Tiêm phòng cho trẻ - Lịch tiêm phòng cho trẻ
Bé nhà em được 3 tháng .khi mới sinh ở trong viện bé được tiêm 1 mũi viêm gan B. Cho em hỏi: - Em nghe nói viem gan B cách 1 tháng phải tiêm lại mới được, còn ko là phải tiêm lại từ đầu? - Em nghe nói có mũi tiêm tổng hợp ngừa 6 bênh.Tiêm như vậy có tốt ko? Em muốn tiêm cho bé thì phài tới đâu? Bsĩ tư vấn giúp em phải tiêm phòng như thế nao cho dung? Xin cảm ơn! (Luu Thi Bich Ngoc) Trả lời: Hiện nay có 6 bệnh được ngừa cho trẻ ở nước ta theo lịch chủng ngừa bắt buộc và miễn phí, đó là: lao, bại liệt, bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi. Ở một số nước châu Á, thậm chí có nước thuộc khu vực Ðông Nam Á, trong chương trình tiêm chủng mở rộng có chủng ngừa thêm bệnh thứ 7 là bệnh viêm gan siêu vi B. Ngoài chủng ngừa bắt buộc 6 bệnh kể trên, ở ta trẻ còn được chủng ngừa tự nguyện (tức gia đình lựa chọn và chịu chi phí cho việc chủng ngừa) để ngừa các bệnh sau: viêm màng não mủ Hemophillus influenza hib, viêm màng não mủ do não mô cầu Nesseria meningitidis, thủy đậu (varicella), viêm gan siêu vi B, quai bị, rubeol (có thuốc Trimovax ngừa cả 3 bệnh: quai bị, rubeol, sởi), viêm não Nhật Bản B và cả viêm gan siêu vi B. Ðối với các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long thì bệnh ưu tiên chủng ngừa tự nguyện vì sự lây nhiễm là thương hàn và dịch tả.
Trong
tình hình hiện nay đối với trẻ em châu Á, thuốc chủng ngừa bệnh có thể phân
làm 5 nhóm như sau:
- Nhóm 1: Gồm 6 thuốc chủng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta cộng với thuốc chủng viêm gan siêu vi B. Ðây là nhóm chủng ngừa bắt buộc. Cần đưa chủng ngừa viêm gan siêu vi B vào chương trình tiêm chủng mở rộng là vì tỷ lệ nhiễm bệnh này ở châu Á rất cao so với các nước phương Tây và có khoảng một nửa trẻ có mẹ nhiễm siêu vi B đều trở thành người mang mầm bệnh mạn tính. Bốn nhóm còn lại thuộc loại chủng ngừa tự nguyện, tùy trường hợp bố mẹ sẽ đưa trẻ đi chủng ngừa và có thể phải trả chi phí cho việc tiêm chủng. - Nhóm 2: Là nhóm các thuốc chủng ngừa các bệnh có thể bộc phát thành bệnh dịch địa phương (endemic diseases) như: viêm não Nhật Bản B, thương hàn, dịch tả và viêm màng não mủ do não mô cầu. - Nhóm 3: Là nhóm các thuốc chủng ngừa các bệnh có nguy cơ cao lây nhiễm cho trẻ, là các bệnh: viêm màng não mủ do Hib, cúm (influenza), viêm phổi do Pneumococcus, thủy đậu. Riêng chủng ngừa thủy đậu được ghi nhận là sẽ giúp trẻ miễn nhiễm phần nào bệnh "giời leo" (herpes zoster). - Nhóm 4: Là nhóm các thuốc chủng ngừa các bệnh do du lịch từ vùng này sang vùng kia, là các bệnh: viêm gan siêu vi A, sốt vàng (yellow fever). Thương hàn, nhiễm não mô cầu cũng được kể trong nhóm này. - Nhóm 5: Là nhóm thuốc chủng trong trường hợp đặc biệt, đó là bệnh dại (được ngừa do bị chó dại cắn). Lịch tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng quốc gia:
Lưu ý: Vacxin bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt nên nhắc lại khi 4
– 6 tuổi, 10 – 11 tuổi và 16 – 21 tuổi. * Nguồn: Viện Nhi TW Bạn có thể cho con đến tiêm tại 50C Hàng Bài hoặc Trung tâm y tế cộng đồng ở 70 Nguyễn Chí Thanh, số 3 Ông Bích Khiêm (Hà Nội) Một số lưu ý: - Nếu trẻ bị sốt nhẹ, tiêu chảy hay suy dinh dưỡng vẫn cho trẻ tiêm chủng như thường lệ. - Sau khi tiêm, nếu trẻ bị sốt nhẹ, chỗ tiêm bị sưng đỏ là phản ứng bình thường, không đáng ngại. - Sau năm đầu, nhớ đưa trẻ đi tiêm ngừa nhắc lại theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Tiêm phòng cho trẻ - khi nào không nên?Các bậc cha mẹ đều nắm rõ lịch tiêm phòng cho trẻ; tuy nhiên ít người quan tâm chỉ định cấm chủng ngừa khi trẻ không khoẻ.Lao Việc ngừa lao cho trẻ sơ sinh được thực hiện bằng cách tiêm vaccine BCG ngay trong tuần đầu sau sinh. Thuốc được tiêm trong da. Sau khi tiêm, có thể nổi mẩn đỏ, sưng tấy nhẹ, hoặc loét tại chỗ tiêm. Không nên tiêm cho trẻ bị viêm da có mủ, đang bị sốt trên 37,5 độ C, bị tiêu chảy, suy dinh dưỡng, bệnh tai mũi họng, viêm phổi, vàng da,... và nhất là trẻ bị nhiễm HIV. Việc tiêm BCG có hiệu quả lâu dài, nhưng không được dùng cho những người đã bị lao.
Bạch hầu, uốn ván, ho gà Việc tiêm ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà được thực hiện cùng một lúc khi các trẻ đã được 2 tháng tuổi. Thuốc chủng ngừa được pha trộn chung, viết tắt là DTP (theo tiếng Anh) hoặc DTC (theo tiếng Pháp) và được tiêm vào bắp thịt của trẻ. Theo lịch tiêm chủng, trẻ được tiêm 8 liều cách nhau ít nhất 30 ngày. Liều thứ nhất khi trẻ được 2 tháng tuổi. Liều thứ ba trước khi trẻ được 12 tháng tuổi. Trẻ sẽ được tiêm nhắc lại 1 năm sau khi tiêm liều thứ ba. Thuốc có hiệu quả bảo vệ trong nhiều năm sau khi đã tiêm đủ liều. Tại chỗ tiêm ngừa có thể bị nổi mẩn đỏ, sưng đau nhẹ, gây sốt 38-39oC. Trong trường hợp trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn, sốt cao, rối loạn thần kinh... không nên tiêm ngừa. Bại liệt Trẻ sẽ được chủng ngừa sốt bại liệt cùng lúc với tiêm ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà bằng thuốc ngừa dạng uống (vaccin Sabin): uống ba lần vào lúc 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi. Trẻ sẽ được bảo vệ trong 10 năm. Sau khi uống thuốc ngừa, trẻ có thể bị nhức đầu, đau cơ hoặc tiêu chảy và rất hiếm khi bị liệt mềm cấp (1/5 triệu các trường hợp). Tuyệt đối không được cho uống Sabin ngừa sốt bại liệt trong lúc trẻ đang bị sốt, bị nôn, tiêu chảy, đang được điều trị bằng thuốc corticoid, mắc bệnh ác tính (u lympho, bạch cầu cấp...) hoặc bị nhiễm HIV. Không cho các cháu uống thuốc Sabin đồng thời với vaccine thương hàn uống. Với một số trường hợp trẻ không uống được, nên dùng vaccine dạng tiêm (vaccine Salk). Sởi Trẻ được chủng ngừa bệnh sởi khi đã hơn 9 tháng tuổi. Thuốc được tiêm dưới da và có tác dụng bảo vệ trong nhiều năm. Sau khi tiêm, có thể có phản ứng tại chỗ tiêm: sưng đỏ, nổi mụn nước. Trẻ cũng có thể bị sốt, ho, sổ mũi và nhức đầu. Thuốc ngừa bệnh sởi được tiêm một lần. Khi trẻ đang sốt cao, bị suy giảm miễn dịch nhiễm HIV, cần hoãn tiêm thuốc ngừa bệnh sởi.
Viêm gan siêu vi B Từ năm 1995, việc phòng ngừa viêm gan
siêu vi B (VGSVB) được chưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Theo
đó, tất cả trẻ em được tiêm ba mũi: Hầu hết các vaccine ngừa VGSVB đều rất an toàn. Một số ít các trường hợp có thể bị sốt nhẹ, đau chỗ tiêm, nôn ói, chóng mặt, mệt mỏi, đau cơ sau khi tiêm. Đối với trẻ sinh ra nhẹ cân (ít hơn 1,5kg) có thể chờ cho đến khi trẻ được 2kg hoặc từ 2 tháng tuổi mới bắt đầu tiêm ngừa VGSVB. Viêm não Nhật Bản Để phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản, trẻ cũng cần được tiêm 3 mũi dưới da: Sau khi tiêm, ngay tại chỗ tiêm có thể bị đỏ, sưng tấy. Đôi khi trẻ bị ớn lạnh, đau đầu, sốt sau khi tiêm. Tiêm ngừa bệnh viêm não Nhật Bản không dược tiến hành cho trẻ đang sốt cao, mắc bệnh tim, thận, gan, tiểu đường hoặc suy dinh dưỡng, đang mắc bệnh ung thư máu và nhất là trẻ đã từng bị dị ứng với thuốc ngừa VNNB. Các bệnh khác Tại Việt Nam, việc tiêm phòng tả và thương hàn đã được nhắc đến, và tùy theo tình hình dịch tễ của từng địa phương, mà các bệnh này được xem xét đưa hay không đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Bên cạnh 8 bệnh nói trên trong chương trình này, một số bệnh khác từ lâu đã có vaccine phòng ngừa như: dại, thủy đậu, viêm màng não, quai bị, cúm,... cũng được quan tâm. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học đưa ra quan điểm (đến nay vẫn chưa thống nhất) không nên tiêm ngừa quá nhiều loại vaccine cho trẻ, đề phòng gây “quá tải” cho hệ miễn dịch của cơ thể. Những điều cần biết về việc tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em
Cho đến nay, nhiều bà mẹ đã thấy rõ lợi ích to
lớn của việc tiêm phòng cho trẻ, và đã tích cực đưa trẻ đi tiêm phòng. Tuy
nhiên, vẫn còn 1 số bạn chưa hiểu rõ điều này. Chúng tôi đã gặp không ít bà mẹ
đã tỏ ra ngần ngại khi được động viên đưa trẻ đi tiêm phòng. Một số bà mẹ thoái
thác: "Cháu đi tiêm phòng mấy lần về đều bị phản ứng, phát sốt lên, cả nhà sợ
lắm, thôi xin BS miễn cho cháu kỳ này", hoặc có bà mẹ từ chối hẳn: "gia đình
chúng tôi thật không dám cho cháu đi chích ngừa lao nữa, vì trước đây anh cháu
đi chích về đã bị sưng hạch ở nách, phải chữa hàng tháng mới khỏi..." hoặc "cháu
uống thuốc ngừa bại liệt song thì bị tiêu chảy ngay, nên lần này không dám cho
cháu đi uống nữa"...
II. Những chống chỉ định của tiêm phòng:
2. Chống chỉ định lâu dài
3. Một số chống chỉ định đặc biệt
Tại sao lại có những trường hợp "chống chỉ
định" như trên? Là vì - nói đơn giản - sau nhiều năm nghiên cứu, đã thấy
việc tiêm phòng, trong các trường hợp đó có thể gây ra những tai biến đáng tiếc.
BS. BÙI XUÂN VĨNH Lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ
Hiệu quả phòng bệnh sau tiêm phòng tùy thuộc 3 yếu tố: hiệu lực của vacxin (thường là 80-95%); việc bảo quản, phân phối, sử dụng vacxin và cơ địa của trẻ. Hai yếu tố đầu có thể thay đổi, còn cơ địa thì không. Do đó, một số trẻ đã tiêm phòng nhưng vẫn mắc bệnh. Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới nên có nhiều loại bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, trẻ luôn có nguy cơ lây bệnh. Trẻ càng nhỏ càng dễ mắc bệnh truyền nhiễm do vi trùng, virus hoặc vi sinh vật gây ra. Để phòng bệnh, ngoài vấn đề vệ sinh cá nhân, trẻ phải được tiêm phòng để tạo miễn dịch trước nhiều loại bệnh nguy hiểm. Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, cho biết tại VN đã có nhiều loại vacxin để tiêm phòng và trên 20 loại bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa được bằng vacxin. Chương trình tiêm chủng quốc gia đã tiêm miễn phí vacxin phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, lao và viêm gan B cho tất cả trẻ em dưới 1 tuổi. Chương trình còn tiêm phòng miễn phí các bệnh viêm não Nhật Bản B, thương hàn, tả... ở một số địa phương. Một số vacxin phòng các bệnh khác cũng rất cần thiết đối với trẻ em như viêm não, viêm màng não mủ do vi trùng, viêm màng não nước trong do virus, viêm màng não mô cầu type A+C, viêm gan A, B, thủy đậu, trái rạ, cúm A, quai bị, rubella, dại... Đa số bệnh truyền nhiễm xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi nên cần tiêm phòng sớm. Mỗi bệnh có thời gian tiêm khác nhau. Các bậc cha mẹ nên đến cơ sở y tế để hỏi hoặc xem kỹ các chi tiết về việc tiêm vacxin. Hiện còn một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm chưa có vacxin phòng bệnh như viêm gan C, sốt xuất huyết, viêm não do enterovirus, lỵ trực trùng, lỵ amip, HIV. Do đó, các bậc cha mẹ phải đặc biệt chú ý phòng bệnh cho trẻ bằng cách không để trẻ tiếp xúc với các đường lây truyền bệnh. Bác sĩ Thọ cũng cho biết, đối với các vacxin dạng tiêm, việc tiêm chậm một thời gian không ảnh hưởng đến hiệu quả phòng bệnh. Nhưng nếu tiêm sớm và đầy đủ, đúng liều theo lịch thì sẽ phòng bệnh được sớm hơn. Nếu lỡ để muộn ngày cũng phải tiêm đủ liều để phòng bệnh cho trẻ. Ngoài các vacxin nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, cha mẹ nếu muốn tiêm dịch vụ cho con thì nên đến trạm y tế để được tư vấn. Sau khi tiêm phòng, một số trẻ có thể gặp phản ứng, biểu hiện qua những triệu chứng nhẹ như sưng, đỏ, nóng, đau tại nơi tiêm; sau tiêm sốt 1-2 ngày. Có trường hợp sốc phản vệ (rất hiếm gặp, có nhiều mức độ và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời). Để hạn chế nguy cơ này, việc tổ chức tiêm chủng phải đạt các yêu cầu về an toàn: khám phân loại sức khỏe, khai thác tiền sử bệnh của trẻ, có thuốc cấp cứu tại chỗ...
Tiêm phòng và theo dõi cho trẻ sau tiêm chủng
Vì lợi ích và sự an toàn của trẻ, các bậc phụ huynh cần đem trẻ đi tiêm phòng theo đúng lịch hẹn. Việc tiêm phòng phải được thực hiện đúng chỉ định và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc qui định. Lợi ích của việc tiêm chủng:
Tuổi Các bệnh cần được tiêm 2-3 ngày sau sinh BCG (Lao), VGSVB1 (Viêm gan B) 2 tháng DTC1 (bạch hầu, uốn ván, ho gà), SABIN1 (bại liệt), VGSVB2 3 tháng DTC2 + SABIN 2 4 tháng DTC3 + SABIN 3 + VGSVB 3 9 tháng Sởi 12 tháng VGSVB 4 16-18 tháng DTC4 + SABIN 4 Lịch tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng mở rộng: Hiện nay, ngoài chương trình Tiêm chủng mở rộng, còn có thể chủng ngừa thêm nhiều loại bệnh khác hoặc có thể kết hợp cùng một mũi tiêm mà có thể chủng ngừa đồng thời nhiều bệnh rất tiện lợi ở địa bàn Thành Phố, một số quận huyện nội thành, các tỉnh có tiêm chủng thêm một số loại sau: 1. Viêm màng não mủ do Heamophilus Influenza B (Hib) có thể chủng từ 2 tháng tuổi trở lên.Tùy theo tháng tuổi mà lịch tiêm nhắc lại khác nhau. Có thể kết hợp chủng Infanix hexa (6 loại: DTC, Polio, VGSVB, Hib), Pentaxim (5 loại: DTC, Polio, Hib), Tetract Hib (4 loại: DTC, Hib)….vv 2. Sởi – quai bị – Rubeol (Rubella) tiêm từ 15 tháng tuổi. 3. Thuỷ đậu (trái rạ) tiêm một mũi duy nhất từ 12 tháng tuổi. 4. Viêm não Nhật Bản B được chủng khi trẻ > 12 tháng tuổi tiêm 3 mũi (mũi 1 và mũi 2 cách nhau 1 – 2 tuần, mũi 3 cách mũi 1 sau 1 năm) nhắc lại mỗi 3 năm. 5. Cúm: Có thể tiêm từ 6 tháng tuổi trở lên. 6. Viêm màng não do Meningoccoci A + C (não mô Cầu A + C). 7. Ngừa tiêu chảy do rota vi-rút: đối với trẻ từ 2 đến 6 tháng tuổi (uống). 8. Ngừa viêm gan siêu vi A: tiêm từ 1 tuổi trở lên. 9. Ngừa thương hàn: đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên…vv Nói chung, tuỳ theo kinh tế mỗi gia đình, tuỳ theo sự quan tâm của các bà mẹ, trẻ có thể được tiêm chủng theo yêu cầu, nó sẽ mang đến mọi lợi ích cho treû. Các phản ứng sau tiêm chủng cần biết - Đau tại chỗ tiêm . - Quấy khóc >3 giờ thường do đau. - sốt nhẹ hoặc cao trong vòng 24-48 giờ . - nổi nốt cứng hay nốt dưới da co thể sảy ra và có thể tồn tại trong một hay vài tuần. - Một số ít có biểu hiện nổi mẩn, ngứa, mề đay hoặc hồng ban . - có thể rối loạn tiêu hoá, chán ăn, mất ngủ dễ kích động , trẻ bứt rứt khó chịu thoáng qua Các dấu hiệu nặng sau tiêm chủng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất: -Sốt cao ≥39 'C. -Co giật. -Tay chân lạnh,tím tái. -Thở khó,co lõm ngực . -Bứt rứt,quấy khóc nhiều không đáp ứng thuốc giảm đau hạ sốt thông thường. -Lừ đừ,bỏ bú. -Sưng to,đỏ quanh chổ tiêm. Khi nào không chủng ngừa cho trẻ: -Trẻ đang có bệnh cấp tính, viêm phổi, tiêu chảy…(thường thỡ biểu hiện sốt cao, mệt mỏi , ho , khũ khố , hoặc tiờu chảy nhiều lần ) -Trẻ đang được điều trị các loại thuốc ức chế miễn dịch hoặc Corticoide liều cao và kộo dài quỏ một tuần. -Trẻ có phản ứng trầm trọng với thuốc chủng ngừa ở những lần chủng trước (tạm ngưng vài tháng , và khi tiêm chủng nên tiêm từng loại vaccin một, không nên kết hợp nhiều vaccin cùng một lúc) -Trẻ bị HIV(+) c triệu chứng suy giảm miễn dịch. -Trẻ đang có bệnh ung thư, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải. Làm gì khi con bạn bị sốt sau tiêm chủng? Nhiệt độ bình thường của trẻ từ 36,5' C đến 37,4' C. Sốt khi nhiệt độ đohậu môn trẻ từ 38oC trở lên. Sốt thường là triệu chứng của bệnh nhiễm siêu vi,vi khuẩn,đôi khi không phải do nhiễm trùng như bệnh hệ thống ,bệnh lý ác tính, sốt do thuốc, sau chích ngừa, sốt do môi trường… *nên làm: -cho trẻ uống nhiều nước. -trẻ tiếp tục được ăn ,uống bình thường. -Nằm phòng thóang. -Uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ 38 'C trở lên. -Lau mát tích cực với nước ấm. Phương pháp lau mát: dùng 5 khăn: -1 đắp trán. -2 đắp nách. -2 đắp bẹn . Lau với nước ấm,nhiệt độ nước ấm thấp hơn nhiệt độ trẻ 2 độ. Theo dõi nhiệt độ mỗi 15-30 phút, chấm dứt lau mát khi nhiệt độ <38,5 'C. |
(ST)