Viêm da cơ địa dị ứng

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Viêm da cơ địa dị ứng

18/04/2015 03:23 PM
547
Điều trị viêm da cơ địa dị ứng.

xin bác sỹ tư vấn giúp : Hiện nay do thời tiết nóng bức nên tôi hay bị nổi những nốt sẩn đỏ khắp ngươi.Trước đây tôi có đi khám thì được bác sỹ chẩn đoán là bị viêm da cơ địa dị ứng . Tôi muốn các bác sỹ cho tôi biết cách điều trị và cách phòng chống . xin hỏi có loại thuốc nào bôi để giảm ngứa không? Xin cảm ơn! (duc nguyen)

Trả lời:

Bệnh viêm da cơ địa còn gọi là chàm cơ địa hay chàm thể tạng là bệnh da mạn tính. Bệnh hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng, hay bị những bệnh như hen, viêm da ti��p xúc, viêm mũi dị ứng.

Nguyên nhân của sự gia tăng các bệnh viêm da cơ địa dị ứng là do thời tiết khí hậu nóng ẩm khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn gây nên sự thay đổi cơ địa ở mỗi người. Một số vùng da phải tiếp xúc với kim loại như dây lưng, đồng hồ, các đồ trang sức... rất dễ bị nổi mụn và gây ngứa.

Triệu chứng bệnh

Triệu chứng của bệnh biểu hiện rất khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn diễn biến. Tổn thương da cấp tính hay gặp ở trẻ em, biểu hiện rõ nhất là những đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề.

Giai đoạn này thường rất ngứa, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm trùng.

Giai đoạn mãn tính thường biểu hiện với các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Vị trí phân phối của tổn thương da phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân và mức độ bệnh.

Ở trẻ nhỏ, bệnh thường có xu hướng cấp tính và tổn thương thường xuất hiện ở mặt, da đầu, mặt và các chi. Ở trẻ lớn hoặc những người mà bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi, viêm da cơ địa ở người lớn thường chỉ biểu hiện đơn thuần ở bàn tay.

Cách điều trị

Để chữa bệnh nhanh cần phải xác định nguyên nhân để tránh tiếp xúc với những nguyên nhân gây bệnh.

Những loại thức ăn làm nặng bệnh cần phải được loại trừ khỏi chế độ ăn của người bệnh, ở trẻ em cần lưu ý có các thức ăn thay thế để tránh cho trẻ bị suy dinh dưỡng.

Trong trường hợp bụi nhà là thủ phạm cần khuyên người bệnh lau rửa giường, thay ga đệm hằng tuần, dùng quạt gió để giảm độ ẩm trong nhà... Tránh các sang chấn tình cảm ảnh hưởng đến viêm da cơ địa. Không giống như trong hen phế quản và viêm mũi dị ứng, các biện pháp điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu không có hiệu quả với viêm da cơ địa.

Các thuốc trong điều trị viêm da cơ địa:

Glucocorticoid: bôi tại chỗ thường được sử dụng 2 lần mỗi ngày trong giai đoạn cấp. Sau khi bệnh đã được kiểm soát, có thể bôi cách ngày hoặc hai lần mỗi tuần tại nơi tổn thương để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Tác dụng phụ của glucocorticoid bôi tại chỗ tùy thuộc vào cường độ tác dụng và thời gian sử dụng thuốc, thường gặp nhất là rạn da, nổi trứng cá, giãn mạch, teo da... Những loại glucocorticoid có tác dụng mạnh chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và tại những vùng dày sừng, không được dùng ở mặt và những vùng da mỏng.

Chiếu tia cực tím tại chỗ: được sử dụng trong những trường hợp nặng và không đáp ứng với các điều trị bằng thuốc. Tác dụng phụ hay gặp là nổi ban đỏ, rát và ngứa da, rối loạn sắc tố.

Thuốc kháng histamin: chủ yếu được dùng với mục đích giảm ngứa. Do ngứa thường tăng lên về đêm nên có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin có tác dụng an thần vào tối trước khi đi ngủ.

Ngoài ra, có thể dùng thuốc Glucocorticoid đường uống hoặc tiêm. Với loại thuốc này, dù cải thiện tốt các triệu chứng lâm sàng nhưng ít khi được sử dụng do bệnh thường tái phát mạnh hơn sau khi ngưng thuốc. Trong những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với các điều trị tại chỗ, có thể dùng một đợt glucocorticoid đường uống ngắn ngày nhưng phải lưu ý giảm dần liều trước khi cắt.

Bạn đã đi khám và đã được chẩn đoán bệnh, vì vậy bạn nên kiên trì điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, hoặc bạn có thể đi khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương để được tư vấn điều trị cụ thể hơn!

Viêm da trên cơ địa dị ứng
Viêm da trên cơ địa dị ứng (Phần 1)
Viêm da trên cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng rải rác) là một bệnh về da mạn tính trong đó da xảy ra hiện tượng viêm. “Cơ địa dị ứng” liên quan đến những bệnh có tính chất di truyền theo gia đình bao gồm hen, bệnh sốt mùa hè và viêm da dị ứng rải rác. Trong viêm da dị ứng rải rác, da trở nên ngứa và viêm dữ dội khiến nó đỏ, sưng, rạn nứt, rỉ nước, đóng và bong tróc vảy.

Viêm da do cơ điạ dị ứng là gì?

Viêm da trên cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng rải rác) là một bệnh về da mạn tính trong đó da xảy ra hiện tượng viêm. “Cơ địa dị ứng” liên quan đến những bệnh có tính chất di truyền theo gia đình bao gồm hen, bệnh sốt mùa hè và viêm da dị ứng rải rác. Trong viêm da dị ứng rải rác, da trở nên ngứa và viêm dữ dội khiến nó đỏ, sưng, rạn nứt, rỉ nước, đóng và bong tróc vảy.

Viêm da dị ứng rải rác hầu hết xảy ra ở nhũ nhi và trẻ nhỏ nhưng cũng có thể diễn tiến đến lúc trưởng thành hoặc có thể xảy ra lần đầu tiên lúc lớn tuổi. Trong hầu hết trường hợp thì bệnh có những giai đoạn nặng lên được gọi là đợt kịch phát, tiếp sau đó là giai đoạn thuyên giảm, trong đó tình trạng da được cải thiện hoặc lành lặn hoàn toàn.

Nhiều trẻ mắc bệnh viêm da dị ứng rải rác lui bệnh hoàn toàn khi lớn mặc dù da vẫn còn khô và dễ bị kích thích. Đối vớinhững người có cơ địa dị ứng di truyền này thì yếu tố môi trường có thể làm khởi phát các triệu chứng của viêm da dị ứng rải rác vào bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời.

Sự khác biệt của viêm da dị ứng rải rác và chàm (eczema)

Chàm (eczema) là một thuật ngữ chung cho nhiều loại viêm da trong đó viêm da dị ứng rải rác là loại thường gặp nhất. Một số dạng khác cũng có các triệu chứng tương tự. Sau đây là sơ lược một số loại chàm.

Các loại chàm (eczema).

Viêm da dị ứng rải rác:là một bệnh da mạn tính đặc trưng bởi hiện tượng ngứa, da bị viêm.

Eczema tiếp xúc: là một phản ứng khu trú bao gồm đỏ, ngứa và nóng tại vùng da tiếp xúc với dị nguyên (là chất gây dị ứng) hoặc với một chất kích thích như acid, dung dịch tẩy rửa, các loại hoá chất khác.

Eczema dị ứng do tiếp xúc : là một phản ứng đỏ, ngứa, rỉ nước tại vùng da tiếp xúc với một chất mà hệ thống miễn dịch của cơ thể xem là vật lạ như cây sơn độc hoặc một số chất bảo quản trong kem, thuốc rửa vết thương.

Eczema tiết nhờn: là một dạng viêm da chưa rõ nguyên nhân, biểu hiện những mảng da vàng, đóng vảy, nhờn trên da đầu, mặt và đôi khi ở các phần khác của cơ thể.

Eczema đồng xu: những mảng hình đĩa hay hình đồng tiền trên da bị kích thích có thể đóng, bong vảy và rất ngứa, vị trí thường ở tay, lưng , mông và cẳng chân.

Viêm bì thần kinh: những mảng da đóng vảy ở đầu, cẳng chân, cổ tay hoặc cẳng tay do một vết ngứa khu trú (như khi bị côn trùng cắn) và có thể tăng kích thích nếu gãi.

Viêm da tắc nghẽn: là một tình trạng da vùng cẳng chân bị kích thích thường liên quan đến các vấn đề của hệ tuần hoàn.

Eczema loạn tiết mồ hôi: tình trạng kích thích da lòng bàn tay hay bàn chân đặc trưng bởi những bọc nước lớn gây ngứa và nóng.

Viêm da dị ứng rải rác có hay gặp không?

Viêm da dị ứng rải rác rất hay gặp. Bệnh tác động như nhau ở cả nam giới lẫn nữ giới và chiếm khoảng 10%-20% các trường hợp khám bác sĩ da liễu. Viêm da dị ứng rải rác hay xảy ra nhất ở nhủ nhi và trẻ em và xuất độ giảm rõ rệt theo tuổi. Người ta ước lượng khoảng 65% bệnh nhân bị bệnh vào năm đầu tiên của cuộc đời và nếu tính các trường hợp mắc bệnh trước 5 tuổi thì chiếm khoảng 90%.

Bệnh hiếm khi khởi phát sau 30 tuổi và nếu có thì thường là sau khi da tiếp xúc với những điều kiện khắc nghiệt. Đối với những người dân sống ở đô thị và những vùng khí hậu có độ ẩm thấp thì nguy cơ mắc phải viêm da dị ứng rải rác dường như cao hơn.

Có khoảng 10% trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ biểu hiện các triệu chứng của bệnh. Gần 60% những trẻ nhũ nhi này sẽ tiếp tục có một hoặc nhiều triệu chứng của viêm da dị ứng rải rác thậm chí khi đã trưởng thành.

Nguyên nhân của viêm da dị ứng rải rác

Nguyên nhân vẫn chưa được rõ, nhưng có lẽ là do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường. Các bằng chứng đã gợi ý rằng bệnh hay đi cùng nhóm bệnh có cơ địa dị ứng như bệnh sốt mùa hè và hen vốn rất hay xuất hiện ở những người viêm da dị ứng rải rác.

Thêm vào đó, nhiều trẻ bị viêm da dị ứng rải rác cũng bị sốt mùa hè và hen suyễn. Mặc dù không phải một bệnh này gây ra một bệnh khác nhưng chúng có liên quan đến nhau do đó là cơ sở để các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về viêm da dị ứng rải rác.

Trước đây, người ta nghĩ rằng viêm da dị ứng rải rác là do rối loạn cảm xúc. Ngày nay thì chúng ta biết rằng những yếu tố xúc cảm như stress chỉ thúc đẩy chứ không phải là nguyên nhân gây bệnh.

Viêm da dị ứng rải rác có lây nhiễm?

Câu trả lời là KHÔNG. Viêm da dị ứng rải rác hoàn toàn không lây nhiễm nghĩa là nó không thể truyền từ người này sang người khác. Do đó không có gì phải e ngại khi sống gần ai đó đang trãi qua thời kỳ hoạt động của viêm da dị ứng rải rác.

Các triệu ứng của viêm da dị ứng rải rác là gì?

Các triệu chứng thay đổi tùy người. Triệu chứng hay gặp nhất là da khô, ngứa, nứt nẻ vùng da sau tai và nổi ban ở hai má, tay và chân. Ngứa là yếu tố quan trọng trong viêm da dị ứng rải rác khiến người bệnh gãi, chà xátdo đó làm nặng thêm tình trạng viêm da.

Người bệnh rất nhạy cảm với ngứa và thúc đẩy nhu cầu gãi lâu hơn từ đó đi vào một tình trạng gọi là chu kỳ “ngứa-gãi”. Ngứa lại là một vấn đề đặc biệt trong lúc ngủ khi khả năng kiểm soát gãi bị giảm đi và cảm giác ngứa tăng lên do mất các kích thích bên ngoài khác.

Ảnh hưởng của viêm da dị ứng rải rác lên da thay đổi theo thói quen gãi và nhiễm trùng da đi kèm. Một vài người do hệ miễn dịch bị hoạt hoá quá mạnh nên da vùng đó bị đỏ, đóng vảy; một số khác do gãi và chà xát nhiều nên da trở nên dày, dai. Hiện tượng này được gọi là “liken hoá” hay là “hằn cổ trâu”.

Một số nhỏ khác thì xuất hiện những nốt sần hay những vết sưng nhỏ trên da. Khi gãi những nốt sần này, chúng có thể vỡ ra, đóng vảy và nhiễm trùng. Các tính chất của da bệnh sẽ được đề cập bên dưới. Chúng cũng có thể xuất hiện ở những người không bị bệnh hay bị các bệnh về da khác.

Viêm da có ảnh hưởng đến khuôn mặt không?

CÓ. Viêm da dị ứng rải rác có thể ảnh hưởng đến vùng da xung quanh mắt, mi mắt, lông mày và lông mi. Gãi vùng quanh mắt có thể làm thay đổi da vùng đó. Một vài người viêm da dị ứng rải rác có nhiều nếp gấp da xung quanh mắt gọi là nếp gấp trên cơ địa dị ứng hay nếp Dennie-Morgan.

Những người khác có thể có tăng sắc tố vùng mi mắt nghĩa là da vùng đó sậm màu do phản ứng viêm hay sốt mùa hè (mắt thâm do dị ứng). Gãi hay chà xát có thể cũng có thể khiến lông mày và lông mi xuất hiện những vết lốm đốm.

Loại da trong viêm da dị ứng rải rác có quan trọng không?

CÓ. Những khác biệt giữa da của những người bị viêm da dị ứng rải rác có thể góp phần vào những triệu chứng của bệnh. Lớp ngoài cùng của da là thượng bì được chia làm hai phần: phần bên dưới bao gồm các tế bào sống, ẩm ướt trong khi lớp ngoài bao gồm các tế bào đã chết, khô, bằng phẳng.

Bình thường, lớp ngoài cùngđóng vai trò như một hàng rào giữ cho phần còn lại của da khô ráo và bảo vệ các lớp khác không bị tổn thương do những chất kích thích, nhiễm trùng. Khi hàng rào này bị tổn thương hoặc mỏng đi, các chất kích thích sẽ tác động lên da mạnh hơn.

Da của bệnh nhân viêm da dị ứng rải rác mất nhiều độ ẩm trong lớp thượng bì dẫn tới rất khô và do đó làm giảm tính bảo vệ. Thêm vào đó, da sẽ rất nhạy cảm đối với các bệnh lý có tính chất chu kỳ như nhiễm trùng da do liên cầu và tụ cầu, mụn cóc, nhiễm herpes simplex và u mềm biểu mô (một bệnh do siêu vi).

Các tính chất da trong viêm da dị ứng rải rác

“Liken hoá” hay “hằn cổ trâu”: da dày, dai do gãi hay cọ sát liên tục.

Nốt sần: những vết sưng nhỏ có thể vỡ ra khi gãi, có thể đóng vảy và nhiễm trùng.

Bệnh vảy cá: những mảng đóng vảy hình tứ giác, khô trên da.

Bệnh dày sừng nang lông: những vết sưng tròn,nhỏ thường ở mặt, cánh tay và đùi.

Tăng đường chỉ tay: gia tăng số lượng nếp da trong lòng bàn tay.

Nổi mề đay : những vết sưng đỏ thường là sau khi tiếp xúc với kháng nguyên, tại thời điểm bắt đầu vùng da tổn thương, hoặc sau khi tập thể dục, tắm nước nóng.

Viêm môi: hiện tượng viêm ở trên và xung quanh môi.

Nếp Dennie-Morgan: nhiều nếp gấp da dưới mắt.

Tăng sắc tố mi mắt: mi mắt sậm màu sau phản ứng viêm hay sốt mùa hè.


Viêm da cơ địa dị ứng triệu chứng và cách phòng tránh.


"Viêm da cơ địa (còn gọi là chàm thể tạng) là một dạng viêm da dị ứng mạn tính, bệnh thường xuất hiện ở trẻ em nhưng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, một số ít trường hợp bệnh có thể xuất hiện ở người lớn.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng, có thể chỉ đơn giản là các đám khô da mất sắc tố, nhưng cũng có thể biểu hiện rất nặng như đỏ da toàn thân. Triệu chứng của bệnh biểu hiện rất khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn diễn biến. Tổn thương da cấp tính hay gặp ở trẻ em, đặc trưng bởi các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề. Giai đoạn này thường rất ngứa, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm trùng. Giai đoạn mạn tính thường biểu hiện với các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Vị trí phân phối của tổn thương da phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân và mức độ bệnh. Ở trẻ nhỏ, bệnh thường có xu hướng cấp tính và tổn thương thường xuất hiện ở mặt, da đầu, mặt và các chi. Ở trẻ lớn hoặc những người mà bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi, viêm da cơ địa ở người lớn thường chỉ biểu hiện đơn thuần ở bàn tay.

Điều trị
Điều trị viêm da cơ địa bao gồm 3 vấn đề cơ bản: chăm sóc da, xác định và loại trừ nguyên nhân gây bệnh hoặc làm nặng bệnh và dùng thuốc chống viêm.

Chăm sóc da: trong viêm da cơ địa, da thường bị khô và khả năng bảo vệ của da bị giảm sút. Các chất kích ứng da như xà phòng, chất sát trùng, hóa chất, khói thuốc lá, rượu, bia đều có thể càng làm da bị khô hơn, và do đó, nên tránh tiếp xúc. Có thể sử dụng các loại xà phòng ít bị khử mỡ và có pH trung tính để thay thế. Sử dụng gạc ướt để đắp các tổn thương da nặng hoặc kéo dài giúp giảm ngứa, làm mềm da, ngăn ngừa gãi quá nhiều vào tổn thương và thúc đẩy quá trình liền sẹo. Bơi lội có thể giúp ích nhiều cho việc điều trị viêm da cơ địa.

Xác định và tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh hoặc làm nặng bệnh
Việc xác định các yếu tố này cần phải được thực hiện thông qua khai thác kỹ tiền sử của người bệnh và làm các thử nghiệm dị ứng tại các cơ sở chuyên khoa về dị ứng. Sau khi xác định được chính xác các yếu tố này, người thầy thuốc có thể đưa ra được những lời khuyên thích hợp cho người bệnh. Những loại thức ăn làm nặng bệnh cần phải được loại trừ khỏi chế độ ăn của người bệnh, ở trẻ em cần lưu ý có các thức ăn thay thế để tránh cho trẻ bị suy dinh dưỡng. Trong trường hợp bụi nhà là thủ phạm cần khuyên người bệnh lau rửa giường, thay ga đệm hằng tuần, dùng quạt gió để giảm độ ẩm trong nhà... Tránh các sang chấn tình cảm rất cần thiết với viêm da cơ địa. Không giống như trong hen phế quản và viêm mũi dị ứng, các biện pháp điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu không có hiệu quả với viêm da cơ địa.

Các thuốc trong điều trị viêm da tiếp xúc
Chủ yếu là các thuốc chống viêm. Có 2 cách dùng thuốc để điều trị viêm da tiếp xúc: tại chỗ và toàn thể.

Điều trị tại chỗ:
- Glucocorticoid bôi tại chỗ thường được sử dụng 2 lần mỗi ngày trong giai đoạn cấp, sau khi bệnh đã được kiểm soát, có thể bôi cách ngày hoặc 2 lần mỗi tuần tại nơi tổn thương để ngăn ngừa bệnh tái phát. Tác dụng phụ của glucocorticoid bôi tại chỗ tùy thuộc vào cường độ tác dụng và thời gian sử dụng thuốc, thường gặp nhất là rạn da, nổi trứng cá, giãn mạch, teo da... Những loại glucocorticoid có tác dụng mạnh chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và tại những vùng dày sừng, không được dùng ở mặt và những vùng da mỏng.
Các chế phẩm từ nhựa đường có tác dụng giảm ngứa và chống viêm nhưng tác dụng kém hơn glucocorticoid. Các chế phẩm này chỉ nên sử dụng ở những vùng da bị viêm mạn tính và dày sừng, tác dụng phụ hay gặp là viêm nang lông và tăng nhạy cảm ánh sáng.
+ Chiếu tia cực tím tại chỗ được sử dụng trong những trường hợp nặng và không đáp ứng với các điều trị bằng thuốc. Tác dụng phụ hay gặp là nổi ban đỏ, rát và ngứa da, rối loạn sắc tố.

Điều trị toàn thể
+ Thuốc kháng histamin: chủ yếu được dùng với mục đích giảm ngứa. Do ngứa thường tăng lên về đêm nên có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin có tác dụng an thần vào tối trước khi đi ngủ.
Glucocorticoid đường uống hoặc tiêm: mặc dù cải thiện tốt các triệu chứng lâm sàng nhưng ít khi được sử dụng do bệnh thường tái phát mạnh hơn sau khi ngưng thuốc. Trong những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với các điều trị tại chỗ, có thể dùng một đợt glucocorticoid đường uống ngắn ngày nhưng phải lưu ý giảm dần liều trước khi cắt.

Cụ thể : Tuyệt đối không gãi, không cạo, không chà xát, rửa nhẹ nhàng bằng nước lã bình thường ngày 2 lần, không dùng xà phòng. Tại chỗ có thể bôi một số thuốc có chứa steroid có hoạt phổ nhẹ như Eumovat, Fucicort, Elomet... Toàn thân nên dùng một đợt kháng sinh như erythromycil hoặc ampicillin, nên dùng một đợt kháng histamin như loratadin hoặc phenecgan...

Viêm da tiếp xúc là một vấn đề được y học thế giới rất quan tâm do tỷ lệ lưu hành ngày càng cao và những tổn hại trên người bệnh. Chính vì vậy, việc lựa chọn cách điều trị đúng là rất quan trọng đối với cả bệnh nhân và thầy thuốc để có thể loại trừ căn bệnh này nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

* Trong khoảng 3 thập kỷ gần đây, độ lưu hành của bệnh ở nhiều nơi trên thế giới đã tăng khoảng 2-3 lần, nhất là ở các nước nông nghiệp như Trung Quốc, Việt Nam, một số nước châu Phi... Hiện nay, tính chung trên toàn thế giới, khoảng 10-20% trẻ em và 1-3% người lớn đang hoặc đã từng bị mắc bệnh. 70-80% trường hợp bệnh gây ra do các nguyên nhân nội sinh, 20-30% còn lại là do các nguyên nhân ngoại sinh. Những yếu tố gây bệnh hoặc làm nặng bệnh thường gặp với viêm da cơ địa là thức ăn, bụi nhà, biểu bì, lông súc vật, nấm mốc, vi khuẩn tụ cầu vàng...


(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
tôi bị viêm da cơ địa đi khám bác sĩ nói tôi bị xuốt đời vậy có thể điều trị bằng cách nào
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
bệnh viêm da cơ địa có lây sang người khác không
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Tôi có cậu con trai, năm nay 9 tuổi. Trên người cháu có vài mảng da bị sần ngứa, đi khám bác sỹ được biết là bị viêm da dị ứng cơ địa, bác sỹ cho thuốc về bôi, tuy nhiên vì cháu bị ngứa và sần đỏ cả ở bộ phận sinh dục nên tôi rất lo lắng không biết có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản sau này không? Và sử dụng thuốc gì để chữa? Và bệnh này có chữa khỏi hẳn được không?
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
Bác sĩ đã chuẩn đoán và cho thuốc điều trị vậy chị cứ yên tâm nhé. Chưa có nghiên cứu nào nói rằng viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này cả.
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý