Bênh phụ khoa

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bênh phụ khoa

18/04/2015 03:22 PM
213

Bệnh phụ khoa là gì? các nguyên nhân gây bệnh phụ khoa ở phụ nữ? Những bệnh phụ khoa nào mà chị em hay gặp?


Bệnh “vùng kín” và nguyên nhân gây bệnh


Đa số chị em thường dễ dàng đi khám viêm họng, ho… Trong khi với bệnh vùng kín do là nơi “tế nhị” mà thường thất hẹn nhiều lần…Các vết loét vùng kín là tình trạng mất lớp biểu bì mô của da và niêm mạc cơ quan sinh dục. Nhiều tác nhân gây ra tình trạng loét vùng kín nhưng chủ yếu là bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Dưới đây là những đặc tính của các bệnh hàng đầu gây loét sinh dục.

1. Herpes

Là nguyên nhân gây loét vùng kín thường gặp nhất. Bệnh do virus Herpes simplex type 1 và 2 gây ra.

Những mụn nước, vết loét chứa đầy virus có thể lây nhiễm cho người phối ngẫu hoặc lây cho trẻ sơ sinh khi sinh ngả âm đạo.

Bệnh hay tái phát nếu không điều trị triệt để.

2. Hạ cam mềm

Là bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus Hemophilus ducreyi gây ra. Bệnh thường khu trú ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung và không lây truyền cho thai nhi.

3. Hột xoài

Ít gặp ở phụ nữ, nhưng vẫn có thể xảy ra do vi khuẩn Chlamydia trachomatis type L1 và L3. Vết loét khoảng 1-10mm, không đau, nằm ở cơ quan sinh dục hay hậu môn, trực tràng.

Hầu hết chúng tự biến mất. Hai, ba tuần sau nổi nhiều hạch vùng bẹn, lớn, dính thành chùm, sau đó tạo mủ và vỡ ra thành nhiều lỗ.

Nếu bệnh không được điều trị, nhiễm trùng lan rộng có thể làm tắc mạch bạch huyết hoặc phù voi ở cơ quan sinh dục ngoài.

4. U hạt bẹn

Bệnh hiếm gặp, thủ phạm là vi khuẩn Callymmatobacterium granulomatis. Những sẩn loét phát triển thành u hạt màu đỏ, mềm và không đau.

Khi mắc bệnh ở vùng kín, đừng ngại đến bác sĩ để được điều trị sớm, tránh diễn biến xấu, nhất là lây truyền cho người phối ngẫu hay thai nhi.

5. Nấm âm đạo

Vùng “tam giác” của phụ nữ thường ẩm ướt nên là môi trường thuận lợi để nấm sinh “con đẻ cháu”. Thoạt đầu chỉ là những khó chịu có thể chấp nhận được, nhưng nếu tiếp tục không bị tiêu diệt, nấm sẽ gây họa với các cảm giác ngứa, rát khó chịu. Nấm có sẵn trên cơ thể chúng ta nhưng chỉ phát triển khi có cơ hội: vệ sinh kém, thời gian kinh nguyệt, dùng kháng sinh lâu dài, tiểu đường, đang mang thai… Để không bị nhiễm nấm, cần giữ vệ sinh cơ thể, vệ sinh trong quan hệ tình dục, phơi quần áo lót ngoài nắng để diệt nấm. Chỉ sử dụng các thuốc rửa phụ khoa khi bị viêm nhiễm, đang hành kinh hoặc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

6. Trùng roi

Trùng roi là một loại ký sinh trùng có tên là Trichomonas Vaginalis mà mắt thường không nhìn thấy được. Chúng sống ký sinh ở âm đạo, dịch tiết âm đạo, các nếp nhăn của da ở bộ phận sinh dục, gây nên các triệu chứng viêm nhiễm. Thoạt đầu, lượng trùng roi còn ít, đương sự chưa thấy hề hấn gì nhưng khi số lượng chúng tăng lên sẽ làm cho khí hư ra nhiều, có mùi, màu vàng, xanh, đôi khi có bọt; khi giao hợp bị đau, ngứa, rát. Lúc này, việc điều trị không dễ dàng. Bác sĩ Lưu Thị Thanh Loan – BV Từ Dũ TP.HCM cho biết: “Để điều trị thành công, cả hai người phải hợp tác, uống thuốc, không giao hợp hoặc nếu có giao hợp phải sử dụng bao cao su. Sau một đợt điều trị, người phụ nữ cần tái khám để xác định chúng đã… “đi” xa! Việc trì hoãn sẽ bị các biến chứng như viêm vòi trứng, vô sinh, viêm nhiễm đường tiết niệu”.

7. Tạp trùng

Khi thấy dịch tiết âm đạo nhiều, có màu trắng xám, có mùi hôi và tanh là âm đạo bị viêm do nhiễm tạp khuẩn (thường là những vi khuẩn yếm khí hỗn hợp). Việc điều trị cần dùng cả thuốc uống, rửa và thuốc đặt.

Những bệnh nhân viêm âm đạo lưu ý tránh quan hệ tình dục trong thời gian chữa bệnh hoặc sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm, vệ sinh thân thể sạch sẽ. Quần lót, khăn tắm nên thay thường xuyên, cần sấy giặt, phơi nơi khô ráo, thoáng để tránh vi khuẩn lây nhiễm trở lại. Đồng thời có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

8. Viêm cổ tử cung

Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung thường là Chlamydia trachomatis và vi khuẩn lậu cầu, có khi là do cả hai.

Chúng lây qua việc quan hệ tình dục không an toàn. Vị trí bị tổn thương có thể là đường tiểu, cổ tử cung, nội mạc tử cung, ống dẫn trứng… Bác sĩ Lưu Thị Thanh Loan cho biết: “Nếu người mẹ mang thai bị nhiễm Chlamydia trachomatis có thể lây bệnh cho con lúc sinh, thường là tổn thương ở mắt, có thể bị mù lòa. Điều đáng ngại là đa số các trường hợp nhiễm Chlamydia trachomatis thường không có triệu chứng gì, ngay cả khi bệnh lan lên đến tử cung, ống dẫn trứng, gây biến chứng tắc ống dẫn trứng, vô sinh. Tuy nhiên, nếu để ý sẽ nhận thấy các triệu chứng sau: tiểu buốt hoặc thường xuyên buồn tiểu, âm đạo tiết dịch nhiều, có thể kèm theo ngứa rát hoặc không, đau râm ran vùng bụng dưới rốn hoặc đau khi quan hệ tình dục”.

Ngoài ra, bệnh mồng gà, giang mai, sau khi xâm nhập vào cơ thể cũng “chiếm cứ” khu vực âm hộ, âm đạo, cổ tử cung. Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Riêng xoắn khuẩn giang mai, sau khi vào cơ thể sẽ “chu du” khắp các cơ quan tạng phủ. Vì thế, chúng có thể gây sẩy thai, làm thai chết trong tử cung, dị dạng và có thể gây giang mai bẩm sinh. Tuy giang mai là bệnh nguy hiểm nhưng có thuốc điều trị khỏi hẳn với hiệu quả cao, miễn là phải được phát hiện sớm và điều trị đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.

Tuy những bệnh nêu trên nguy hiểm cho bản thân, thậm chí gây vô sinh hoặc lây bệnh cho con trong quá trình mang thai, sinh nở, nhưng lại dễ phòng. Chỉ cần sống chung thủy một vợ một chồng hoặc quan hệ tình dục an toàn bằng cách dùng bao cao su.

Bắt bệnh phụ khoa qua khí hư

Khí hư thể hiện tình trạng nội tiết, sức khoẻ của người phụ nữ. Bởi vậy, phụ nữ cần quan tâm biết đâu là khí hư sinh lý, đâu là bệnh lý để phòng ngừa bệnh tật.

Khí hư sinh lý có màu trắng trong có thể hơi ngả vàng. Giai đoạn trước và sau khi trứng rụng, khí hư thường ra ít, lỏng, nhưng đến thời điểm rụng trứng, khí hư ra rất nhiều, dai, để một ít khí hư vào hai ngón tay có thể kéo dài ra được.

Khí hư sinh lý có tác dụng giữ ẩm cho âm đạo, là chất bôi trơn, tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng vào tử cung kết hợp với trứng nhưng khí hư bệnh lý lại là dấu hiệu của bệnh phụ khoa có thể gây vô sinh vĩnh viễn cho phụ nữ.

Nếu khí hư có những biểu hiện bất thường về cả số lượng và tính chất là dấu hiệu chắc chắn của sự viêm nhiễm

Khi viêm nhiễm đường sinh dục, chất dịch khí hư sẽ có biểu hiện bất thường, như màu vàng sậm, màu xanh, có mùi hôi, tiết ra nhiều hơn bình thường, kèm theo ngứa ngáy cơ quan sinh dục. Tùy theo tổn thương, vị trí viêm trong đường sinh dục mà biểu hiện màu sắc khí hư sẽ khác nhau bởi vậy có thể nhìn khí hư để phán đoán bạn đang gặp bệnh lý nào ở đường sinh dục.

Bệnh phụ khoa không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm tắc vòi trứng gây vô sinh vĩnh viễn

Những biểu hiện khi khí hư là bệnh lý đường sinh dục:

Khí hư trong (dịch trong, trắng, nhày dính, có khi loãng như nước, không hôi): dấu hiệu của u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử cung, quá sản nội mạc tử cung do cường Estrogen.

Khí hư loãng, đục, hôi, màu vàng nhạt và có bọt hoặc khí hư như bột, có vảy nhỏ hoặc khí hư màu trắng, xanh đục: dấu hiệu viêm âm đạo

Khí hư nhiều đặc, dính như hồ, có màu đục: dấu hiệu viêm cổ tử cung

Khí hư loãng như nước: dấu hiệu viêm tử cung

Khí hư giống như mủ (vàng hoặc xanh): Viêm phần phụ (vòi trứng), nhiễm nấm.
Khí hư ra nhiều, xuất hiện sau giao hợp vài ngày. Khí hư nhiều, như mủ, đặc, màu xanh: dấu hiệu viêm nội mạc tử cung

Khí hư vàng, dịch trong, trắng, loãng, có váng như sữa: dấu hiệu rối loạn tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật.

Khí hư lẫn máu, ra máu bất thường: dấu hiệu của ung thư tử cung. Ung thư tử cung có những dấu hiệu như máu ra bất thường (dù ngoài chu kỳ nguyệt san), kèm theo đau bụng hoặc không, khí hư nặng mùi hoặc có lẫn máu.

Khí hư ra nhiều, ngứa ngáy: nhiễm nấm candida và trùng roi gây ngứa.

Viêm nhiễm vùng kín nếu để lâu không chữa hoặc chữa không đến nơi đến chốn thì có khả năng viêm nhiễm sẽ lan xa lên vòi trứng, làm viêm tắc vòi trứng dẫn đến thụ thai khó và có thể dẫn đến vô sinh. Phụ nữ mang thai mắc bệnh phụ khoa, hệ lụy là sinh khó, dễ xảy thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nặng nề nhất có thể dẫn tới tử vong.

Nếu phụ nữ đã có những biểu hiện viêm nhiễm, nhất thiết phải đi khám phụ khoa để được thăm khám và tư vấn điều trị. Nếu chị em cho rằng chỉ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ hơn là thiếu kiến thức đầy đủ vì rửa vệ sinh bên ngoài chỉ có tác dụng phòng viêm nhiễm chứ không có tác dụng điều trị viêm âm đạo. Với việc khám phụ khoa, các bác sỹ sẽ làm xét nghiệm kiểm tra toàn bộ phần phụ của chị em, tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có phương hướng điều trị như: soi cổ tử cung, xét nghiệm dịch khí hư, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm, kiểm tra vòi trứng, ... Nếu có kết luận viêm nhiễm, chị em sẽ được điều trị theo đơn thuốc và phải đi khám lại lần nữa sau kỳ kinh. Phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ 2 năm một lần.


Những bệnh phụ khoa thường gặp


Bệnh lý phụ khoa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ tuổi dậy thì cho đến sau mãn kinh, bất kể đến tình trạng hôn nhân, sinh sản của người bệnh. Tuy nhiên, các yếu tố tuổi, tình trạng hôn nhân gia đình, dự định về sinh sản cũng như tình trạng sức khỏe và các bệnh lý nội, ngoại khoa hiện có sẽ giúp ích rất nhiều cho việc chẩn đoán cũng như xử trí bệnh lý. Khám phụ khoa có thể thực hiện cho mọi độ tuổi, chứ không riêng dành cho những người đã lập gia đình.

Các bệnh thường gặp chia theo độ tuổi :

I Các bệnh thường gặp ở tuổi dậy thì

1. Viêm nhiễm sinh dục: nguyên nhân thường gặp do việc vệ sinh không đúng cách, cũng như do dị vật (cọ xát của quần áo, sử dụng đồ lót không phù hợp, thói quen vệ sinh). Ký sinh trùng đường tiêu hóa cũng là nguyên nhân thường gặp. Ngoài ra, nguyên nhân xâm hại tình dục cũng cần được lưu ý, đặc biệt khi thấy có những thay đổi tâm lý ở trẻ. Việc điều trị sẽ tùy theo nguyên nhân, dùng dường uống hay đường vệ sinh ngoài da.

2. Rối loạn kinh nguyệt: thường gặp dạng kinh nguyệt không đều, kinh thưa hay rong kinh. Rối loạn thường gặp trong 1-2 năm đầu sau lần kinh đầu tiên. Hạn chế điều trị bằng các thuốc nội tiết; nếu phải dùng, ưu tiên các thuốc có thành phần gần với tự nhiên và sử dụng ngắn hạn. Cần thông tin giúp bố mẹ và các em hiểu rõ cơ chế bệnh và an tâm tuân thủ điều trị. Thông tin về vệ sinh kinh nguyệt cũng nên được cung cấp cho các e

3. Rối loạn dậy thì: dậy thì muộn khi > 16 tuổi mà chưa có kinh; không dậy thì khi vẫn chưa hành kinh sau 18 tuổi. Tuy nhiên, tuổi hành kinh hiện có khuynh hướng hạ thấp. Cần xem xét sự tăng trưởng của trẻ cùng với các dấu hiệu giới tính thứ phát để xác định trẻ bắt đầu dậy thì chưa. Thông thường quá trình dậy thì bắt đầu tuần tự bằng sự phát triển của tuyến vú, hệ lông, chiều cao, hành kinh và cuối cùng là phát triển hoàn tất tuyến vú và hệ lông.

4. Khối u: thường gặp là u nang buồng trứng, có thể là bướu lành (u quái) hay ác tính. Phẫu thuật là điều trị ưu tiên. Thông thường, chẩn đoán lành hay ác tính chỉ dựa vào giải phẫu bệnh sau mổ; các dấu hiệu lâm sàng như tốc độ phát triển của u, kích thước và độ dính của u, tổng trạng hay một số xét nghiệm đặc biệt có thể hướng tới lành hay ác nhưng không cho phép khẳng định.

5. Xâm hại tình dục:
nên nghĩ đến. Xử trí sau đó cần có thủ tục pháp y, điều trị viêm nhiễm và đặt vấn đề ngừa thai khẩn cấp nếu trẻ gần với độ tuổi hành kinh.

II. Các bệnh ở tuổi sinh sản: tình trạng quan hệ tình dục, nhu cầu có thai hay ngừa thai cần được biết đến để có thể điều trị kết hợp.

1. Viêm nhiễm âm đạo:
khi chưa có quan hệ tình dục, cũng có thể có viêm nhiễm sinh dục giống như ở độ tuổi dậy thì, điều trị tương tự. Khi đã quan hệ tình dục, cần lưu ý xác định đây là viêm nhiễm thông thường hay là các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Điều trị viêm nhiễm không chỉ là loại trừ tác nhân gây bệnh mà còn loại trừ những yếu tố thuận lợi, những nguồn lây bệnh (điều trị bạn tình).

Cổ tử cung lộ tuyến có phải là bệnh? Đây là tình trạng sinh lý do thay đổi nội tiết trong cơ thể tuy nhiên có thể là điều kiện thuận lợi cho viêm nhiễm âm đạo. Chỉ điều trị khi lộ tuyến quá nhiều, thường xuyên viêm nhiễm.

2. Rối loạn kinh nguyệt:
cần loại trừ yếu tố thai kỳ.
Rong kinh, rong huyết: đều có thể gặp khi thai giai đoạn sớm, thai dọa sảy, thai lưu. Nội tiết tố được sử dụng sau khi đã loại trừ nguyên nhân thực thể và các thuốc cầm máu thông thường không cải thiện được. Nạo lòng tử cung khi ra máu nhiều và cần lấy mô làm xét nghiệm.
Cường kinh hay thiểu kinh, chủ yếu theo đánh giá của bệnh nhân khi so sánh với các chu kỳ kinh bình thường. Băng kinh khi phải sử dụng 1 băng vệ sinh loại lớn trong 1 giờ, và trong hai giờ liên tiếp. Kinh thưa thường gặp trong hội chứng buồng trứng đa nang .

3. Liên quan thai kỳ.
Luôn cảnh giác tình trạng có thai khi đã bắt đầu có quan hệ tình dục. Que thử thai có thể cho kết quả dương tính sau khi có thụ thai 7-10 ngày. Các dấu hiệu chức năng như thai hành, thay đổi vú, rối loạn tiêu hóa … sẽ khó nhận biết ở giai đoạn sớm hoặc ở người trẻ, con so chưa có kinh nghiệm.
Thai ngoài tử cung, thai trứng là hai bệnh lý luôn cảnh giác, khi có trễ kinh và rong huyết. Thai ngoài tử cung sẽ kèm theo đau bụng âm ỉ, xuất hiện sớm và kéo dài. Thai trứng thường biểu hiện triệu chứng muộn hơn, với tình trạng thai hành trầm trọng, bụng to nhanh và rong huyết muộn.

 4. Khối u
U nang buồng trứng: thường không triệu chứng, chỉ phát hiện tình cờ qua khám và siêu âm. Có thể phát hiện khi gặp biến chứng như xoắn, hoại tử, vỡ do tình trạng cơn đau bụng kèm nôn ói khá điển hình cho xoắn buồng trứng.
Khối u do lạc nội mạc tử cung: thường kèm theo thống kinh, ngày càng tăng.
U xơ tử cung: là bệnh lý lành tính, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (khó đậu thai, dễ sảy thai, dễ sanh non, con nhẹ ký hay suy dinh dưỡng …) hay có thể gây thai bệnh lý (ngôi bất thường, chuyển dạ bất thường, nhau tiền đạo …) Bệnh thường không triệu chứng; có thể thấy bụng to, rong kinh, rối loạn đi tiểu – đi tiêu, thống kinh. Điều trị phẫu thuật sẽ lấy đi khối u, tuy nhiên có khả năng tái phát. Điều trị nội khoa thường mang tính tạm thời.

5. Bệnh lý ác tính: ung thư CTC, thân TC, vú, buồng trứng.. Có những yếu tố nguy cơ cho bệnh ác tính như tuổi, tình trạng nội tiết, tình trạng quan hệ tình dục, tình trạng viêm nhiễm, di truyền … Có thể phát hiện sớm với khám phụ khoa định kỳ, và trong giai đoạn này, hoàn toàn có thể chữa khỏi, tuy có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.



Nguyên nhân tái phát bệnh phụ khoa

Tại sao bệnh phụ khoa thường xuyên tái phát?

 Do cấu tạo mở hẳn ra ngoài da nên nhiễm trùng âm hộ - âm đạo là một bệnh lý rất thường gặp ở phụ nữ thuộc mọi lứa tuổi. Các triệu trứng lâm sàng của bệnh: ra nhiều huyết trắng hôi, ngứa, cảm giác nóng rát ở bộ phận sinh dục, có thể kèm với cảm giác đau khi giao hợp.

  Mặc dù bệnh không gây tử vong tức thời nhưng mang đến nhiều xáo trộn trong sinh hoạt cá nhân và gia đình cũng như có ảnh hưởng rất xấu đến tâm sinh lý của người phụ nữ...

  Vì sao sau khi bị viêm nhiễm và chữa trị, rất nhiều phụ nữ lại bị tái phát chỉ trong thời gian ngắn. Trên thực tế, không phải là bị tái phát mà đa phần là do nhiều yếu tố khách quan, tập trung vào những nguyên nhân chính sau:

Vệ sinh:

- Việc giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng ngừa bệnh tật liên quan đến phụ khoa. Đối với bên ngoài, cần rửa sạch âm hộ mỗi ngày, sau đó dùng khăn sạch lau khô trước khi mặc quần lót (ưu tiên loại quần lót bằng vải không màu).

- Một số phụ nữ quan niệm việc làm vệ sinh vùng kín với dung dịch vệ sinh phụ nữ chỉ lâu lâu mới làm một lần hoặc chỉ thực sự có nhu cầu đó khi đã nhiễm bệnh phụ khoa. Sự thật, cũng giống như việc vệ sinh cơ thể (tắm gội), các chị em phụ nữ nên vệ sinh vùng kín hằng ngày, đặc biệt là sau khi sinh hoặc trong những ngày có kinh nguyệt. Khi sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, cần chọn lựa sản phẩm phù hợp, không nên sử dụng thường xuyên những dung dịch sát khuẩn mạnh, tránh làm xáo trộn môi trường tự nhiên của âm đạo.

- Sau khi được chữa trị, các bệnh viêm nhiễm hay nấm chỉ có cơ hội quay trở lại khi phần vệ sinh bị xem thường hoặc vệ sinh không đúng cách. Nguyên nhân nữa là do sử dụng thuốc không theo liều lượng bác sĩ điều trị hướng dẫn. Nhiều phụ nữ đổ lỗi nguyên nhân bận rộn nên không theo khám theo lịch trình. Bệnh có thể sẽ khỏi chỉ sau lần đầu tiên được khám và kê toa nhưng virus chưa được diệt tận gốc sẽ nhanh chóng “nổi loạn” sau một thời gian ngắn, khi thuốc không còn hiệu nghiệm hoặc nhờn thuốc do sử dụng không đúng liều lượng quy định.

- Nên nhớ, nguyên nhân thường gặp nhất của chứng viêm nhiễm phụ khoa chính là yếu tố vệ sinh kém dẫn đến vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng âm hộ - âm đạo, nhưng bên cạnh đó vệ sinh quá kỹ cũng là một nguyên nhân! Vì thế, sau khi điều trị, bệnh quay về nhanh chóng chỉ vì các nguyên nhân chủ quan của người bệnh mà họ lại không để ý đến lời hướng dẫn bác sĩ.

Lây từ chồng:

- Đối với chị em phụ nữ đã kết hôn hay có quan hệ tình dục thì bị lây bệnh phụ khoa từ đường quan hệ tình dục với chồng và bạn tình là rất dễ xảy ra. Biểu hiện bệnh nam khoa ít được biểu lộ rõ như ở nữ. Các vi trùng ẩn nấp có khi xuất hiện sau nhiều tháng hoặc nhiều năm. Khoảng thời gian này, khi quan hệ tình dục với vợ hay bạn gái, quý ông vẫn có thể dễ dàng truyền bệnh cho vợ hoặc bạn gái như thường.

- Vì thế nguyên nhân khiến cho các bệnh phụ khoa ở nữ giới thường xuyên tái phát là ở nam giới, do đó bên cạnh việc trị bệnh phụ khoa cũng cần điều trị dứt điểm bệnh ở người bạn tình.

- Virus lây truyền qua đường tình dục (chlamydia, trichomonas, trùng roi, lậu cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn, các vi khuẩn kị khí, virus herpes sinh dục, nấm) xâm nhập vào tử cung gây phá hủy sự cân bằng hệ vi sinh vật, giảm chức năng tuyến phòng thủ của âm đạo. Những bệnh phổ biến thường thấy là: lậu, giang mai và herpes sinh dục. Đây là những bệnh lý phụ khoa khá thường gặp và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Tưởng là bị tái phát nhưng là triệu chứng khác:

- Trong những lần viêm nhiễm sau, nhiều chị em tưởng là mình mắc lại bệnh nhưng thực tế lại là một bệnh khác. Những dấu hiệu ngứa này có thể đơn giản chỉ là do dị ứng xà phòng, kinh nguyệt hay quần áo quá bó... Nếu như dấu hiệu ngứa đi kèm với sưng rát hay tấy đỏ nơi vùng kín thì đây là những triệu trứng của viêm nhiễm. Trong trường hợp này, thăm khám bác sĩ là sự lựa chọn tốt nhất.

- Sau khi bị viêm nhiễm, nhiều chị em có thói quen thụt rửa âm đạo bằng dung dịch sát khuẩn có tỷ lệ mắc bệnh trở lại cao gấp 5 lần người thường. Việc thụt rửa âm đạo thường xuyên bằng dung dịch này sẽ phá hủy phổ vi khuẩn bình thường của âm đạo. Lúc đó, độ pH của âm đạo bị kiềm hóa, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển.

(St)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý