Bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em có nên tự xử lý tại nhà?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em có nên tự xử lý tại nhà?

29/10/2015 12:00 AM
196

Viêm ruột thừa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thậm chí cả trẻ 3-4 tuổi. Viêm ruột thừa cấp có rất nhiều các triệu chứng lâm sàng như đau bụng vùng quanh rốn, sốt nhẹ, tiêu chảy, nôn ói…

Ruột thừa là một bộ phận nhỏ như ngón tay cái nằm phía dưới bên phải bụng, có một đầu bịt kín, đầu kia thông với manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già). Vì ruột thừa không thông với bất kỳ bộ phận nào khác và bị bịt kín, nên nếu vì nguyên nhân nào đó như giun, chất cặn rơi vào không thoát ra được sẽ khiến ruột thừa bị viêm, sưng và nhiễm trùng. Nếu không điều trị, ruột thừa có thể bị hoại tử, vỡ ra, dẫn đến viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết và cuối cùng là tử vong.

1. Phân biệt viêm ruột thừa với các bệnh khác

Viêm ruột thừa ở trẻ rất dễ nhầm với một số các loại bệnh khác có biểu hiện tương tự như rối loạn tiêu hóa,lồng ruột cấp, viêm ruột… Vì vậy, các bậc phụ huynh cần nhận biết để phân biệt.

Viêm ruột thừa ở trẻ dấu hiệu nhận biết

Viêm đường tiêu hóa do virus: Trong viêm đường tiêu hóa do virus hoàn toàn không có dấu hiệu phản ứng thành bụng và không đau khi thăm trực tràng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Các bệnh nhân bị nhiễm trùng tiết niệu thường sốt, bí đại tiện, nặng bụng dưới, buồn nôn, nôn. Nhưng bệnh có thêm các triệu chứng đau lưng, tiểu buốt, tiểu ra máu hoặc mủ, tiểu són.

Thương hàn: Nhiều khi rất khó phân biệt được thương hàn với viêm ruột thừa vì bệnh nhân đều đau bụng vùng hố chậu phải và sốt. Nhưng các bệnh nhân thương hàn thường sốt cao, có rối loạn tri giác, có lúc mê sảng, đái dầm. Khám tại chỗ, hố chậu phải đau nhưng mềm, ấn thấy lọc xọc hơi ở manh tràng.

Viêm phúc mạc tiên phát đường máu: Đây là bệnh có các biểu hiện rất giống viêm ruột thừa, cũng là bệnh cấp tính, cấp cứu và đôi khi chỉ xác định khi được khám cận lâm sàng.

Bệnh thường biểu hiện bằng sốt cao đột ngột, toàn trạng có biểu hiện nhiễm trùng nặng không tương xứng với thời gian và mức độ phản ứng thành bụng, môi khô, lưỡi dơ. Bệnh nhân cũng đau bụng, nôn ói, nhưng cơn đau thường lan khắp bụng.

Viêm ruột thừa có một số biểu hiện quan trọng cần chú ý. Trước hết triệu chứng điển hình của viêm ruột thừa là đau vùng bụng dưới bên phải, thường bắt đầu vùng quanh rốn trước khi khu trú ở hố chậu phải.

Chẩn đoán được xác định nếu đau ở hố chậu phải và phản ứng thành bụng ở hố chậu phải tồn tại sau nhiều lần thăm khám và sau khi đã loại trừ tất cả các nguyên nhân khác có thể gây đau vùng hố chậu phải như: viêm phổi, viêm đường tiết niệu, viêm manh tràng, thương hàn…

Trẻ bị viêm ruột thừa thường có môi khô lưỡi dơ, biểu hiện tình trạng nhiễm trùng. Bé có tình trạng mệt mỏi, chán ăn, bụng chướng do ruột bị kích thích kèm theo buồn nôn, nôn ói. Phần lớn trẻ sốt nhẹ, dao động 38-38,5 độ C đôi khi có những trường hợp trẻ không có triệu chứng sốt, đến khi đoạn ruột thừa viêm bị vỡ mới hiện hiện tượng.

Viêm ruột thừa ở trẻ dấu hiệu nhận biết

Tiêu chảy có thể có hoặc không, nhưng nếu có sẽ làm tăng khả năng chẩn đoán. Song biểu hiện nôn và tiêu chảy ở trẻ viêm ruột thừa cũng dễ bị nhầm với rối loạn tiêu hóa.

2. Có thể sơ cứu hay can thiệp tại nhà không?

Câu trả lời là không. Khi phát hiện viêm ruột thừa, phương pháp duy nhất là phẫu thuật để cắt bỏ.

Nếu trẻ có những biểu hiện của viêm ruột thừa, bố mẹ tránh cho các con ăn hay uống nước vì điều này có thể làm ca mổ trở nên phức tạp hơn, hoặc có thể phải hoãn ca mổ. Nếu trẻ đang khát, hãy rửa miệng qua bằng nước.

Bố mẹ tuyệt đối không cho con uống thuốc xổ, kháng sinh, hoặc thuốc giảm đau, vì chúng có thể làm chậm quá trình chẩn đoán và gây vỡ ruột thừa hoặc gây ra những dấu hiệu giả, làm bác sĩ chẩn đoán khó khăn hơn.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý