Ý nghĩa của hoa linh lan và những bí ẩn

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Ý nghĩa của hoa linh lan và những bí ẩn

28/10/2015 12:00 AM
772

Hoa Linh Lan (Hoa Lan Chuông) thuộc loài lưu niên thân thảo, thường mọc ở thung lũng sâu, dưới bóng râm những cây sồi hay ven những bờ suối mát. Mỗi cây chỉ có một cặp nhánh mà mỗi nhánh mang theo những chiếc lá thuôn dài cùng với một chùm hoa nở rộ. Những đóa hoa nhỏ trắng xinh xắn dễ thương và đẹp ngọt ngào này mang ý nghĩa sự trở về của hạnh phúc (The Returm of Happiness). Có một huyền thoại kể về tình yêu của bông hoa Linh Lan dành cho chú chim Sơn ca đã không trở lại khu rừng xưa cho đến khi hoa Linh Lan nở lại vào tháng 5.

HOA LINH LAN – DIỆU TÂM

Hoa Linh Lan (Hoa Lan Chuông) thuộc loài lưu niên thân thảo, thường mọc ở thung lũng sâu, dưới bóng râm những cây sồi hay ven những bờ suối mát. Mỗi cây chỉ có một cặp nhánh mà mỗi nhánh mang theo những chiếc lá thuôn dài cùng với một chùm hoa nở rộ. Những đóa hoa nhỏ trắng xinh xắn dễ thương và đẹp ngọt ngào này mang ý nghĩa sự trở về của hạnh phúc (The Returm of Happiness). Có một huyền thoại kể về tình yêu của bông hoa Linh Lan dành cho chú chim Sơn ca đã không trở lại khu rừng xưa cho đến khi hoa Linh Lan nở lại vào tháng 5.

Hoa này trong tiếng Anh còn được gọi là Our Lady’s tears (Nước mắt của Đức Mẹ) do, theo một truyền thuyết, những giọt nước mắt của Đức Mẹ đồng trinh Mary rơi trên cây thánh giá đã trở thành hoa linh lan. Theo một truyền thuyết khác, hoa linh lan cũng đã xuất hiện từ máu của Thánh Leonard trong trận chiến của ông với con rồng. Hoa Linh Lan còn là biểu tượng cho sự phục sinh của Chúa. Lily of the valley thường được các linh mục trồng để trang trí bệ thờ và còn được gọi là Ladder to Heaven (thang dẫn lên Thiên Đàng) bởi những bông hoa nhỏ bé hình chuông xinh xắn này mọc lên đều đặn từ cuống, giống như những bậc thang.

Các tên gọi khác trong tiếng Anh là May Lily (huệ tháng Năm), May Bells(hoa chuông tháng Năm), Lily Constancy (huệ chung thủy), Ladder-to-Heaven (thang tới thiên đường), Male Lily and Muguet v.v.

Theo truyền thống, hoa linh lan được bán tại Pháp trên các đường phố vào ngày 1 tháng 5. Kể từ năm 1982, hoa linh lan là quốc hoa của Phần Lan. Nó là loài hoa chính thức của các hội đoàn như Pi Kappa Alpha, Kappa Sigma và của liên đoàn các bà xơ Alpha Epsilon Phi tại Hoa Kỳ.

Tên gọi “lily of the valley” (“linh lan“) cũng được sử dụng trong một số bản dịch ra tiếng Anh của Kinh Thánh phần Nhã ca 2:1, mặc dù từ trong tiếng Hêbrơ là “shoshana” nguyên thủy được dùng tại đó không chắc chắn có phải để chỉ loài hoa này hay không.

Linh lan còn được dùng làm thuốc. Xa xưa, người ta tin rằng hoa lan chuông có thể làm tăng trí nhớ, hoàn lại giọng nói; bôi dung dịch hoa trên trán và sau cổ giúp thông minh. Mặc dù mang nhiều năng lực huyền thoại vậy, tất cả các bộ phận của cây hoa đều độc. Lá của chúng có thể tạo ra thuốc nhuộm màu xanh cỏ với nước vôi.

Mùa hoa muguet trở lại
Như người bạn xưa tìm về
Hoa trải dài bờ ke
Tới tận chiếc ghế băng bên hè, 
nơi anh ngồi chờ em.
Và anh thấy nở sáng bừng
Trên khuôn mặt em vui tươi
Nụ cười 
Đẹp hơn bao giờ hết.
Mùa muguet ngắn ngủi
Chẳng qua nổi tháng Năm
Những đóa hoa rồi sẽ úa tàn
Nhưng với hai ta, sẽ chẳng gì thay đổi
Vẫn đẹp mãi khúc ca tình yêu
Ta đã hát trong ngày đầu tươi mới.
Đã hết rồi, mùa hoa muguet
Người bạn xưa đã ra đi mỏi mệt
Tìm lãng quên một năm dài biền biệt
Người để lại cho ta
Một chút mùa xuân xa
Một chút tuổi hai mươi yêu dấu
Để yêu nhau, 
để yêu nhau dài lâu. 

tạm dịch từ bài hát sau:

Il est revenu, le temps du muguet 
Comme un vieil ami retrouvé 
Il est revenu flâner le long des quais 
Jusqu’au banc où je t’attendais 
Et j’ai vu refleurir 
L’éclat de ton sourire 
Aujourd’hui plus beau que jamais 
Le temps du muguet ne dure jamais 
Plus longtemps que le mois de mai 
Quand tous ses bouquets déjà seront fanés 
Pour nous deux rien n’aura changé 
Aussi belle qu’avant 
Notre chanson d’amour 
Chantera comme au premier jour 
Il s’en est allé, le temps du muguet
Comme un vieil ami fatigué 
Pour toute une année, pour se faire oublier 
En partant il nous a laissé 
Un peu de son printemps 
Un peu de ses vingt ans 
Pour s’aimer, pour s’aimer longtemps

*Muguet: Một tên gọi khác của hoa linh lan.
Linh lan-loài hoa biểu tượng cho tháng 5

Hoa Linh Lan còn biểu tượng của sự phục sinh của Chúa. Lily of the valley còn có tên là Our Lady’s Tears, vì theo truyền thuyết, chúng mọc lên từ những giọt nước mắt của Đức Mẹ dưới chân Thánh giá. Lily of the valley thường được các linh mục trồng để trang trí bệ thờ và còn được gọi là Ladder Of Heaven (Thang dẫn lên Thiên Đàng) bời những bông hoa nhỏ bé hình chuông xinh xắn này mọc lên đều đặn từ cuống, giống như những bậc thang.

Linh Lan còn được dùng làm thuốc. Xa xưa, người ta tin rằng Hoa Lan Chuông có tác dụng làm tăng trí nhớ, hoàn lại giọng nói bằng cách bôi dung dịch hoa lên trán và sau cổ. Mặc dù mang nhiều năng lực huyền thoại như vậy nhưng tất cả các bộ phận của cây hoa đều độc. Ngoài ra lá của chúng có thể tạo ra thuốc nhuộm màu xanh cỏ với nước vôi.

Ý Nghĩa Của Hoa Lan Chuông 

Linh lan hay lan chuông (danh pháp khoa học: Convallaria majalis), là loài duy nhất trong chi Convallaria thuộc một họ thực vật có hoa là họ Ruscaceae. Nó có nguồn gốc trong khu vực ôn đới mát của Bắc bán cầu tại châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Nó là một loài cây thân thảo sống lâu năm có khả năng tạo thành các cụm dày dặc nhờ loang rộng theo các rễ ngầm dưới mặt đất gọi là thân rễ. Các thân rễ này tạo ra rất nhiều chồi mỗi mùa xuân. Thân cây cao tới 15-30 cm, với hai lá dài 10-25 cm và cành hoa bao gồm 5-15 hoa trên đỉnh ngọn thân cây. Hoa có màu trắng (ít khi hồng), hình chuông, đường kính 5-10 mm, có mùi thơm ngọt; nở hoa về cuối mùa xuân. Quả của nó là loại quả mọng màu đỏ, nhỏ với đường kính 5-7 mm. Nó là một loại cây cảnh trồng phổ biến trong vườn vì các hoa có mùi thơm của nó.

Lá và hoa linh lan chứa các glycozit như Convallimarin, Convallarin có tác dụng tim mạch và được sử dụng trong y học trong nhiều thế kỷ. Với các đơn thuốc quá liều nó có thể gây ngộ độc; các loài vật nuôi và trẻ em có thể bị thương tổn khi ăn phải linh lan.

Linh lan bị ấu trùng của một số loài thuộc bộ Lepidoptera phá hoại, như Antitype chi.

Hoa này trong tiếng Anh còn được gọi là Our Lady’s tears (Nước mắt của Mẹ) do, theo một truyền thuyết, từ những giọt nước mắt của Eva rơi xuống, khi bị đuổi ra khỏi thiên đàng, đã trở thành hoa linh lan[1]. Một thuyết khác cho rằng linh lan xuất hiện từ những giọt nước mắt của Đức Mẹ đồng trinh Mary khi chúa Jessus bị đóng đinh câu rút[2]. Theo một truyền thuyết khác, hoa linh lan cũng đã xuất hiện từ máu của Thánh Leonard trong trận chiến của ông với con rồng. Các tên gọi khác trong tiếng Anh là May Lily (huệ tháng Năm), May Bells (hoa chuông tháng Năm), Lily Constancy (Huệ chung thủy), Ladder-to-Heaven (thang tới thiên đường), Male Lily and Muguet v.v.

Theo truyền thống, hoa linh lan được bán tại Pháp trên các đường phố vào ngày 1 tháng 5. Kể từ năm 1982, hoa linh lan là quốc hoa của Phần Lan. Nó là loài hoa chính thức của các hội đoàn như Pi Kappa Alpha, Kappa Sigma và của liên đoàn các bà xơ Alpha Epsilon Phi tại Hoa Kỳ.

Tên gọi “lily of the valley” (“linh lan”) cũng được sử dụng trong một số bản dịch ra tiếng Anh của Kinh Thánh phần Nhã ca 2:1, mặc dù từ trong tiếng Hêbrơ là “shoshana” nguyên thủy được dùng tại đó không chắc chắn có phải để chỉ loài hoa này hay không. ( Theo Wikipedia)

BÍ MẬT CỦA LOÀI HOA CHUÔNG TÍM

Mao địa hoàng ( Hoa Chuông )đã đi vào y học trong điều trị tim mạch ở một vị trí khá trung tâm. Nhưng đáng tiếc là bên cạnh khả năng cứu người tức thì, nó cũng có thể giết người chỉ trong khoảnh khắc…

Tại sao cây đi vào y học?

Cây mao địa hoàng là một loài cây mọc thành những lùm cây nhỏ cao chỉ khoảng 50cm. Ngọn cây có thể dài gấp 3 lần so với thân gốc và nảy ra những nụ hoa chuông màu tím rất đẹp.

Chính vì sự xinh xắn của cây và sự sặc sỡ của hoa mà chúng rất hay được trồng làm cảnh ở các nước phương Tây, tại các vị trí ven cửa ra vào. Nó là loại cây có một hoạt chất siêu mạnh để điều trị bệnh suy tim. Và đó chính là sợi dây kết nối loại cây mao địa hoàng với y học của nhân loại.
Sở dĩ cây có tác dụng như thế là vì nó chứa trong thân mình một hoạt chất vô cùng quý. Đó là các glycosid cường tim. Chúng có các loại như digitoxin, digoxin, digitoxingenin, digoxinenin…

Đây là những hoạt chất siêu mạnh với tế bào cơ tim. Nó có khả năng kích thích tế bào cơ tim co bóp khỏe để đủ sức tống đẩy máu ra khỏi tim, một điều mà người ta đang hết sức chờ đợi trong điều trị suy tim. Hiện nay chưa có loại thuốc nào “địch” được nó. Song bên cạnh sự hữu ích đến vô vàn như thế, người ta thật không thể ngờ được nó lại có những “hồ sơ chết” ngay trong thân cây. Nó có thể cứu người ngay tức khắc nhưng cũng có thể giết người chỉ trong vài phút.

Những bí ẩn không ngờ

Vào những năm 1780, bác sĩ người Anh William Withering đã phát hiện ra dược tính của loại cây này. Và cũng từ đó, hàng loạt những tác dụng tai hại độc tính cũng được tìm ra.

Chính vì tác dụng chốt giữ canxi trong tế bào mà cây có thể gây tử vong cho người bệnh. Người ta phát hiện ra rằng, không chỉ lá mà toàn bộ thân cây cũng như hoa và hạt đều có thể gây tử vong. Để khẳng định điều này, người ta đã làm thí nghiệm nghiên cứu về tính an toàn của dịch chiết của loài mao địa hoàng và thấy rằng, ở nồng độ cao, dịch chiết mao địa hoàng có thể giết chết hoàn toàn một lô chuột, một lô thỏ thí nghiệm. Thậm chí nếu cố tình nuôi một con chó với dịch chiết mao địa hoàng liều quá cao thì con chó có thể chết ngay lập tức. Điều đáng nói là liều mà ta gọi là “quá cao” của dịch chiết này thì chỉ bằng hoặc tương đương với liều thông dụng đến bình thường của nhiều thảo dược thông dụng khác.

Chính vì mức độ độc này mà cây mao địa hoàng còn được mang thêm các biệt danh khác là cây khai tử và loài hoa chuông chết. Mức độ độc của cây còn được ghi nhận trên người. Mặc dù tài liệu lịch sử không ghi rõ tên, tuổi, thời điểm cụ thể của những cái chết do mao địa hoàng.

Nhưng với những con số quan sát được và bằng những phép tính suy diễn logic, người ta đã ước lượng được liều gây chết của loài cây hoa tím này.

Theo những tính toán cụ thể, người ta ước lượng liều gây chết của cây là từ 2-5g lá cây tươi. Liều lượng này có thể gây chết một người đàn ông khỏe mạnh nặng 50-70kg.

Nếu chúng ta vô tình ăn phải lá cây, thân cây hay là uống nước sắc, nước chiết của cây thì chỉ cần 2g dịch chiết, 2g lá tươi hoặc 5g lá khô thì biến chứng xảy ra là tệ hại. Gần như 100% nạn nhân tử vong.

Năm 2000, một phụ nữ 39 tuổi người Pháp là nạn nhân điển hình của mao địa hoàng. Đây là một phụ nữ trung tuổi và bị bệnh trầm cảm nặng do chồng chết vì bệnh suy tim. Người phụ nữ này bị thập tử nhất sinh vì uống phải dịch chiết mao địa hoàng và phải vào Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Henri Mondor, Pháp trong tình trạng co giật, nôn mửa, nhịp tim rất nhanh, tiếng tim mạnh, suy thận mức độ vừa, nhiễm kiềm chuyển hoá và rối loạn nhịp tim hoàn toàn (nhĩ thất phân ly). Ban đầu, người ta không thể tìm ra được loại dược chất gây ngộ độc. Vì nạn nhân không có biểu hiện điển hình. Nhưng sau khi nhìn thấy những dấu hiệu ngộ độc trên điện tim, người ta đã tìm ra manh mối ngộ độc là glycosid cường tim. Trong vườn nhà phụ nữ này trồng nhiều cây mao địa hoàng và nghe theo lời mách bảo, bà đã dùng dịch chiết của cây mao địa hoàng chữa suy tim. Bà đã uống dịch chiết của cây và kết cục là bị ngộ độc nặng. May mắn thay, bà đã được cấp cứu kịp thời và thoát chết.

Cho đến nay, bệnh suy tim vẫn chưa thể thanh toán, loại thuốc cường tim cũng chưa thể cho vào dĩ vãng. Cây mao địa hoàng vì thế mà vẫn không thể mất đi vai trò của nó trong liệu trình tim mạch. Song với những gì mà nó tiềm ẩn, chúng ta không thể lơ là trong sử dụng. Nên nhớ, nó có thể là vị cứu tinh trong điều trị quy chuẩn, nhưng nó cũng có thể là “đại sứ tử thần” khi chúng ta dùng không đúng cách.

Theo SứcKhỏe&Đời Sống

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý