Sẩn ngứa ở trẻ
- Con em 3 tuổi không bị côn trùng đốt nhưng lại ngứa, chỗ bé gãi qua ngày bị sưng tấy và đỏ, vài ngày sau trên da xuất hiện vết thâm đen. Như vậy có phải con em bị bệnh gì nguy hiểm không?
(Bạn đọc)
- Trả lời :
Theo như mô tả của bạn, bé mắc bệnh sẩn ngứa. Đây là một tình trạng bệnh da không phổ biến và có nguyên nhân chưa rõ. Tổn thương da là các nốt đỏ, xuất hiện sau thao tác cào gãi lặp đi lặp lại do ngứa nhiều, ngứa dữ dội và rất khó kiểm soát. Các nốt này phân bố rải rác ở mặt duỗi của tay và chân, từ vài đến vài chục cái. Các nốt lúc đầu màu đỏ nâu, sau đó đóng mài nâu đen và để lại các vết thâm có đường kích vài mm đến 1cm. Những vết thâm đen này tồn tại rất lâu và có thể có những tổn thương mới xuất hiện.
Bệnh không gây nguy hiểm, tuy nhiên, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của bé do bị ngứa nhiều kể cả về ban đêm.
Cần chú ý những vấn đề sau khi chăm sóc bé:
- Giữ vệ sinh thân thể, cắt ngắn móng tay cho bé;
- Vệ sinh môi trường xung quanh: không nuôi chó, mèo hoặc trồng cây trong nhà; hút bụi thường xuyên;
- Tắm bé bằng các loại sữa êm dịu da như Cetaphil, Saforell hoặc thuốc tím pha loãng; giặt đồ và drap trải giường của bé bằng các loại xà bông ít chứa chất tẩy;
- Tại chỗ: chấm nitơ lỏng hoặc tiêm Corticosteroid tại các nốt to kèm sừng da đã lâu ngày; bôi thuốc có chứa Corticosteroid tại các tổn thương nhỏ hơn;
- Toàn thân: có thể cho bé uống các loại thuốc kháng Histamin H1 để giảm ngứa mà dùng được cho trẻ em như Chlorpheniramine, Hydroxyzine…
Các thuốc bôi hoặc uống để chữa bệnh cho bé nên được tư vấn cụ thể về biệt dược và cách dùng tại bác sĩ chuyên khoa da liễu.
ThS-BS LÊ THÁI VÂN THANH
(giảng viên bộ môn da liễu Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM)
Điều trị ghẻ ngứa ở trẻ em
Con tôi năm nay 3 tuổi, xuất hiện nhiều mụn nước ở rốn, kẻ ngón tay và bộ phận sinh dục, kèm theo rất ngứa vì thấy cháu gãi nhiều, nhất là về đêm, đi khám bác sĩ chẩn đoán là ghẻ ngứa, nhưng điều trị vẫn chưa khỏi, nghe nói bệnh rất lây. Xin hỏi điều trị và phòng lây nhiễm bệnh ghẻ ngứa như thế nào? Trịnh Tuyết Lan (Lâm Đồng)
Trả lời:
Ngày nay, ghẻ ngứa vẫn còn là bệnh lây lan trong gia đình và cộng đồng, bệnh do con cái ghẻ gây nên, lây truyền chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp da - da, qua vật dụng dùng chung như: quần áo, chăn mền...
Bệnh khởi đầu bằng triệu chứng chính là ngứa, ban ngày ngứa ít và ngứa rất dữ dội về đêm, khiến cho bệnh nhân mất ngủ. Sau ngứa thì xuất hiện các mụn nước nằm rải rác, có màu trắng đục, ở vùng da non, con cái ghẻ đào hầm dưới da, là một đường rất nhuyễn, cong khúc khuỷu, màu xám hay đen do màu của phân con cái ghẻ tạo nên, kích thước khoảng vài mm, hơi nổi cộm dưới da, nhìn kỹ cũng thấy bằng mắt thường.
Vị trí thường ở nếp kẻ tay, mặt bên các ngón, mặt trước cẳng tay, cùi chỏ, nách, quầng vú, quanh rốn, bộ phận sinh dục, mông, đùi, háng. Ở trẻ em thường ở lòng bàn tay, kẻ các ngón tay, lòng bàn chân, bộ phận sinh dục, mông, da đầu. Ngoài các triệu chứng trên còn một số triệu chứng không đặc hiệu như: dấu gãi trầy xước da do các móng tay, vết chàm hóa tạo những mụn nước tụ lại thành mảng. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ tồn tại lâu dài, bệnh có thể tái phát sau 25 ngày sau khi lành bệnh.
Về điều trị, bệnh được điều trị cho cả bệnh nhân và người tiếp xúc, thuốc thường chọn là benzoate de benzyl 10%. Cách điều trị thường không giống nhau, một số tác giả khuyên thoa khắp người trừ mặt, đầu một lần duy nhất, để trong 24 giờ sau tắm và thay quần áo, trường phái khác thì thoa 2 lần cách nhau 24 giờ, thuốc hiệu quả 90 - 95%. Hoặc dùng elenotol scabecid với tên thương mại là lindane, thuốc được thoa một lần duy nhất để 12 giờ rồi tắm.
Đối với trẻ em nếu dùng benzoate de benzyl thì không để quá 12 giờ hoặc sử dụng lindane thì không để quá 6 giờ. Ở trẻ sơ sinh đề phòng ngộ độc thần kinh bởi benzoate, thoa 1 lần duy nhất để không quá 6 giờ rồi tắm, đối với lindane thì để không quá 4 giờ và chỉ thoa 1 lần duy nhất.
Ngoài các thuốc trên, đối trẻ sơ sinh có thể dùng spregal (pyrethrine) phun lên thân mình để 12 giờ, không gây dị ứng, không độc nhưng kém hiệu quả hơn benzoate, dùng tốt cho trẻ sơ sinh. Ngoài thuốc đặc trị, cũng cần điều trị ngứa do ghẻ, dùng eurax crème thoa và uống antihistamine.
Về phòng bệnh tốt nhất là tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, như với người đang mắc bệnh, không ngủ chung, không dùng chung quần, áo, chăn màng. Vệ sinh cá nhân hàng ngày với xà phòng, đặc biệt là ở các n��p như: kẻ các ngón tay, bẹn, rốn… Nếu trong gia đình hay tập thể có người bệnh cần điều trị dứt điểm để tránh lây lan, hấp quần áo ở nhiệt độ 60 độ C ít nhất 5 - 10 phút.
(Bác sĩ Trần Quốc Long, Sức khỏe và Đời sống)Chữa mẩn ngứa ở trẻ nhỏ.
Sau lũ lụt, các bệnh mẩn ngứa sẽ tấn công trẻ nhỏ - đối tượng sở hữu làn da mỏng và nhạy cảm. Một số bí quyết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ loại bỏ chứng bệnh khó chịu này cho con mình.
Trẻ sơ sinh - đối tượng chính
Mẩn ngứa ở trẻ nhỏ là một bệnh viêm da thường thấy, do rất nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên, trong đó có thời tiết. Gần đây, người ta nhận thấy những trẻ béo, có cơ địa dị ứng và những trẻ sinh ra trong gia đình có người thường xuyên bị viêm da… là những đối tượng có nguy cơ cao nhất.
Trẻ 1-2 tháng tuổi đã bắt đầu có biểu hiện mẩn ngứa |
Thường thì những trẻ 1-2 tháng tuổi đã bắt đầu có biểu hiện mẩn ngứa. Một số trẻ sẽ tự “thải loại” căn bệnh này khi dần lớn lên, khoảng 2 tuổi trở lên. Thường thì bộ phận “giở chứng” đầu tiên là hai má: Trẻ bị ngứa ở vùng da này, khiến trẻ thường xuyên phải lắc cọ đầu hoặc dùng hai tay gãi thật lực. Sau một thời gian, trên má trẻ nổi những nốt mẩn như hạt gạo, sau đó hình thành những mọng nước. Rồi những mọng nước này vỡ ra, chảy nhiều nước vàng, và đóng vảy. Suốt quá trình này, trẻ rất ngứa, thường xuyên quấy khóc, không ăn không ngủ được, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển thể lực.
Tập những thói quen có lợi
Theo Đông y, mẩn ngứa là tình trạng xảy ra do hiện tượng bị nóng từ bên trong cơ thể; cũng có thể do ngoại cảnh tác động như hít phải gió độc, ẩm, từ đó bệnh tật xâm nhập vào cơ da mà thành (trong đó “ẩm” là nhân tố chủ yếu). Ở một số trẻ, bệnh diễn biến trở thành mãn tính thường do không có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nóng ẩm lưu đậu trong cơ thể, dẫn tới huyết hư thương tổn âm, hóa khô sinh phong, gió khô nóng ẩm uất kết, da mất nuôi dưỡng. Sự phát sinh của mẩn ướt có liên quan đến ăn uống, cho nên bệnh kéo dài, cần điều dưỡng dài ngày. Vì thế, phương pháp chữa trị mẩn ngứa bằng ăn uống là rất quan trọng.
Đối với những trẻ có cơ địa dị ứng, các bậc cha mẹ phải luôn đảm bảo vệ sinh da cho con sao cho lúc nào cũng sạch sẽ; không để cơ thể trẻ bị nắng, gió tấn công. Không để trẻ gãi lên những vùng da bị tổn thương. Quần áo của các bé phải rộng rãi và làm bằng chất liệu mềm mại.
Những nhân tố gây dị ứng trong thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm biển như tôm, sò, cua… hoặc những thức ăn tanh chính là nhân tố có thể tấn công trẻ bất kỳ lúc nào, nhất là khi có sự hỗ trợ tích cực của thời tiết. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều, và những người mẹ đang cho con bú cũng cần kiêng ăn những loại thức ăn này cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi mẩn ngứa. Khi trẻ đã bị mẩn ngứa thì nên ăn chế độ nhạt để không tích lũy quá nhiều nước và natri trong cơ thể. Chỉ nên dùng dầu thực vật vì có thể tăng thêm axit béo không bão hoà, giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.
Một vài cách chữa trị
Khi trẻ bị mẩn ngứa, một vài món ăn sau có thể góp phần cải thiện tình hình: Mướp 30g, rửa sạch thêm chút muối, nấu chín ăn cả bã, nước; Rau sam, rau muống, mỗi thứ 30g cùng nấu canh dùng uống; Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy 10g, nấu canh ăn; Đậu xanh, bách hợp, mỗi thứ 30g, nấu cháo ăn; Cá trạch tươi luộc bỏ bã ăn canh; Gạo nếp 50g, rau câu 30g, nấu cháo ăn; Sinh ý dĩ nhân, bột mã thầy, mỗi thứ 30g, cùng nghiền bột mịn nấu cháo; Xích đậu, bí xanh lấy vỏ, mỗi thứ 30g, sắc uống thay trà, có thể uống thường xuyên; Nước chè xanh, nước quả tươi hoặc nước cà chua uống thường xuyên. Cũng có thể cho trẻ ăn cháo đậu xanh.
Một số thói quen cần tránh, đó là: Tránh dùng xà phòng
rửa da vì sẽ làm mẩn ngứa nặng thêm. Nếu vẩy hơi dầy có thể dùng dầu
gai bôi lên cho mềm da; Không đắp chăn quá dày vì sẽ gây ngứa, không nên
dùng chăn len hoặc không nên mặc áo len; Không nên dùng loại kháng sinh
có tác dụng phụ gây dị ứng, nên thử cẩn thận trước khi tiêm, hết sức
thận trọng khi dùng đường uống.
Nguyên nhân gây ngứa và cách đối phó
Ngứa ngáy ngoài da là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ,tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu biết đầy đủ về nó...
Nếu ngứa chỉ xảy ra khu trú thường có thể do nhiều nguyên nhân:
- Viêm da tiếp xúc với những chất kích ứng da như cây cỏ, hóa chất, chất tẩy rửa, đồ trang sức, nước hoa…
- Do nấm: nấm da chân do mang giày, nấm da vùng bẹn, bệnh nấm da từng đám tròn.
- Do chấy rận
- Do gàu
- Do côn trùng cắn
Nếu con bạn bị ngứa trên diện da rộng:
Ảnh minh họa.
- Da bé thuộc loại da khô
- Chàm
- Rôm sảy
- Trái rạ
- Mề đay
Bạn sẽ chăm sóc bé như thế nào?
Nếu ngứa do nguyên nhân từ các chất tiếp xúc: cần loại bỏ các chất gây kích ứng da bằng xà phòng trẻ em và rửa thật nhiều nước sạch. Sau đó bạn sẽ không dùng xà phòng trên vùng da ngứa nàynữa. Dùng gạc sạch nhúng nước lạnh đắp lên da ngứa sẽ làm dịu đi cơn ngứa của trẻ, thay đổi gạc lạnh mỗi 20 phút và đắp khoảng 4 giờ.
- Cắt móng tay cho trẻ và dặn dò trẻ không nên gãi nhiều
- Mặc quần áo thoáng mát bằng cotton cho trẻ
- Tránh nhiệt độ phòng quá nóng, tránh đi hồ bơi
- Trong trường hợp mề đay nên cho trẻ uống thuốc chống dị ứng theo ý kiến của bác sĩ
- Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
- Khi con bạn mất ngủ vì ngứa
- Khi ngứa trở nên lan rộng va trầm trọng
- Khi ngứa kéo dài 1 tuần
- Khi bạn cần tư vấn them bác sĩ những vấn đề bạn còn lo lắng