Bệnh sùi mào gà khi mang thai

seminoon seminoon @seminoon

Bệnh sùi mào gà khi mang thai

18/04/2015 03:23 PM
801

Điều trị bệnh sùi mào gà đối với thai phụ

cho cháu hỏi bác sỹ ơi Vợ cháu có thai 2 tháng phát hiện có bị sùi mào gà, đến tháng thứ 4 thì cháu cho vợ lên bệnh viện gia liễu quốc gia đột giờ thì bị sưng tấy mọng nước, cháu không biết có ảnh hưởng gì đến đứa trẻ không, mà bệnh có thể tái phát lại không, làm thế nào thì mới có thể chữa khỏi được cháu đang rất lo lắng, bác sỹ gửi mail cho cháu nha cháu chan thành cám ợn (đỗ văn mạnh)

Trả lời:

Bệnh sùi mào gà do virus HPV gây ra, hay gặp nhất ở những người sinh hoạt tình dục sớm; ân ái bằng các động tác thô bạo gây tổn thương cơ quan sinh dục, có nhiều bạn tình, mắc các bệnh lây qua đường tình dục khác, hút thuốc lá; dinh dưỡng kém, suy giảm miễn dịch.

Sùi mào gà lây truyền qua đường tình dục và từ mẹ sang con

Đường tình dục: Nguy cơ lây bệnh tăng lên cùng với số lần và số bạn tình. Một nghiên cứu cho thấy, nếu có một bạn tình, tỷ lệ bệnh là 17%; nhưng có 5 bạn tình thì con số này là 81%.

Từ mẹ sang con: HPV có ở niêm dịch miệng, họng, đường hô hấp trên, đường tiêu hóa trên, dịch ối và đó là đường làm lan rộng sự lây nhiễm.

Sau khi xâm nhập tế bào cận đáy, HPV kích thích tăng sinh tế bào đáy, tạo thành những nốt sùi giống như mào gà. Một số trường hợp không có triệu chứng lâm sàng.

Phụ nữ mang thai bị sùi mào gà thường có những mụn nhỏ sần sùi ở tầng sinh môn, ở môi lớn hay mép sau âm hộ, không gây đau. Có những trường hợp các nụ sùi mào gà mọc nhiều ở âm đạo, cổ tử cung nhưng không phát hiện được. Thai phụ thấy tự nhiên ra huyết hoặc khi tắm rửa, thai phụ cho tay vào âm đạo thấy sần sùi, chảy máu.

Một số trường hợp sùi mào gà hợp thành đám lớn, có khi chiếm hết cả thành âm đạo hay cổ tử cung, gây chảy máu nhiều. Ở người có thai, có lẽ do sự giảm miễn dịch nên sùi mào gà phát triển nhanh hơn.

Bệnh gây nguy hiểm cho hai mẹ co

Sùi mào gà ở thai phụ có thể gây những tai họa: Chảy máu khó cầm nguy hiểm đến tính mạng; phải mổ lấy thai; lây bệnh từ mẹ sang con trong khi sinh đẻ. Ngoài ra, người mẹ còn có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn.

Vì vậy, cần điều trị khỏi bệnh trước khi sinh con. Nếu những nốt sùi còn ít và nhỏ, có thể cắt bỏ, đốt điện hay điều trị laser. Tuy nhiên, những biện pháp đó chỉ loại bỏ các nốt sùi chứ không tiêu diệt được virus. Đối với các nốt sùi ở âm hộ, âm đạo, có thể chấm dung dịch trichloactic acid lên đến khi tổn thương chuyển màu trắng.

Nếu có nhiều nốt sùi ở âm đạo, cổ tử cung, âm hộ thì nguy cơ chảy máu nhiều khi sinh rất lớn, nên mổ lấy thai chứ không đẻ đường dưới. Dùng kháng sinh uống để chống bội nhiễm khi có chảy máu.

Tất cả phụ nữ bị sùi mào gà cần được làm xét nghiệm để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Sau khi sinh, bệnh nhân phải được quản lý và theo dõi chặt chẽ bằng soi cổ tử cung, xét nghiệm tế bào âm đạo, cổ tử cung và khi cần thì sinh thiết để chẩn đoán.

Bạn có thể đưa vợ đi khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu!

Điều trị bệnh sùi mào gà ở thai phụ


PNO - Phụ nữ trong giai đoạn mang thai khi mắc bệnh sùi mào gà cần tích cực điều trị trước khi sinh, vì bệnh này không chỉ dễ lây truyền từ mẹ sang con mà còn có thể đe dọa đến tính mạng của thai phụ.

Lây truyền từ mẹ sang con

Bệnh sùi mào gà còn gọi mồng gà, có tên khoa học là Genital Warts hay Condylomata Acuminata. Bệnh được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, do Human Papilloma Virus (HPV) gây nên, thuộc nhóm Papova (Papillome Polyform Vaacuolisation). Hiện tại có khoảng 100 loài được nhận dạng, chưa nuôi cấy được.

Bệnh này lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường sinh hoạt tình dục và lây truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh.

Khi xâm nhập vào cơ thể qua tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc, virus khu trú ở tế bào cận đáy, có thời gian ủ bệnh từ 1 đến 8 tháng, sau đó kích thích tăng sinh tế bào đáy dẫn đến sự hình thành những tổn thương ở biểu mô, hình dạng sùi lên như hoa súp lơ hay mào gà. Bệnh gặp nhiều nhất ở những người có bộ phận sinh dục ẩm ướt, viêm âm hộ, âm đạo, suy giảm miễn dịch hoặc đi kèm bệnh hoa liễu khác.

Về triệu chứng, mào gà thường không biểu hiện gì đặc biệt, không đau, không ngứa, biểu hiện với những sẩn sùi kích thước 1mm đến vài chục mm, thậm chí đến hàng trăm mm, bề mặt sần sùi, màu hồng hoặc đỏ, mềm, ẩm ướt, có thể có cuống, sờ vào không đau nhưng dễ chảy máu.

Vị trí thường gặp là ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, quanh lỗ tiểu, bẹn, tầng sinh môn, hậu môn. Trẻ em có thể bị lây từ mẹ trong lúc sinh, hay gặp ở niêm mạc ngoài cơ quan sinh dục như mắt, mũi, miệng.

Điều trị trước khi sinh để bảo vệ em bé

Giải pháp cho điều trị sùi mào gà hiện nay là đốt các nụ sùi bằng laser CO2 hay đốt điện. Phương pháp này chỉ loại bỏ được các nốt sùi chứ không tiêu diệt được virus, sau đó bệnh dễ phát triển trở lại. Vì vậy vẫn phải tiếp tục theo dõi và điều trị cho đến khi hết hẳn, cần nhớ rằng do thời gian ủ bệnh của virus dài, sau 8 tháng hết thời gian ủ bệnh mới xác định bệnh khỏi hẳn.

Ngoài phương pháp trên, đối với các tổn thương sùi mào gà ở âm hộ, âm đạo có thể chấm dung dịch Trichloactic acid, chấm đến khi nốt sùi chuyển màu trắng là được. Không nên chấm dung dịch Trichloactic acid lên những nốt sùi ở cổ tử cung hay trong lỗ hậu môn, vì không kiểm soát được mức độ tổn thương loét niêm mạc do thuốc mà chọn giải pháp đốt laser CO2 hay đốt điện sẽ kiểm soát được vấn đề này trong điều trị.

Cũng có thể dùng dung dịch Podophyllotoxine 20-25% bôi lên những nốt sùi nhỏ lẻ ở âm hộ, chú ý bôi thuốc từ 1-3 giờ phải rửa sạch để đề phòng loét xuống phần da lành, mỗi tuần bôi một lần. Thuốc này không được bôi vào những nốt sùi ở trong âm đạo, cổ tử cung, trong hậu môn. Đối với phụ nữ mang thai, trường hợp tổn thương nhiều ở âm hộ, âm đạo rất nguy hiểm vì những đám sùi sẽ chảy máu khó cầm khi sinh đẻ hoặc khi thai nhi lọt qua âm đạo sẽ bị lây nhiễm.

Phụ nữ mang thai bị sùi mào gà cần tích cực điều trị trước khi sinh con, vì virus này có thể từ đường sinh dục của mẹ xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ sơ sinh, gây tử vong. Ngoài ra còn dẫn đến nhiều nguy cơ nguy hiểm cho thai phụ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng như: tổn thương âm đạo, âm hộ, hậu môn, nguy cơ ung thư cổ tử cung, chảy máu khó cầm, phải mổ lấy thai… Do đó vấn đề điều trị khỏi bệnh cho thai phụ trước khi sinh con rất cần thiết và quan trọng.

Về phòng bệnh, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước và dung dịch phụ khoa thích hợp trước và sau khi quan hệ tình dục. Dùng bao cao su có thể phòng tránh được bệnh sùi mào gà và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Tuy nhiên, virus gây bệnh này cũng có thể xâm nhập vào vùng da và niêm mạc khác ngoài bộ phận sinh dục.

BS.CKI.Trần Quốc Long
(Phó khoa khám, BV Điều dưỡng và
Phục hồi chức năng Bưu Điện 2)

Sùi mào gà - tai họa của thai phụ

Sùi mào gà - tai họa của thai phụ
Virus HPV đang tấn công tế bào. Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống.

Căn bệnh lây qua đường tình dục này có thể khiến thai phụ bị chảy máu khó cầm khi sinh nở hoặc lây nhiễm cho con.

Bệnh sùi mào gà do virus HPV gây ra, hay gặp nhất ở những người sinh hoạt tình dục sớm; ân ái bằng các động tác thô bạo gây tổn thương cơ quan sinh dục, có nhiều bạn tình, mắc các bệnh lây qua đường tình dục khác, hút thuốc lá; dinh dưỡng kém, suy giảm miễn dịch.

Sùi mào gà lây truyền qua đường tình dục và từ mẹ sang con

Đường tình dục: Nguy cơ lây bệnh tăng lên cùng với số lần và số bạn tình. Một nghiên cứu cho thấy, nếu có một bạn tình, tỷ lệ bệnh là 17%; nhưng có 5 bạn tình thì con số này là 81%.

Từ mẹ sang con: HPV có ở niêm dịch miệng, họng, đường hô hấp trên, đường tiêu hóa trên, dịch ối và đó là đường làm lan rộng sự lây nhiễm.

Sau khi xâm nhập tế bào cận đáy, HPV kích thích tăng sinh tế bào đáy, tạo thành những nốt sùi giống như mào gà. Một số trường hợp không có triệu chứng lâm sàng.

Phụ nữ mang thai bị sùi mào gà thường có những mụn nhỏ sần sùi ở tầng sinh môn, ở môi lớn hay mép sau âm hộ, không gây đau. Có những trường hợp các nụ sùi mào gà mọc nhiều ở âm đạo, cổ tử cung nhưng không phát hiện được. Thai phụ thấy tự nhiên ra huyết hoặc khi tắm rửa, thai phụ cho tay vào âm đạo thấy sần sùi, chảy máu.

Một số trường hợp sùi mào gà hợp thành đám lớn, có khi chiếm hết cả thành âm đạo hay cổ tử cung, gây chảy máu nhiều. Ở người có thai, có lẽ do sự giảm miễn dịch nên sùi mào gà phát triển nhanh hơn.

Bệnh gây nguy hiểm cho hai mẹ con

Sùi mào gà ở thai phụ có thể gây những tai họa: Chảy máu khó cầm nguy hiểm đến tính mạng; phải mổ lấy thai; lây bệnh từ mẹ sang con trong khi sinh đẻ. Ngoài ra, người mẹ còn có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn.

Vì vậy, cần điều trị khỏi bệnh trước khi sinh con. Nếu những nốt sùi còn ít và nhỏ, có thể cắt bỏ, đốt điện hay điều trị laser. Tuy nhiên, những biện pháp đó chỉ loại bỏ các nốt sùi chứ không tiêu diệt được virus. Đối với các nốt sùi ở âm hộ, âm đạo, có thể chấm dung dịch trichloactic acid lên đến khi tổn thương chuyển màu trắng.

Nếu có nhiều nốt sùi ở âm đạo, cổ tử cung, âm hộ thì nguy cơ chảy máu nhiều khi sinh rất lớn, nên mổ lấy thai chứ không đẻ đường dưới. Dùng kháng sinh uống để chống bội nhiễm khi có chảy máu.

Tất cả phụ nữ bị sùi mào gà cần được làm xét nghiệm để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Sau khi sinh, bệnh nhân phải được quản lý và theo dõi chặt chẽ bằng soi cổ tử cung, xét nghiệm tế bào âm đạo, cổ tử cung và khi cần thì sinh thiết để chẩn đoán.

Biến chứng và điều trị bệnh sùi mào gà

Biến chứng và điều trị bệnh sùi mào gà

 Sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Biểu hiện là những nụ sùi nhỏ giống như mào gà, hoa lơ ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, miệng, họng hoặc dương vật, đôi khi xung quanh lỗ hậu môn. Đó là những u lành tính của tế bào do virus HPV, lây truyền chủ yếu qua giao hợp. Thời gian ủ bệnh từ vài tuần đến vài tháng.

 Sùi mào gà phát triển nhanh khi có thai. Việc mọc nhiều sùi mào gà trong khi có thai thì có thể ảnh hưởng đến con khi sinh đẻ.

 Biểu hiện sùi mào gà như thế nào? Đó là những mụn mọc thành cục nhỏ, không đau, hồng hoặc hơi nâu, bề mặt xù xì, hình thù như hoa lơ, đôi khi thấy ngứa. Ở phụ nữ thường mọc ở mép hoặc bên trong âm đạo, xung quanh hậu môn. Ở nam giới thường mọc ở dương vật, cũng có thể ở bìu hoặc xung quanh hậu môn. Bệnh có khả năng lây truyền cao cho bạn tình nếu không được điều trị kịp thời.

 Sùi mào gà nguy hiểm vì làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung – một loại ung thư gây ra bởi virus HPV (rất nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng nhiễm HPV trong 99,8% trường hợp ung thư cổ tử cung). Cần phải nhấn mạnh rằng nhiễm HPV xảy ra trước khi xuất hiện các tổn thương loạn sản và sau đó là các tổn thương ung thư cổ tử cung. Ở nam giới, bệnh cũng có thể gây ung thư dương vật nếu không được điều trị.

 Hầu hết sùi mào gà nhỏ và ít thường tự mất đi, có thể không cần chữa trị gì, nhưng mất nhiều thời gian. Những trường hợp nặng, nhiều thì phải chữa ở bệnh viện có chuyên khoa da liễu. Việc điều trị sùi mào gà chủ yếu nhằm phá hủy tổn thương sùi chứ không thể tiêu diệt được virus. Tùy theo vị trí và độ rộng của tổn thương mà có thể lựa chọn một trong những cách điều trị sau:

- Chấm dung dịch trichloactic acid: Dùng một que nhỏ hoặc một cái tăm bông, chấm rất cẩn thận một ít dung dịch trichloactic acid lên những nốt sùi cho đến khi sùi này trắng ra. Khi có thai cũng có thể dùng thuốc này, nhưng không được chấm vào cổ tử cung, lỗ niệu đạo hoặc phía trong hậu môn.

 Bệnh sùi mào gà, còn gọi là mụn cóc sinh dục. Bệnh do Papilloma virus (HPV) gây ra và là một trong những bệnh lây truyền theo đường tình dục. Có hơn 20 chủng HPV gây bệnh, với biểu hiện là những mụn cóc, hột cơm, u nhú hay tổn thương phẳng. Nhiều trường hợp lây nhiễm không gây tổn thương nhìn thấy được ở cơ quan sinh dục. Tổn thương xuất hiện sau khi bị nhiễm HPV từ 3 tuần đến 6 tháng. Ngay trong giai đoạn chưa thể hiện triệu chứng (cũng như đã có triệu chứng), sự lây nhiễm đã có thể xảy ra. Vì thế, cần mang bao cao su khi có quan hệ tình dục với bạn tình, nhất là khi không rõ lắm về đời tư của họ.

 Một số tổn thương do HPV gây ra ở cổ tử cung có thể là nguy cơ cao dẫn đến ung thư cổ tử cung. HPV làm mọc một hoặc nhiều u nhú không cuống, không đau ở âm hộ, âm đạo, vùng cổ tử cung (có khi cả trực tràng, quanh hậu môn và bẹn). Ở điều kiện nóng, ẩm, các u nhú phát triển nhanh, có khi to và giống như hình cái súp lơ. Nếu các tổn thương u nhú bị nhiễm khuẩn, bệnh nhân sẽ ra khí hư có mùi hôi và ngứa.

 Thương tổn có thể lan rộng và phá hủy mô, làm tắc đường sinh nở. Khi có thai, u nhú có xu hướng phát triển lớn hơn do nồng độ hoóc môn progesterone tăng. Nếu u nhú phát triển nhiều ở thành âm đạo, chỗ này sẽ trở nên kém chun giãn và gây khó khăn khi sinh.

 Không có chống chỉ định lấy chồng hay có con ở người nhiễm HPV. Vấn đề chính là người bệnh cần được chẩn đoán sớm, điều trị đúng đắn và được theo dõi, giúp đỡ cả khi chưa có thai và khi chuyển dạ.

Điều trị: Theo chỉ định của bác sĩ.

- Bôi dung dịch Podophylline 10-15% lên mụn, sau 1-4 giờ rửa sạch để tránh bị bỏng hóa chất. Không bôi Podophylline lên tổn thương lúc có thai để tránh gây dị tật hoặc tử vong thai.

- Bôi kem 5-fluorouacil.

- Đốt điện lạnh, cắt bằng dao thường hay dao điện khi tổn thương lan rộng hoặc dùng chùm tia lazer.

 Cần phải lấy hết các tổn thương (u nhú, mụn cóc) để đề phòng tái phát và thường xuyên đến bác sĩ kiểm tra.

(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
E co thaj nhung pha lu0n sau 2thang dj kham phu kh0a bsj n0j e mak benh suj mao ga.lieu e pha thaj co ahu0ng gj khj suj mao ga kg.e pj suj o am ho va am vat
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Bài này có nói về triệu trứng, cách phòng ngừa và điều trị Sùi mào gà này bạn: http://www.phununet.com/wikiphununet/ChiTietWiki.aspx?m=0
luc mang thai em ko phat hien minh bi benh mong ga,sinh con xong khoang mot thang em di tieu thay hoi buot nen di kham thi bac si noi em bi mong ga,vay con em co the bi lay ko bac si?vay em moi bi benh hay la bi luc con mang thai a?luc em sinh sao bac si ko nhin thay benh cua em?
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Vo chong em bi sui mao ga . Da chua tri o benh vien 2 thang va bac sy da cho xuat vien , vo em co thai gan 4 thang va em phat hien bi noi sui lai . Vc em da lam du xet nghiem nhung ko co gi het . Vay sao benh lai tai phat va co nguy hiem gi cho con em ko . Em xin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Bệnh sùi mào gà dễ tái phát nên bạn phải tái khám để điều trị. Tuân thủ liệu trình điều trị mọi chuyện sẽ ổn thôi
em da mang thai hon 6 thang,nhung gio moi biet minh bi sui mao ga.em co dang dat thuoc va uong thuoc o phong kham tu nhan gan nha.nhung e k yen tam lam vi thay bao sui mao ga co the lay sang embe,k sinh thuong duoc ma phai mo va sau nay co the con bi ung thu ctc.em e rat lo so k biet lam tn.
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
Chào bác sỹ! Bác sỹ cho em hỏi hiện tại em đang mang thai được 30 tuần, 2 ngày trước đây em thấy bộ phận sinh dục thỉnh thoảng bị ngứa và rát khi động vào.Bình thường thì ko sao nhưng những lúc đi lại hay bị cọ sát vào quần thì thấy ngứa và hơi rát, em thấy nổi những nốt nhỏ màu đỏ ở môi trong, môi ngoài gần hậu môn, còn ở giữa có màu đỏ sùi như hoa lơ.em đọc thông tin trên mạng thì đc biết đây là biểu hiện của bệnh sùi mào gà, hiện tại em đang rất lo lăng vì có ảnh hưởng tới em bé.Do không biêt nên trước đó vợ chồng em có quan hệ với nhau, hiện taị chồng em chưa có biêủ hiện gì. em đang rất lo lắng mong bác sỹ trả lời sớm ạ. em cảm ơn.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Bạn phải đi khám phụ khoa mới biết chính xác là có bị sùi mào gà hay không. Đừng quá lo lắng, hãy chắc chắn rồi lựa chọn phương án phù hợp nhé!
mình cũng bị bệnh smg và chữa khỏi bằng thuốc nam, bạn nào bị thì liên hệ với mình mình chỉ cho 0966156557
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý