảo quản có hại… tránh mua các đồ ăn đựng trong các bao bì từ hoá chất), biết cách chọn hàng giành cho trẻ em, biết cách tính toán để mua hàng khuyến mại tại thời điểm có lợi…
5. Biết cách nói chuyện “tiền nong” một cách có văn hoá
Đề nghị bé viết vở kịch vui ngắn, chẳng hạn về chuyện một anh chàng được bạn cho mượn tiền, nhưng không chịu trả đúng hạn… Dành thời gian nói với con về triển vọng tài chính, lưu ý những trường hợp đột xuất (về tài chính) có thể xảy ra thì con sẽ hành động ra sao: gọi điện cho ai trong họ hàng, liên hệ với ai (tin cậy) ở công sở cha mẹ… Luôn tìm hiểu con có hỏi gì về “tiền nong”, và tìm câu trả lời thích đáng.
|
Tích những đồng vốn đầu tiên |
6. Biết cách sống tương xứng với điều kiện (gia cảnh) của mình
Xác định số tiền dự tính tiêu cho văn phòng phẩm của con từ ngân sách gia đình. Cùng đi mua với con để cháu chọn những đồ nào thích ứng với số tiền đó, và sử dụng tiết kiệm, hợp lý các đồ đã mua. Đưa cho cháu số tiền chợ bữa trưa chủ nhật của gia đình và đi cùng với cháu ra chợ, với tư cách cố vấn…
Dần dà, đưa cho con số tiền mua dụng cụ học tập thông thường: vở, bút, mực… Hỏi con xem cháu đã chi tiêu ra sao, “quyết toán” xem còn bao nhiêu tiền, yêu cầu con “xuất trình” hoá đơn mua các vật dụng này…
7. Biết “tích luỹ vốn”
Tìm trên báo mẩu tin về thu nhập của một doanh nghiệp nổi tiếng mà bé có vẻ hâm mộ, chẳng hạn Microsoft. Giảng giải cho con về ý nghĩa của số tiền mà doanh nghiệp này chi vào quảng cáo, tiếp thị, chẳng hạn, để đạt được doanh số lớn như thế. Hỏi con về một số thuật ngữ kinh doanh thông dụng, có phần thưởng cho cháu nếu nó nắm được khái niệm. Đề nghị con sưu tầm một số vật phẩm mà giá trị sẽ tăng theo thời gian như tem, tiền đồng… Hướng dẫn con tham gia các cuộc thi kiến thức có thưởng để tạo “nguồn vốn”.
8. Biết tự rèn tinh thần chủ động, óc kinh doanh
Giúp con biến một ham mê của nó thành một dự án nhỏ. Đọc cho con sách về các doanh nghiệp đã biến ước mơ của mình thành một doanh nghiệp thành đạt. Chơi các trò chơi phát triển đầu óc kinh doanh như trò Monopoly (độc quyền)…
9. Biết nghĩa vụ thanh toán “vốn vay”
Chơi trò thanh toán bằng thẻ tín dụng với con bằng các thẻ tín dụng đã không còn giá trị sử dụng. Chơi trò cho con vay tiền, trước hết trả “tiền vốn”, rồi “tiền lãi”. Nếu “khách hàng” (con) trả sai hẹn, sẽ phải trả “tiền phạt”…
10. Biết cách dùng tiền thay đổi thế giới
Hướng dẫn con cách tham gia hoạt động từ thiện cùng với cha mẹ. Giảng giải cho con về nghĩa vụ thuế, về các ưu tiên, ưu đãi khi thực hiện tốt nghĩa vụ thuế
Dạy con tiêu tiền là dạy làm người
TT - Một trao đổi giữa PV Tuổi Trẻ và TS giáo dục Nguyễn Thị Bích Hồng để làm rõ nhiều thắc mắc của phụ huynh sau loạt bài về dạy con tiêu tiền (Tuổi Trẻ ngày 15, 22-2 và 1-3-2009).
Dạy trẻ biết tiết kiệm tiền làm từ thiện. Trong ảnh: bé Lê Trần Khôi Vĩ, HS lớp 1 Trường tiểu học dân lập Quốc tế, cùng ông ngoại mang tiền tiết kiệm đến tòa soạn Tuổi Trẻ giúp HS nghèo miền Trung - Ảnh: N.C.T. |
* Vì sao cần sớm dạy trẻ tiêu tiền, thưa TS?
* TS có ý kiến gì về việc cha mẹ thưởng - phạt con bằng tiền? - Thưởng - phạt là chuyện nên làm thường xuyên để giúp trẻ lớn lên trong suy nghĩ và hành động, là cách hiệu quả để trẻ phấn đấu vươn lên, phát huy các mặt tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực. Tuy nhiên, thưởng - phạt có rất nhiều hình thức khác nhau: nói lời khen, tặng quà, cho vui chơi giải trí… Từ công việc và thực tế nuôi con, tôi thấy cha mẹ không nên luôn thưởng - phạt bằng tiền, nhưng cũng không nên quá cứng nhắc mà cần linh hoạt áp dụng trong các tình huống cụ thể. Chẳng hạn, nếu trẻ cần có cuốn từ điển để học, cha mẹ có thể thỏa thuận sẽ thưởng tiền cho trẻ để dành mua từ điển nếu trẻ có thành tích tốt nào đó. |
* Như vậy nên cho trẻ tập làm quen với tiền bạc từ lứa tuổi nào là phù hợp?
- Tôi nghĩ từ giai đoạn tiểu học cha mẹ có thể cho con tiền, đồng thời dạy trẻ cách tiêu tiền khi trẻ có nhu cầu chi tiêu và biết tính toán.
Cha mẹ nên chủ động bàn bạc với trẻ về định mức chi tiêu dựa theo độ tuổi, khả năng kinh tế gia đình, nhu cầu chi tiêu của trẻ... Hãy cùng trẻ liệt kê nhu cầu chi tiêu thực tế rồi giúp trẻ lên kế hoạch chi tiêu. Lưu ý rằng dù gia đình giàu có cũng không nên cho quá nhiều, vì sự “sẵn có” dễ khiến trẻ không biết quý trọng đồng tiền và sức lao động.
* Cha mẹ có thể cho trẻ làm việc nhà có “trả công” để giáo dục lao động?
- Làm vậy cũng có cái hay, vì qua đó trẻ thấy được giá trị đồng tiền và sức lao động; nhưng ngược lại trẻ không thấy được bổn phận, trách nhiệm trong gia đình. Tốt nhất là động viên, tạo điều kiện để trẻ làm việc nhà, với ý nghĩa trẻ tham gia chung sức tiết kiệm ngân quỹ gia đình. Thay vì “trả công”, cha mẹ có thể trích từ số tiền tiết kiệm được (do không phải thuê người giúp việc) để thưởng cho trẻ về một thành tích khác, hoặc tăng định mức chi tiêu thường xuyên nếu biết rõ trẻ đang cần chi tiêu chính đáng.
Ngoài ra, cho dù nhà có người giúp việc đi chăng nữa hãy phân công làm việc nhà cho cả người lớn lẫn trẻ. Nhờ vậy, sau này trẻ không chỉ biết tự lo bản thân, hơn thế còn biết quý trọng công sức lao động của mình và mọi người, được trải nghiệm quá trình lao động đầy niềm vui và nỗi khó nhọc, từ đó biết chi tiêu chừng mực.
* Thưa TS, có nên mở sổ tiết kiệm hay tài khoản ngân hàng cho trẻ?
- Tôi biết một số cha mẹ dạy con cách quản lý tiền bạc bằng việc mở sổ tiết kiệm hay tài khoản ngân hàng cho trẻ từ rất sớm. Trẻ chưa đủ tuổi nên người lớn có thể đứng tên thay, song phải cư xử với trẻ như là “chủ tài khoản”. Cụ thể, phải “báo cáo” cho trẻ biết số tiền có trong tài khoản, khi cần rút ra để chi tiêu (cho nhu cầu gia đình hay bản thân trẻ) đều phải bàn bạc, hỏi ý kiến trẻ. Bình thường, và rất dễ làm, các bậc cha mẹ giúp trẻ lập sổ chi tiêu cá nhân và giao trẻ quản lý một số tiền trong định mức chi tiêu một tuần, một tháng, ba tháng thậm chí sáu tháng. Cứ sau một, hai tuần cha mẹ có thể cùng trẻ ngồi “kiểm định” lại các khoản chi tiêu, qua đó hướng dẫn trẻ cách tiêu tiền hợp lý và tiết kiệm.
THÁI BÌNH thực hiện
20 bước dạy con về tiền bạc
Cha mẹ có thể dạy con ý nghĩa, bản chất, nguyên lý của đồng tiền, chuẩn bị cho con khả năng quản lý và chủ động tài chính theo những bước sau đây:
Từ 6-10 tuổi:
1- Nhận diện, phân biệt mệnh giá tiền xu, tiền giấy. Biết mua đồ, đếm tiền trả lại.
2- Hiểu những giá trị liên quan đến tiền: để dành tiền, cho tiền sinh lợi, tiêu tiền hợp lý và có trách nhiệm với tiền. Hiểu nguyên tắc “đồ dùng, dịch vụ phải trả bằng tiền”, từ cái kẹo đến kênh Disney, không gì miễn phí cả.
3- Phân biệt điều con cần, cái con muốn và cái con ao ước để ra quyết định tiêu tiền thông minh.
4- Bắt đầu thói quen tiết kiệm sớm. Tiết kiệm từng món đồ chơi con đòi mua để con có trách nhiệm với bản thân. Biết quản lý, có kế hoạch với tiền tiêu vặt (tiền tiêu và tiền để dành).
5- Làm từ thiện. Dù ít hay nhiều, con cần biết dùng tiền vào những mục đích cao cả.
Từ 11-13 tuổi:
6- Bước đầu cho con thấy giá trị của tiết kiệm so với tiêu tiền. Giải thích khái niệm lãi suất tiền gửi. Tính lãi suất cho số tiền con tiết kiệm được tại nhà. Hoặc nhờ con giúp tính tiền lãi để con thấy tiền tích lũy nhờ lãi gộp như thế nào.
7- Lập kế hoạch tiết kiệm cho những mục tiêu khó đạt hơn trước. Ví dụ, dành tiền đi du lịch mùa hè.
8- Mở tài khoản cho con ở ngân hàng. Nhớ đừng từ chối khi con muốn rút tiền ra xài (không khích lệ con tiết kiệm). Để củng cố bài học tiết kiệm, có thể giới thiệu hay tặng trái phiếu cho con (không xài ngay được).
9- Theo dõi tiền tiết kiệm, đầu tư hay tiêu xài. Mỗi tháng con dùng một phong bì đựng tất cả ghi chép con đã làm gì với tiền của mình trong tháng. Sau đó dùng một phong bì to đựng 12 phong bì của cả năm.
10- Biết mua sắm thông minh (dùng coupon, thẻ mua hàng, chọn thời điểm mua, so sánh giá cả theo chất lượng hàng hóa, bảo hành, hậu mãi và những dịch vụ đi kèm). Làm quen cách tính toán cho bữa ăn gia đình, tránh lãng phí…
11- Cho phép con ra quyết định mua sắm. Thảo luận, cân nhắc, nghiên cứu trước khi mua. Để con tự chọn mua món nào trong ít nhất ba món hàng có thể mua được với số tiền con có. Con sẽ rút ra bài học từ lựa chọn của mình.
12- Đánh giá những sản phẩm quảng cáo trên TV, radio, báo chí… Lời quảng cáo thật cỡ nào? Giá đưa ra có là giá bán? Sản phẩm thay thế khác có tốt hơn, rẻ hơn hoặc giá trị hơn? Nhắc con nhớ cái gì quá tốt thường khó là thật.
Từ 14-18 tuổi
13- Để dành tiền học nghề, học đại học.
14- Phòng ngừa, cảnh báo mối nguy hiểm của những hình thức vay nợ lãi. Nếu bạn trả lãi một món tiền nhỏ bạn mượn con, chúng sẽ học rất nhanh mượn tiền người khác mắc mỏ ra sao.
15- Cẩn thận với thẻ tín dụng, kể cả khi con đã trưởng thành. Giải thích về lệ phí, hoa hồng, cách nhận diện thẻ. Chỉ dùng thẻ trong trường hợp khẩn cấp hơn là để đáp ứng những nhu cầu hằng ngày.
16- Hiểu khái niệm ngân sách. Biết lập ngân sách và phân bổ chi tiêu gói gọn trong ngân sách đó.
17- Học về đầu tư. Tìm hiểu đầu tư cổ phiếu khác với đầu tư chung chung như thế nào.
18- Bàn luận tài chính trong gia đình: sự khác nhau giữa tiền mặt, séc, thẻ tín dụng; tiêu xài thông minh; cách tránh dùng thẻ tín dụng; những lợi ích của gửi tiết kiệm và đầu tư…
19- Kiếm việc làm. Không giáo viên nào dạy giá trị đồng tiền giỏi bằng làm việc kiếm tiền.
20- Hiểu về các loại thuế. Cần biết những quỹ an sinh xã hội, bảo hiểm y tế là trích từ tiền lương. Mua hàng phải trả thuế giá trị gia tăng. Đi làm hoặc đầu tư phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Nhiều phụ huynh lo lắng, băn khoăn không biết nên dạy con tiêu tiền ra sao để giáo dục các em biết quý trọng đồng tiền ngay từ bé, dù là tiền của bố mẹ, ông bà cho để tiêu vặt. Đây là vấn đề đang được đông đảo phụ huynh quan tâm.
Tiểu học chưa nên xài tiền
Anh LTP, phụ huynh một học sinh lớp 2, Trường Tiểu học Đuốc Sống (quận 1), chia sẻ: Anh và bà xã hốt hoảng khi thấy tiền xì lì tết 2011 của con gái cứ vơi dần. Tìm hiểu anh biết mỗi ngày cháu lấy 10.000 đồng mang vào trường mua các món đồ chơi mà cháu thích. Theo anh P., lứa tuổi này cha mẹ không nên cho con xài tiền vì các cháu chưa biết định hướng nên sẽ xài tiền vào những việc không cần thiết. Hơn nữa ở nhà cha mẹ cũng lo cho con trẻ ăn sáng no đủ nên nhu cầu xài tiền không có.
Còn anh Nguyễn Văn Chiến, phụ huynh một học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chính (quận Phú Nhuận), cho biết: Con gái anh đã biết xài tiền từ khi học lớp 3. Tiền lì xì tết cháu cất riêng và dùng để mua logo, hình ảnh về trang trí phòng của mình. Nhưng năm nay học lớp 5, bé đã biết về nhà vòi vĩnh mẹ cho tiền khi đi học. Theo bé, các bạn cùng lớp được ba mẹ cho tiền, nhiều bạn có đến vài trăm ngàn đồng. Giờ ra chơi, các bạn xúm nhau ăn uống ở căn tin, còn bé không có tiền nên không chơi với bạn được. Nghe xong mẹ bé khuyên còn nhỏ không nên xài tiền, thèm ăn gì mẹ sẽ mua. Vậy là bé vòi mẹ mua cái iPad để chơi game vào giờ ra chơi nếu bạn không cho chơi chung. “Thiệt tình, tôi với mẹ nó rất lúng túng, không biết phải khuyên nhủ con như thế nào” - anh Chiến tâm sự.
Phụ huynh nên đưa con cái đi siêu thị, đi chợ chung để các cháu biết kế hoạch chi tiêu tài chính hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng của gia đình giúp các cháu biết tiết kiệm, mua những vật dụng cần thiết tránh tiêu xài lãng phí. Ảnh: QV
Định hướng để trẻ biết giá trị đồng tiền
Theo bà Trần Thị Huế, cán bộ dự án giáo dục tài chính của Save the Children, hơn 90% phụ huynh lúng túng, không biết làm thế nào trong việc giáo dục con cái sử dụng tiền bạc. Có trường hợp cha mẹ cũng hướng dẫn cho con cách tiêu tiền nhưng không biết đúng cách chưa. Vẫn còn khoảng cách giữa cha mẹ và con cái khi trò chuyện các vấn đề tiền bạc, tài chính. Các em thường rất ngại phải giải trình về các khoản tiêu xài mỗi khi xin tiền.
Cô Phạm Nữ Thủy Hằng, giáo viên văn Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (Hóc Môn), kể: Năm con chị mới học lớp 7, cháu đã bắt đầu kiếm tiền bằng việc bán thiệp nhân ngày Nhà giáo, dịp Noel... Con chị còn tự tay thiết kế những mẫu áo thời trang cho các bạn trong lớp, bán lại kiếm lời. Phát hiện con kiếm tiền sớm, chị Hằng rất hoang mang vì cho rằng ở lứa tuổi của cháu, cần tập trung vào việc học tập, kiếm tiền sớm dễ hư hỏng. Chị đã đến gặp nhiều chuyên gia tâm lý xin tư vấn tình huống này. Lời khuyên từ các chuyên gia tâm lý là không nên cấm và phải kiểm soát số tiền mà cháu kiếm được để hướng cháu sử dụng đúng mục đích, phục vụ cho nhu cầu học tập. Không nên “buông” để mặc con kiếm tiền sao cũng được khiến trẻ sao nhãng việc học, dễ hư hỏng khi làm ra tiền quá sớm.
GS-TS Trần Văn Khê chia sẻ câu chuyện từ người con trai ông. Hồi con còn nhỏ, biết con thích xem phim, lần nọ vào dịp sinh nhật, ông mua tặng con bộ phim hài Sạc-lô (dạng đồ chơi của trẻ con, đưa mắt vào rồi bấm xem). Thấy trẻ con trong xóm thích thú, con ông bèn nghĩ ra cách cho bạn xem rồi thu tiền. Biết chuyện GS Trần Văn Khê phân tích và kể cho con nghe những câu chuyện về tình bạn, về sự chia sẻ khi mình có điều kiện hơn. Hiểu ra, con trai của GS không cho bạn mượn đồ chơi thu tiền nữa.
Cũng theo ông Khê, việc cha mẹ tiêu pha tiết kiệm, xài tiền đúng mục đích cũng giúp các cháu học tập dần và tự hoạch định được việc tiêu tiền. Cháu nội, cháu ngoại ông được người lớn dạy tiết kiệm tiền từ heo đất để xài vào những trường hợp cần thiết, quan trọng. Khi các cháu muốn tiêu xài việc gì với số tiền lớn thì tham khảo ý kiến của ba mẹ để có quyết định đúng.
Hội nghị triển khai dự án giáo dục tài chính cho học sinh THPT (giai đoạn ba) do tổ chức Save the Children phối hợp với Sở GD&ĐT TP.HCM thực hiện vừa diễn ra tại TP.HCM. Mục đích của dự án là mong muốn học sinh THPT biết lập bản ngân sách cá nhân. Theo dõi ngân sách ít nhất ba tháng, mở tài khoản tiết kiệm (biết tiết kiệm ít nhất 5% số tiền tiêu vặt cha mẹ cho). Gần 7.000 học sinh của 50 trường THPT tại TP.HCM sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ dự án giáo dục tài chính cho học sinh. Khoảng 4.000 học sinh và 600 phụ huynh sẽ được tham gia các sự kiện, các cuộc đối thoại có hỏi-đáp, các buổi họp với phụ huynh và các cuộc thi của dự án. Những kiến thức, kinh nghiệm về giáo dục tài chính cho học sinh THPT sẽ được đưa lên trang web các trường có tham gia để phụ huynh tham khảo, chia sẻ kinh nghiệm. Nghiên cứu của Save the Children trên 200 học sinh THPT tại TP.HCM khi được hỏi số tiền cha mẹ cho tiêu vặt mỗi ngày đủ xài không thì 68% trả lời đủ xài, 32% nói không đủ xài. 2/3 học sinh cho biết các em luôn gặp khó khăn về tiền bạc mỗi khi có việc phải chi tiêu đột xuất. 25/27 phụ huynh được khảo sát cho biết họ đưa tiền cho con tiêu vặt dựa trên ước tính chi phí cần chi tiêu. Rất ít phụ huynh kiểm tra con mình xài tiền có đúng mục đích khôn |
QUỐC VIỆT
(ST)