Công thức nấu các món chè Huế ngon tuyệt

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Công thức nấu các món chè Huế ngon tuyệt

18/04/2015 03:23 PM
4,334

Chè Huế chính là một đặc sản nổi tiếng mà các du khác đến đất cố đô không thể bỏ qua. Thưởng thức món chè độc đáo do chính tay mình làm nhé.

 

Chè hạt sen xứ Huế: Long nhãn bọc hạt sen

Món chè sen bọc nhãn lồng xứ Huế đã nổi danh khắp chốn xưa nay. Chè có vị thơm dịu mát của sen, vị ngọt thanh của cùi nhãn, ăn một lần không thể nào quên. Hột sen nấu chè theo kiểu Huế thường là hột sen tươi, vẫn còn nhựa và thơm mùi lá mới

Nếu là hột sen khô thì thường được rửa và ngâm với nước lạnh, rất ít người đem ngâm nước tro hay một chất khác pha vào. Có lẽ vì người Huế sợ sen bị mất đi vị thơm nguyên chất vì "Sen không hương như cá ươn ngoài chợ, như trai ế vợ, như gái góa lỡ thời..."

Kết quả hình ảnh cho Long nhãn bọc hạt sen

Hột sen nấu chè theo kiểu Huế được đem hấp chín, sau đó nấu chung với nước đường cát trắng hay đường phèn trong vắt cho đến khi sôi nhẹ. Vị ngọt của đường đủ thấm vào hột sen là bắc ra ngoài bếp. Để được nồi chè ngon, người nấu phải túc trực canh chừng để lửa cháy vừa phải, tay khuấy, trộn thật nhẹ nhàng, thời gian cũng chỉ vừa đủ để hạt sen "không già, không non". Nấu già, hột sen sẽ mất hương thơm tự nhiên. Nấu non, hương sen sẽ không tỏa ngát. Hương sen dịu mát tự nhiên là thứ "bùa mê" của chè sen xứ Huế mà không hương liệu nhân tạo nào thay thế được.

Đặc biệt ngon là chè hột sen bọc nhãn lồng. Hột sen màu trắng ngà, kết hợp với màu trắng trong của thịt nhãn (còn gọi là nhãn nhục) tạo ra một màu sắc rất dịu, hài hòa và thanh khiết. Hột sen chín bở được gói trong nhãn nhục mềm mại, giòn tan, hợp với sở thích và khẩu vị của nhiều lứa tuổi.

Chè sen bọc nhãn lồng xứ Huế ngon nhất là chè sen hồ Tịnh Tâm bọc nhãn lồng Thành Nội. Hồ Tịnh Tâm nằm phía Đông Bắc Hoàng Thành. Cách đây hàng trăm năm đã nổi tiếng là nơi trồng sen nhiều nhất, hoa sen đẹp nhất và hạt sen thơm ngon đậm đà nhất của kinh thành Huế. Hạt sen hồ Tịnh, cùng với nhiều món ăn nổi tiếng khác của xứ Huế, đã trở thành những món quà quê hương, đại diện cho vùng đất luôn bàng bạc thơ văn và nhạc họa này, giống như chè Thái Nguyên, trà Đà Lạt, cà-phê Buôn Ma Thuột, mè xửng Song Hỷ, mực thước Tư Hiền, tôm khô Rạch Giá...

Kết quả hình ảnh cho Long nhãn bọc hạt sen

Nhãn lồng được trồng bên những con đường chung quanh Đại Nội, đến mùa kết trái được lồng trong mo cau và gói lại cẩn thận. Có hai loại là nhãn ướt và nhãn ráo. Nhãn ướt mọng nước và thịt mềm. Nhãn ráo giòn nhưng thịt dày và hột nhỏ. Nhãn dùng bọc hạt sen ngon nhất là nhãn ráo. Hột nhãn lồng Thành Nội nhỏ nhắn và vừa vặn với hột sen hồ Tịnh.

Nhãn lồng bọc trong hột sen hấp chín sẽ được đổ vào chung với nước đường cát trắng hay đường phèn để nguội. Quả nhãn đã ra đời, lớn lên rồi già và chín từ trong trái nên chẳng cần gia cố gì thêm. Và thế là, mùi thơm ngọt dịu mát của sen, của nhãn lồng, của đường phèn hòa chung nước mát đã hòa lẫn, thăng hoa để làm nên một cốc chè đầy sức hấp dẫn. Ai một lần đến Huế cũng nên một lần thưởng thức, và chắc chắn sẽ không thể lãng quên

Cách làm Chè long nhãn

Nguyên liệu:

100 quả nhăn Huế lớn, dày cùi

100 hạt sen Huế

800g đường cát trắng

   Cách làm:

Kết quả hình ảnh cho Long nhãn bọc hạt sen
Chè long nhãn hạt sen

Hạt sen: Rửa sạch, đổ nước vào bắc lên bếp đun sôi. gạn bỏ nước đang luộc, đổ nước sôi khác vào. Nấu đến khi hạt sen chín mềm thì đổ 300g đường vào đun riu riu cho thấm ngọt

Nhãn: Bóc vỏ, tách lấy nguyên cùi( nhớ tách lấy khéo để không bị rách phần thịt nhăn), bỏ hạt. Hạt sen bỏ gọn vào trong ḷng trái nhăn. Số đường còn lại đem nấu sôi với 1lít nước lạnh( lúc sôi nếu có bọt nhớ vớt để nước trong). Đợi nước đường hạ nhiệt còn ấm mới thả những trái nhãn bọc hạt sen vào

Trình bày: Múc mỗi chén vài trái nhãn, nước đường đổ vào xâm xấp chén. Dùng với đá bào nhuyễn.

Chén chè bắp có vị ngọt thanh tao, mùi thơm mát làm say lòng người.

Bắp là loại thực phẩm quen thuộc của nước ta, trên khắp cả ba miền đất nước, đi đến đâu cũng có thể bắp gặp những cánh đồng trông bắp xanh mướt, ngút ngàn. Trái bắp được chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc như bắp luộc, xôi bắp, bắp xào và chè bắp.

Chè bắp là món ăn dân dã, hấp dẫn, nổi tiếng của xứ Huế mà ai đến Huế cũng phải một lần thưởng thức. Ở Sài Gòn, muốn tìm một quán chè bắp như vậy thật không dễ chút nào. Tuy nhiên, nếu bạn trót mê hương vị thơm ngon của món chè đất Cố đô, bạn có thể tìm đến chợ Bàn Cờ (quận 3) để thưởng thức. Gánh chè rong nằm bên hông chợ nhưng lúc nào cũng đông khách, trong đó đông nhất là các bạn trẻ học sinh, sinh viên.

Chè bắp thơm ngon, không phải cái ngọt của đường mà là sự ngọt riêng của sữa bắp non. Muốn nấu chè bắp phải biết chọn quả bắp non vừa ngậm sữa, bóc hết bẹ, bỏ hết râu, dùng dao bào thái theo chiều dọc quả bắp. Cùi bắp sau khi bào hết được cho vào nồi luộc để lấy nước. Nước luộc cùi bắp lọc thật trong rồi thêm nước đun sôi để nấu chè. Khi nước sôi cho vào một ít đường vừa đủ độ ngọt, ít bột đao vào để làm dẻo, rồi đổ bắp thái vào, khuấy đều cho đến khi chín.

Những hạt bắp non được bào mỏng, nấu chung với nếp.

Với người dân xứ Huế, chè bắp thường gắn liền với kỉ niệm của thời tuổi thơ. Họ thường gọi chè bắp là thứ chè của tuổi học trò áo trắng, của những mối tình đầu vụng dại, thơ ngây. Thưởng thức chén chè bắp để cảm nhận được vị ngọt thanh tao, mùi thơm mát làm say lòng người.

Chè bắp

Chè bắp rất dễ nấu, bạn có thể làm ở nhà cho cả gia đình thưởng thức. Dưới đây là cách nấu chè bắp:

Kết quả hình ảnh cho chè bắp

Nguyên liệu

- 10 trái bắp non

- 350g dừa khô

- 1/2 chén nếp

- 2 muỗng súp bột củ mì (tapioca)

- 1 chút muối

- 400g đường cát

- 1 gói vani (bột thơm)

- 10 cọng lá dứa rửa sạch, cắt ngắn.

Cách nấu

- Dừa khô: Vắt lấy 1/2 chén nước cốt và 1 chén nước dão.

- Thắng nước cốt dừa: Cho nước dão dừa vào xoong, bắc lên bếp nấu sôi, cho chút muối và 50g đường vào, nêm hơi ngọt rồi cho lá dứa vào.

- Bắp non: Lột vỏ, bào mỏng, bào gần tới cùi.

- Nếp vo sạch, cho vào nấu hơi nhừ, cho bắp đã bào mỏng và lá dứa vào, nêm chút muối, khi nếp nhừ và bắp đã chín cho đường vào, nêm ngọt là được (nấu đừng lỏng quá), khi nấu để lửa nhỏ. Khi gần bắc xuống, cho nước cốt dừa vào, bắc xuống cho vani.

Khi dùng, múc chè ra chén, chế nước cốt dừa lên cho chè được béo ngon. Ngoài ra bạn cũng có thể nấu nếp và bắp riêng cho chín, sau đó trộn chung vào nấu cũng được

Mình đã từng thắc mắc liệu một món chè có nhân là thịt quay thì có khó ăn không; và sau khi ăn rồi thì mình còn có một thắc mắc lớn hơn là sao nó lại ngon đến thế!

Chè bột lọc thịt quay
 

Kết quả hình ảnh cho Chè bột lọc thịt quay

Nguyên liệu:

400g bột năng

300ml nước

100g thịt heo quay

1 bó lá dứa (lá nếp)

250g đường

1 củ gừng nhỏ, chút muối.

Bước 1:

Thịt heo quay cắt hạt lựu.

Để món chè đậm đà hơn, các bạn ướp thịt heo quay với 1 muỗng café đường.

Bước 2:

Lá dứa (lá nếp) rửa sạch, dùng một lá dứa buộc lại thành bó cho gọn.

Gừng xắt sợi.

Bước 3:

Cho 300g bột năng vào tô lớn. Đun sôi một nồi nước nhỏ, cho vào nước một muỗng canh dầu ăn và 1 muỗng café muối. Nước sôi, chế từ từ vào bột. Lưu ý là bạn chế từ từ, không chế hết nước nhé. Dùng đũa quậy đều.

Cho một ít bột lên tay và nhồi thật mịn khối bột trong tô cho đến khi không dính tay nữa là được. Trong khi nhồi bột, nếu thấy bột còn ướt và dính tay thì các bạn áo thêm một ít bột khô và nhồi mịn.

Bước 4:

Sau khi nhồi bột mịn, bạn ngắt bột và vo thành từng viên nhỏ.

Ấn dẹt viên bột, cho miếng thịt quay vào giữa và gói lại, chú ý đừng để bị hở các mí nhé.

Bước 5:

Cho vào nồi 500ml nước và 250g đường, nấu tan.

Khi đường tan, cho lá dứa vào nấu cùng khoảng 15 phút rồi vớt ra. Bạn có thể nấu nước với lá dứa trước, sau đó vớt lá dứa ra, tiếp theo cho đường vào nấu tan. Không nấu lá dứa và đường chung với nhau vì đường sẽ bám vào lá dứa.

Bước 6:

Cho các viên bột lọc vào nồi, khi bột nổi lên là đã chín, nấu thêm 10 – 15 phút cho ngấm nước đường.

Thêm gừng thái sợi rồi tắt bếp, để nguội rồi múc ra chén.

Chè bột lọc thịt quay là món làm mình ấn tượng nhất khi đến Huế. Chắc hẳn nhiều người cũng ngạc nhiên và do dự khi nghe đến món chè bột lọc mà nhân lại là thịt heo quay rồi thắc mắc là có khó ăn không nhỉ? Mình cũng đã thắc mắc như vậy nhưng đến khi ăn thử rồi thì còn có một thắc mắc lớn hơn là sao món chè này lại ngon đến thế!

Chè bột lọc thịt quay có nhiều cách làm nhân. Có nơi khi làm nhân người ta cho thêm mộc nhĩ (nấm mèo) vào cùng với thịt quay, ướp chút nước mắm, bột ngọt và xào chín trước khi vo viên; cũng có nơi chỉ gói nhân với thịt quay không chứ không tẩm ướp gì cả. Mình thích làm theo cách này hơn, vừa đơn giản mà miếng thịt cũng vẫn rất đậm đà, tạo nên một món chè đặc biệt và khó quên của xứ Huế.

Chúc các bạn cùng gia đình tìm thấy vị ngon bất ngờ trong món ăn này nhé!

Chè Cung Đình Huế

Vật liệu:

1 gói đậu đỏ

1 gói đậu xanh cà

1 gói đậu phộng rang

1 trái dừa rám

1/3 gói bột nếp

½ gói bột năng

4-5 chén đường

1 bó lá dứa tươi, cột gút

1 lon nước cốt dừa 18oz

1/3 chén sữa đậu nành hay whipped cream thuần chay

Thực hiện:

Dừa rám chặt ra gọt sạch dùng đồ bào, bào sợi sẵn, phần còn lại cắt cục làm hạt lựu dừa.

Đậu phộng rang để nguyên hột.

Đậu xanh ngâm mềm náu chín tán nhuyễn (múc 1 ít ra để dành làm chè trôi nước tí hon) phần còn lại + 1/3 chén sữa + đuờng nấu sệt dạng chè đậu xanh đánh hơi lỏng chút, cho vanìlla vào cho thơm nhắc ra để nguội.

Đậu đỏ nấu mềm với chút baking soda sau đó nêm đường vừa ăn để nguội.

Đậu xanh nấu chín nêm chút tiêu + muối + đường cho vưà ăn vo viên bé tí. Nhào bột nếp rồi gói thành viên chè nhỏ đem luộc chín vớt ra để ráo.

Cắt dừa hột lựu lắc với bột năng áo 1 lớp bên ngoài sau đó đem luộc chín.

Kết quả hình ảnh cho chè cung đình huế

Nấu 1 ½ chén nước với lá dứa, đậy nắp lại nấu cho ra nước thơm, sau đó cho nuớc dừa + 1 muỗng cà-phê hay 1 ½ bột + 2 muỗng canh đường + tí muối vào, có thể thêm ½ chén heavy whipped cream thuần chay vào tạo thêm độ béo cho nước dừa. Khuấy tất cả cho tan cho lên bếp khấy vừa sôi nhắc ra để nguội.

Múc từng loại chè vào ly, khi ăn cho đá bào vào.

 

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
tôi có nên bán chè Huế vào mùa hè không
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Nếu bạn có vj trí thích hợp thì mở hàng thôi. Chúc thành công nhé!
cac me,chi cho em hoi.em đi an che huê,em coc che co rat nhiêu loai.vay em xin cac me,cac chi chi cho em biet vôi.
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Một số chè bình dân như: chè bắp, chè trôi nước, chè kê, chè khoai sọ, chè đậu ván, chè bột lọc, chè đậu xanh, chè đậu đỏ, chè thập cẩm, chè khoai môn, chè khoai mài, chè hột é....Chè ngô Cồn Hến: Nói đến chè Huế không thể không nói đến chè bắp bởi đây là món chè đặc trưng của người Huế. Người Huế nấu chè bắp thì phải lấy bắp non hay còn gọi là bắp sữa ở Cồn Hến mới ngon, khi nấu đem nạo bắp cho tơi nhỏ kết hợp với bột lọc và đường trắng cho đến khi đặc lại, chè sẽ thơm lừng mùi bắp rất dân dã. Chè thập cẩm: tổng hợp của nhiều loại chè như chè đậu xanh dừa, chè đậu đỏ, chè bột lọc... Mỗi thứ múc một tý cho vào ly, thêm nước đá, thêm tý cốt dừa..từng đó đã nhiều chưa bạn
cac me,cac chi cho em hoi bot heavy whipped cream thuan chay la bot ri vay
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
cac me cac chi co the day e cach nau may mon che cung dinh hue duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Cho e hỏi ở Huế có bao nhiêu loại chè ạ.E muốn biết tất cả loại chè của Huế.Em muốn biết trước để sau này về nước để vào Huế học ạ.Rất mong các anh chị chỉ dùm e ạ.Em xin cảm ơn !
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
thuần chay là gì vậy
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý