Biện pháp đơn giản giúp điều trị rối loạn kinh nguyệt tại nhà
Không cần sử dụng những loại thuốc tây đắt đỏ nhiều tác dụng phụ, để điều trị rối loạn nguyệt san bạn chỉ cần thực hành điều trị tại nhà những biện pháp tự nhiên sau nhá!
1. Mùi tây là một trong những biện pháp khắc phục tại nhà đơn giản mà hiệu quả nhất cho chứng rối loạn kinh nguyệt ở các bạn gái. Theo đó, để điều trị bằng biện pháp này, bạn có thể uống 75 ml nước mùi tây mỗi ngày.
3. Bạn có thể hòa tan 2 viên aspirins, một nửa muỗng cà phê đường và một nửa muỗng cà phê mật ong vào nửa chén nước. Sau đó, bạn dùng nó để uống. Điều này sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn và khắc phục cho các rối loạn kinh nguyệt.
4. Nếu
bị rối loạn kinh nguyệt, bạn có thể măm nhiều trái cây, đặc biệt là quả đu
đủ vì nó rất có lợi để khắc
phục triệu chứng này.
5. Một nửathìa cà phê bột hạt vừng uống với
nước nóng, ấm 2 lần mỗi ngày giúp giảm đau, khắc phục tình trạng rối loạn kinh
nguyệt. Đây là một trong những biện pháp hiệu quả cho điều hòa kinh nguyệt.
6. Tắm nước ấm sẽ giảm khó chịu cho những triệu chứng rối loạn và khó chịu
khi nguyệt san đến cho cơ thể.
7. Hạt rau mùi được xem là một loại thuốc rất có lợi trong điều trị lưu lượng máu nguyệt san quá nhiều. Bạn có thể đun sôi 6 gam hạt rau mùi trong một nửa lít nước và tiếp tục đun cho đến khi còn khoảng 1 bát nước và uống hàng ngày. Đây là một trong những phương thuốc tự nhiên hữu ích điều hòa nguyệt san.
8. Gừng cũng được coi là một biện pháp khắc phục tại nhà hiệu quả cho các vấn đề kinh
nguyệt. Đập những miếng gừng tươi và đun sôi trong một tách nước đầy. Cần uống 3
lầ/ngày sau bữa ăn. Đây là một biện pháp chữa những vấn đề về kinh nguyệt rất tốt.
9. Bạn có thể sử dụng nước củ cải đường mỗi lần uống khoảng 60-90 gram, ngày 2 lần cũng
giúp giảm thiểu những vấn đề kinh nguyệt.
10. Ngừng hút thuốc hoặc quyết định bỏ thuốc nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề kinh nguyệt bất thường nào.
11. Tránh những sản phẩm như bột trắng, đường, bánh kẹo, các loại bánh, trà, cà
phê, dưa chua và gia vị.
12. Một ly sữa ấm với một nửa muỗng cà phê quế cũng có thể giúp giảm tình trạng
chuột rút trong chu kỳ kinh nguyệt.
13. Đun sôi 1 chén đậu đen với 5 ly nước. Trước mỗi bữa ăn hàng ngày,
bạn uống
nửa cốc nước đậu đen. Đây là một phương thuốc hiệu quả điều trị chứng
mãn kinh đặc biệt tốt cho các mama của chúng mình vì thế bạn cũng nên
biết để "bày cách" cho mama giảm thiểu những khó chịu nhé!
14. Uống nhiều nước nếu bạn có thể. Khi ấy, bạn rất có thể sẽ phải đi tiểu mỗi 10 phút/ lần hoặc lâu hơn, nhưng điều này là ý tưởng để những nhiễm trùng bị đào thải ra khỏi cơ thể. Việc uống nhiều nước thực sự hiệu quả mà không cần thiết phải uống thuốc kháng sinh.
Điều trị rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền
Kinh nguyệt không chỉ là biểu hiện tình hình chung của bộ máy sinh dục mà còn là "thước đo" sức khỏe người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Việc điều hòa kinh nguyệt mang lại sức khỏe, hạnh phúc cho người phụ nữ. Rối loạn kinh nguyệt là bệnh rất thường gặp ở nữ giới do nhiều nguyên nhân gây nên. Theo y học cổ truyền phụ nữ thuộc âm tính, ứng với mặt trǎng, khi đến tuổi dậy thì là xuất hiện kinh nguyệt. Bình thường, chu kỳ xuất hiện của mặt trǎng mỗi tháng một lần thì kinh nguyệt của phụ nữ cũng đến 28 đến 30 ngày một chu kỳ xuất hiện. Tháng nào cũng vậy nên kinh nguyệt còn được gọi là "nguyệt tín". Gọi là nguyệt tín là với điều kiện là kinh nguyệt đều đặn, khối lượng máu kinh không nhiều, không ít (100 đến 150ml), kéo dài khoảng 3 ngày là sạch, không kèm theo đau bụng& đến và đi không sai kỳ hẹn nên được gọi là "tín". Vì vậy khi kinh nguyệt mất chữ "tín" được gọi là bất điều. Lý luận y học cổ truyền chỉ rõ: rối loạn kinh nguyệt thuộc hai phương diện "bất điều" và "bất thông". Bất điều có thể là kinh đến muộn hoặc đến sớm; bất thông có thể thuộc chứng huyết khô, huyết ứ trệ, huyết hư. Ngoài ra trong mỗi phương diện trên có thể kiêm chứng như: đau, sốt, huyết khối, màu sắc kinh thay đổi, do nguyên nhân bên trong cơ thể, hay điều kiện sống (tự nhiên, xã hội), thậm chí do việc điều trị của thầy thuốc gây nên. Nói đến điều kinh, trong giới y học cổ truyền không ai không biết đến bài "Tứ vật thang". Đây là bài thuốc thông dụng, được mệnh danh là bài thuốc quý của phụ nữ nói chung và phụ nữ trong tuổi sinh đẻ nói riêng. Tuy nhiên, ứng dụng trên lâm sàng cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Dưới đây chúng tôi xin được nêu một vài kinh nghiệm để bạn đọc tham khảo. Tên bài thuốc: Tứ vật thang (hòa lợi cục phương). Công thức của bài thuốc: bạch thược 12g, xuyên khung 6g, địa hoàng (thục địa) 20 đến 24g. Tác dụng chung của bài thuốc là bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, trị kinh không đều, các chứng thuộc huyết hư kèm theo ứ trệ. Cách gia vị: + Nếu kinh đến sớm kỳ, sắc kinh đỏ sáng (nhiệt gia hoàng cầm 8 đến 10g; hoàng liên 4g, hương phụ 12g, nếu có triệu chứng của phong (sợ gió, hay ngứa, cảm vặt& ) gia thêm bạch chỉ, phòng phong, kinh giới; + Nếu kiêm khí trệ (chướng, đầy bụng, ợ hơi& ) gia hương phụ, huyền hồ, trần bì, chỉ xác; nếu là huyết kiêm huyết trệ (kinh sắp ra mà bụng đau từng cơn, chỉ đau khi không) gia huyền hồ, khổ luyện tử, mộc qua, binh lang; nếu hành kinh mà có nóng sốt từng cơn không có giờ nhất định là ngoại cảm gia hoàng cầm, sài hồ. Kinh thường chậm kỳ, người gầy là huyết thiếu: bội đương quy, thục địa, gia hoàng kỳ, cam thảo và thêm ít hồng hoa, đào nhân để dẫn huyết. Ngược lại người thể trạng béo thì bỏ thục địa gia sâm kỳ, cam thảo, phục linh, bán hạ, trần bì, hương phụ; chậm kỳ, sắc kinh tím đen thành khối là huyết nhiệt, thường kèm theo đau bụng: thay thục bằng sinh địa, gia hương phụ, hoàng liên, huyền hồ, ngũ linh chi, nhũ hương, một dược; chậm kỳ, sắc kinh nhạt màu: gia phục linh, bán hạ, trần bì, cam thảo. Người thể trạng béo, đến hai ba tháng mới thấy kinh một lần dùng bài "Đạo đàm thang" gia xuyên khung, đương quy, hương phụ, thương truật, bạch truật. Kinh nguyệt khi có, khi không, lúc sốt, lút rét như bệnh sốt rét nên dùng kèm bài "tiểu sài hồ thang". Hành kinh kéo dài quá 5, 6 ngày kèm bụng đau lâm râm là huyết hàn, khí trệ, gia mộc hương, binh lang. Hành kinh xong rồi mà bụng đau là khí huyết đều hư thì hợp với bài "tứ quân" sắc uống. Kinh nguyệt sắp ra, bụng rốn đau quặn, tiếp theo là bụng sườn eo lưng đau không chịu được là do ứ huyết, gia vị đào nhân, hồng hoa, huyền hồ, nga truật, thanh bì để hành huyết thường thu được hiệu quả tốt. Kinh nguyệt kéo dài không ngừng: gia a giao, địa du, kinh giới tuệ (sao đen), bồ hoàng thán. Kinh ra quá nhiều, người bứt rứt, không thư thái, quá trưa về chiều cảm thấy nóng bức, thậm chí sốt nhẹ: gia hoàng liên. Bǎng kinh, kinh lúc hết, lúc lại thấy lây rây: bỏ đương quy, gia sa sâm, ích mẫu, hương phụ, a giao, bồ hòng thán, trần bì, bạch truật, cam thảo. Khi hành kinh các khớp đau nhức, lúc sốt, lúc lạnh: gia khương hoạt, phòng phong, tần giao, quan quế. Còn có nhiều hình thức rối loạn hoặc kiêm chứng khác mà trong khuôn khổ bài báo không cho phép nêu hết được. Điều cần thiết là khi có rối loạn kinh nguyệt phải được coi là bất thường, cần được quan tâm chữa trị, tránh quan niệm cho rằng: khi lấy chồng, sinh con, "đổi máu" bệnh sẽ hết. Tuy cũng có một vài thể loại cá biệt, hiếm gặp: ba tháng mới thấy kinh một lần gọi là "cư kinh", hàng nǎm mới thấy kinh một lần gọi là "tỵ niên"; có người suốt đời không hành kinh mà vẫn sinh đẻ bình thường gọi là "ám kinh"; có người mang thai và hàng tháng vẫn thấy kinh, lượng ít, sau đó vẫn đẻ bình thường gọi là "thai thịnh". Như vậy, rối loạn kinh nguyệt là chứng bệnh khá phức tạp, người bệnh cần được tham vấn, theo dõi và điều trị của thầy thuốc chuyên khoa. Ngày nay, y học hiện đại đã có nhiều thành tựu trong lĩnh vực sản phụ khoa. Do vậy để tránh sai lầm, thậm chí gây hậu quả đáng tiếc trong điều trị, người bệnh cần được khám và chẩn đoán theo y học hiện đại (lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh), tạo điều kiện để thầy thuốc chuyên khoa áp dụng phương pháp điều trị đơn thuần theo y học cổ truyền hay y học hiện đại hoặc kết hợp cả hai phương pháp. Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng đông y. Theo Đông y, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này ở tuổi thanh xuân là chức năng tiêu hóa bị trục trặc, cản trở sự hấp thu dinh dưỡng, khiến cơ thể phát dục không đầy đủ, chức năng sinh sản chậm hoàn thiện. Các chấn động về tinh thần, tình cảm cũng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.Ở tuổi vị thành niên, kinh nguyệt bị rối loạn trong 1-2 năm đầu là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, đó cũng có thể là biểu hiện của các tình trạng như: quá trình phát dục của cơ thể gặp trở ngại, rối loạn nội tiết, dinh dưỡng không đầy đủ, mắc một số căn bệnh... Có thể nhận biết kinh nguyệt có bình thường hay không dựa vào đặc điểm chu kỳ kinh, lượng huyết, màu sắc và chất huyết. Kinh nguyệt được coi là bình thường nếu chu kỳ ổn định, lượng huyết vừa phải, sắc đỏ thẫm (lúc đầu sắc nhạt, sau đậm dần, cuối cùng hồng nhạt), không quá đặc hoặc quá loãng, không vón cục hay có mùi khác thường. Các trường hợp kinh nguyệt rối loạn được chia thành 3 loại: - Kinh nguyệt đến sớm hơn bình thường 7-8 ngày, hoặc 1 tháng hành kinh đến 2 lần, thường gọi là kinh đến trước kỳ. - Kinh nguyệt đến chậm hơn bình thường 7-8 ngày, hoặc 40-50 ngày mới hành kinh một lần, thường gọi là kinh nguyệt đến chậm, kinh đến muộn. - Kinh nguyệt đến khi sớm khi muộn không có quy luật, lượng huyết cũng lúc nhiều lúc ít, thường gọi là kinh nguyệt bất định, hoặc chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Để chữa trị, có thể căn cứ vào các chứng trạng cụ thể của bản thân, tùy theo khẩu vị mà lựa chọn và sử dụng các món ăn - bài thuốc sau : - Hoàng kỳ 20 g, đương quy 15 g, kê huyết đằng 12 g, trứng gà 2 quả, đường đỏ vừa đủ. Cho tất cả vào nồi, đổ ngập nước, nấu đến khi trứng chín. Bỏ bã thuốc, bóc bỏ vỏ trứng, thêm đường đỏ vào đun sôi nhỏ lửa trong 10 phút là được. Ăn trứng và uống nước thuốc (chia 2 lần ngày). Tác dụng: Bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt. Dùng cho trường hợp cơ thể phát dục chưa đầy đủ, khí huyết còn non yếu. Biểu hiện: Kinh kỳ thất thường, trong hoặc sau khi hành kinh 1-2 ngày thấy bụng đau nhấm nhói, xoa nắn thì đỡ, lượng huyết ít, chất huyết loãng, nhợt; người mệt mỏi, kém ăn, da xanh nhợt, mất ngủ, tim thỉnh thoảng đập dồn từng cơn. - Ích mẫu thảo 30 g, hương phụ (củ gấu) 20 g, trần bì (vỏ quít để lâu ngày) 10 g, trứng gà 2 quả, đường đỏ vừa đủ. Sắc và uống giống như bài 1. Tác dụng: Thanh can, hoạt huyết, giải uất; dùng cho trường hợp rối loạn kinh nguyệt do can uất. Biểu hiện: Kinh kỳ không có quy luật, hay lo buồn, dễ cáu giận, trước hoặc trong khi hành kinh thấy bụng trướng đau, lượng huyết lúc ít lúc nhiều, sắc huyết tối. - Ích mẫu thảo 30 g, sơn tra 15 g, hồng hoa 5 g, trứng gà 2 quả, đường đỏ vừa đủ. Sắc và uống giống như bài 1. Tác dụng: Hoạt huyết, hóa ứ và giải uất; dùng cho trường hợp rối loạn kinh nguyệt do can uất, huyết ứ. Biểu hiện: Kinh kỳ không có quy luật, trong hoặc trước khi hành kinh 1-2 ngày thấy bụng dưới trướng đau, lượng kinh ít, sắc tối, vón cục. - Gừng tươi 15 g, quế chi 10 g, ngải cứu 10 g, trứng gà 2 quả, đường đỏ vừa đủ. Sắc và uống như bài 1. Tác dụng: Ôn kinh, tán hàn; thích hợp với những người bị ngưng trệ khí huyết do ngấm nước mưa, cảm lạnh trước hoặc trong khi hành kinh. Biểu hiện: kinh đến muộn, sợ lạnh; trước hoặc trong khi hành kinh thấy bụng lạnh và đau, chườm nóng thì thấy dễ chịu; lượng kinh ít, chất huyết loãng, sắc tối. Lưu ý : Các món ăn bài thuốc trên có hiệu quả tốt đối với những trường hợp rối loạn kinh nguyệt tương đối nhẹ. Nếu bệnh nặng và kéo dài, cần đến bệnh viện để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó mới có thể tìm ra phương pháp chữa trị hữu hiệu. Lương y Thái Hư, Sức Khỏe & Đời Sống
(Tổng hợp) |