UNG THƯ DẠ DÀY
Ung thư dạ dày là loại ung thư thường gặp, đứng đầu các loại ung thư tiêu hóa. Triệu chứng chủ yếu là vùng bụng trên (thượng vị) khó chịu hoặc đau nôn, ợ, nôn ra máu, tiêu phân đen, sờ thấy có khối u. Triệu chứng ban đầu không rõ rệt, thường dễ lẫn với viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hóa. Lúc sờ thấy khối u và trạng thái bệnh nhân suy mòn thì đã muộn. Bệnh có thể mắc bất kỳ ở lứa tuổi nào nhưng thường gặp ở tuổi 40-60, nam nhiều hơn nữ.
Triệu Chứng
Triệu chứng thường thấy:
a. Đau dạ dày: Phần nhiều vùng mỏm ức, đau bất kỳ lúc nào, ăn vào cũng không giảm, dễ nhầm với các bệnh khác vùng thượng vị.
b. Chán ăn, ăn xong bụng đầy, ợ hơi, bệnh nhân không buồn ăn gì nhất là các loại thịt. Và người sụt cân rất nhanh.
c. Buồn nôn và nôn: nôn do tâm vị tắc (khối u chèn ép) thức ăn tồn đọng lâu trong dạ dày nên chất nôn có mùi thối.
d. Chảy máu: thời kỳ mới đầu đã có thể có chảy máu, tiêu phân đen, chất nôn màu cà phê, phân đen màu hắc ín.
e. Các triệu chứng khác như táo bón, thiếu máu, mệt mỏi, sốt nhẹ ké o dài. Thời kỳ cuối, bệnh di căn tùy theo vị trí và mức độ mà triệu chứng khác nhau như kèm theo thủng dạ dày, chảy máu nhiều, viêm phúc mạc...
Khám thể trạng:
. Cơ thể gầy nhanh và cuối kỳ là da bọc xương, người nóng, da khô.
. Khối u sờ thấy ở vụng thượng vị, cứng chắc có nổi cục, di động theo nhịp thở.
. Di căn nhiều ở hạch lâm ba thượng đòn trái, kế đến là hạch dưới nách, vùng hố chậu, phúc mạc và gan. Có khi cũng di căn đến hạch lâm ba phổi.
. Viêm phúc mạc thường là cuối kỳ có khi gặp. Căn cứ theo triệu chứng lâm sàng, các học giả y học cổ truyền cho rằng bệnh thuộc phạm trù chứng ‘phản vị’, và ‘ế cách’.
Chẩn Đoán: chủ yếu dựa vào:
+ Bệnh nhân trên 30 tuổi, đau hoặc cảm giác thường xuyên vùng bụng trên đầy, đau ngày càng nặng hơn và không có giờ giấc rõ ràng, ấn bụng đau.
+ Tuy không đau bụng nhưng sụt cân không rõ nguyên nhân, tiêu phân đen, chán ăn, mệt mỏi, giảm huyết sắc tố hoặc nhiều lần xuất huyết, đau liên tục, thường là dấu hiệu ung thư bao tử.
+ Có tiền sử đau bao tử, kiểm tra phát hiện di căn vào phổi, gan, hạch lâm ba thượng đòn to hoặc thành trước trực trằng sờ thấy khối u có thể xác định.
+ Phân tích dịch vị: độ acid thấp (dưới 30o). nếu chích Histamin mà độ acid vẫn thấp, có nhiều khả năng là ung thư. Kiểm tra tế bào dịch vị phát hiện tế bào ung thư, có thể chẩn đoán xác định.
+ Kiểm tra phân bệnh nhân chế độ ăn có kiểm soát, nếu có máu liên tục dương tính, có giá trị chẩn đoán.
Chụp X Quang dạ dày: vết loét to trên 2, 5cm, hình dạng không đều, hình vành trăng khuyết, quanh bờ loét nếp nhăn niêm mạc không đều hoặc mất, bên cánh bờ dạ dày xơ cứng, không có nhu động, thường gặp vào thời kỳ cuối bệnh ung thư.
Soi dạ dày trực tiếp quan sát hình thái niêm mạc dạ dày, chụp và lấy tổ chức làm sinh thiết giúp cho chẩn đoán bệnh sớm.
Điều Trị
Trường hợp xác định bệnh sớm, giải phẫu là biện pháp tốt nhất, kết hợp với dùng thuốc YHCT có thể đạt kết quả rất tốt, sống trên 5 năm có thể đạt 90%.
Trường hợp phát hiện muộn: Nếu sức khỏe người bệnh còn tốt, có thể dùng phẫu thuật kết hợp điều trị bằng thuốc YHCT. Nếu không có điều kiện giải phẫu, dùng YHCT là chủ yếu, phối hợp hóa trị hoặc các phương pháp khác.
Theo YHCT trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
+ Can Vị Bất Hòa: Vùng thượng vị đầy, đau, ợ mùi thối, buồn nôn, nôn, mạch Huyền.
Điều trị: Sơ can, hòa vị, chỉ thống, giáng nghịch. Dùng bài Tiêu Dao Tán hợp Tuyền Phúc Đại Gỉa Thang gia giảm: Sài hồ 12g, Bạch thược 20g, Bạch truật 12g, Đương quy 20g, Hoàng liên 8g, Bán hạ (chế gừng) 8g, Chỉ xác, Hậu phá, Trầm hương (tán bột) l,5g hòa thuốc, Xuyên luyện tử 4g, Tuyền phúc hoa 10g, Đại giả thạch 12g. Sắc uống.
+ Tỳ Vị Hư Hà: Bụng đau âm ỉ, ấn vào hoặc chườm nóng thì giảm đau, mệt mỏi, chân tay lạnh, tiêu lỏng, lưỡi nhạt, bệu, có dấu răng, mạch Trầm Huyền Nhược.
Điều trị: Ích khí, ôn trung. Dùng bài Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang, Hương Sa Lục Quân Thang gia giảm: Hoàng kỳ (chích) 20 - 30g, Quế chi 6g, Bạch thược 16g, Đảng sâm 12g, Hồng sâm 8g, Bạch truật 12g, Phục linh 12g, Chích thảo 4g, Mộc hương 8g, Sa nhân 8g, Đại táo 12g, Can khương 8- 12g.
+ Vị Âm Hư: Cảm giác nóng cồn cào vùng thượng vị, miệng khô, ăn vào đau nhiều, ngũ tâm phiền nhiệt, táo bón, lưỡi đỏ không rêu, mạch Tế Sác.
Điều trị: Thanh dưỡng vị âm. Dùng bài Mạch Môn Đông Thang, Nhất Quán Tiễn gia giảm: Nam, Bắc sa sâm đều 12g, Tây dương sâm, Sinh địa, Mạch môn, Thạch hộc, đều 12g, Khương Bán hạ 8g, Sinh Tỳ bà diệp 12g, Ma nhân 10g sắc uống.
+ Huyết Ứ: Vùng thượng vị đau dữ dội, đau như dao đâm, vùng đau cố định, không cho sờ vào khối u, đại tiện phân đen, chất lưỡi tím bầm, hoặc có vết ban ứ huyết, mạch Trầm Sáp.
Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ. Dùng bài Đào Hồng Tứ Vật hợp Thất Tiếu Tán gia giảm: Đương quy 20g, sâm Tam thất (bột hòa uống) 4g, Đơn sâm 12g, Bạch thược 20g, Xuyên khung 8g, Đào nhân 8g, Xích thưóc 12g, Chỉxác 8g, Bồ hoàng và Ngũ linh chi, lượng bằng nhau, chế thành bột mịn 6-8g, trộn nước thuốc uống.
Trường hợp chảy máu cần thêm thuốc cầm máu như Tiên hạc thảo, than Trắc bá, Tóc đốt cháy và dùng bột Đại hoàng, mỗi lần 3g, ngày 3 lần để cầm máu.
+ Khí Huyết Đều Hư: Bệnh nhân thời kỳ cuối khí huyết suy, cơ thể gầy đét, tinh thần mệt mỏi môi lưỡi nhợt nhạt kèm theo các triệu chứng như các thể trên.
Điều trị: Ích khí, bổ huyết. Dùng bài Thập Toàn Đại Bổ Thang gia giảm: Nhân sâm 8g, Hoàng kỳ 30g, Bạch truật 12g, Bạch linh 16g, Chích thảo 4-6g, Đương quy 20g, Thục địa 20g, A giao 8g, hòa uống, Hà thủ ô trắng 20g, Chích thảo 4g.
Tỳ thận dương hư thêm Nhục quế 6g, Chế phụ tử 6g, Can khương 6g để ôn tỳ thận. Âm hư nặng thêm Nữ trinh tử, Sơn thù nhục, Câu kỷ tử. Nhiệt độc thịnh bên trong như đau liên tục, khối u cứng đau không cho sờ vào, chất nôn có máu, tiêu phân đen như hắc ín, chất lưỡi tím đen hoặc có điểm ứ huyết, mạch Trầm, Tế, Sáp, dùng thêm Nhân trần, Ngũ linh chi, bột Sâm tam thất, bột Thủy điệt, Diên hồ sách để trục ứ, thông lạc, hoạt huyết, chỉ thống. Đàm thấp nặng (ngực tức đầy đau, nôn, đờm rãi, đờm hạch nhiều, rêu lưỡi hoạt nhớt, mạch Tế Nhu hoặc Trầm Hoạt), bỏ Thục địa, A giao, thêm Bối mẫu, Nam tinh, Hải tảo, Mẫu lệ, La bạc tử để hóa đờm, tán kết. Tràn dịch màng bụng, khó thở, lưỡi nhạt đen, rêu trắng, mạch Trầm Tế Huyền thêm Trư linh, Trạch tả, Hắc sửu, Bạch sửu, Đại phúc bì, Xa tiền tử để lợi niêïu trục thủy.
Điều trị ung thư dạ dày phải vừa bổ chính (tăng sức đề kháng của cơ thể) vừa phải khu tà (ức chế sự phát triển cuả tế bao ung thư), tùy tình hình cụ thể mà vận dụïng. Trường hợp phát hiện sớm chưa di căn, chủ yếu là giải phẫu kết hợp dùng thuốc ức chế tế bào ung thư phát triển (khu tà). Trường hợp thời kỳ đâ có di căn nên phò chính kết hợp) hóa trị và thuốc ức chế tế bào ung thư theo đông dược.
Một Số Bài Thuốc Tăng Sức Cơ Thể
1- Lợi Huyết Thang (Sinh hoàng kỳ, Thái tử sâm, Kê huyết đằng, Bạch truật, Bạch linh, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử, Thỏ ti tử) ngày uống 1 thang, chia 2 lần, liệu trình 6 tuần. Theo báo cáo của học viện trung y Bắc Kinh, thuốc có tác dụng làm giảm tác dụng phụ của hóa trị, tăng thể trọng...
2- Tỳ Thận Phương: Đảng sâm, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử, Thỏ ty tử, Bạch truật, Bổ cốt chi, sắc uống ngày 1 thang. Theo báo cáo của bệnh viện Quảng An Môn thuộ c viện nghiên cứu trung y Bắc kinh, thuốc có tác dụng giảm tác dụng độc của hóa trị, tăng chức năng tạo máu của tủy xương và tăng tính miễ n dịch.
3- Địa Hoàng Thang: Sinh địa, Đảng sâm, Hoàng tinh, Biển đậu, Hoàng kỳ, ngày l thang, 2 tháng là 1 liệu trình. Theo báo cáo của bệnh viện Hoa Sơn trực thuộc trường đại học y khoa Thượng Hải, thuốc có tác dụng cải thiện sức khỏe bệnh nhân, ức chế sự phát triển của bệnh, nâng cao chuyển dạng lympho bào, tăng bạch huyết cầu, tế bào lâm ba, tiểu cầu ngoại vi...
- Lục Vị Địa Hoàng Hoàn: theo báo cáo kết quả thực nghiệm của Sở nghiên cứu dược, Viện nghiên cứu trung y (TQ): thuốc có tác dụng ức chế tế bào ung thư dạ dày phát triển, bồi bổ cơ thể.
Thuốc Khu Tà (Ưùc Chế Tế Bào Ung Thư)
Trị Vị Nham (Triết Giang)
. Khương lang, Khương bán hạ, Can thiềm bì (da cóc khô), Hòe mộc căn bì, Bồ công anh, Thạch kiến xuyên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Vị bì (chích), Sa la tử, sắc uống
ngày 1 thang. Trị ung thư dạ dày đau và nôn.
. Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán chi liên, Tô ngạnh, Bạch thược, Trúc nhự, Trần bì (Hồ Bắc).
. Tuyền phúc hoa, Đại giả thạch, Đảng sâm, Bán hạ, Chỉ xác, Hoàng liên.
. Gia giảm: Lậu Lô Thang (Sơn Đông): Lậu lô, Thổ phục linh, Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Đơn bì, Thăng ma, Hoàng cầm, Ngô thù du, Sinh cam thảo, Chế bán hạ. Sắc 3 nước, bỏ bã, cô đặc lại còn 300ml, chia làm 3 lần uống. Đồng thời uống Tam Vị Tán (sao Thổ miết trùng, sao Toàn yết, Hồng sâm, lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần dùng 1,5g, hòa với thuốc thang uống).
NHỮNG BÀI THUỐC KINH NGHIỆM
+ Kiện Tỳ Bổ Thận Thang (Từ Quế Thanh, bệnh viện Quảng An Môn, viện nghiên cứu trung y Bắc Kinh): Đảng sâm, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử đều 15g, Bạch truật, Thỏ ty tử, Bổ cốt chỉ đều 9g, sắc uống.
Hiệu qủa lâm sàng: đã trị 72 ca ung thư dạ dày kỳ I, Il đều đã phẫu trị, kết hợp thuốc Đông y, có tỉ lệ sống như sau: Từ 1 - 3 năm 72 ca, 3 - 5 năm 36 ca (70% ). Sống 5 năm trở lên 16 ca (48,5%).
+ Song Hải Thang: (Lôi Vĩnh Trung. Y viện Thử Quang Thượng Hải): Hải tảo 15g, Hải đái, Hạ khô thảo đều 12g, Sinh mẫu lệ 30g, sắc uống.
Gia giảm: ứ huyết thêm Đan sâm, Miết giáp, Đào nhân, Lưu hành tử. Nhiệt đôïc thịnh gia Độc dương tuyền, Bạch hoa xà thiệt thảo, Thạch kiến xuyê n, Vọng gíang nam.
- Kết quả lâm sàng: Trị ung thư dạ dày giai đoạn IV, ung thư tâm vị 36 ca, sống trên 1 năm 18%, ung thư tâm vị 45%.
+ Nhân Sâm Hương Trà Thang (Sớ nghiên cứu Trung y dược Triết giang): Hồng sâm, Huơng trà thái, Chỉ xác, chế thành viên.
Kết quả lâm sàng: Trị 101 ca ung thư đã phẫu thuật, sống trên l năm là 82,2%, so với tổ hóa trị 64,1%.
+ Nao Điệt Giả Thạch Thang (Trương Thế Hùng, bệnh viện huyện Du Lâm tỉnh Thiểm Tây): Thủy điệt 2g, Nao sa 0,5g, Hạ khô thảo, Đảng sâm đều 12g, Mộc hương, Bạch phàn, Nguyệt thạch đều 3g, Tử bối xỉ 30g, Đại gỉa thạch, Đơn sâm đều 30g, Binh lang, Nguyên sâm đều 10g, Xuyên Đại hoàng 5g, Trần bì 6g sắc uống.
- Kết quả lâm sàng: Trị ung thư dạ dày 67 ca, kết quả rõ 4 ca, có kết quả 12 ca, giảm triệu chứng 24 ca, không kết quả 27 ca. Tỉ lệ có kết quả 59,7%.
Ghi chú: Nao sa, Nguyệt thạch, Bạch phàn hóa đàm, tiêu tích, Thủy điệt, Đơn sâm, Binh lang, Mộc hương lýù khí, phá ứ, Đảng sâm, Nguyên sâm kiện tỳ, sinh tân.
+ Thiềm Bì Nga Truật Thang: (Lưu Gia Tương, bệnh viện Long Hoa, học viện trung y Thượng Hải): Can thiềm bì, Nga truật, Quảng Mộc hương đều 9g, Mã tiền tử sống 3g, Bát nguyệt trác 12g, Câu quất, Qua lâu, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bạch mao đằng, đoạn Ngõa lăng, Sinh ý dĩ nhân đều 30g, Binh lang, Xích thược, Hạ khô thảo đều 15g, sắc uống.
- Kết quả lâm sàng: Trị 18 ca, kết quả rõ 5 ca, có kết quả 3 ca, không kết quả 10 ca. Sống trên 2 năm 7 ca, trên 4 năm 4 ca, 5 và 7 nărn 2 ca.
Kinh nghiệm điều trị Xơ Gan của Nhật Bản
(Theo ‘Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Agging’).
+ Nhân Sâm Thang gia Tử Thảo Căn: dùng trong ung thũ kèm chán ăn, suy kiệt, thiếu máu. Bài thuốc cải thiện việc ăn uống và tăng cường sức cơ thể. Tử thảo căn có tác dụng chống độc tố gây viêm. Ở người bệnh ung thư tiềm tàng có khả năng phát triển và di căn, sau khi dùng bài thuốc này, ăn uống được cải thiện. Nếu bệnh nhân còn khoẻ mạnh, dùng bài Nhân Sâm Thang thấy mạnh quá thì thay bằng Lục Quân Tử Thang.
+ Bán Hạ Chi Tử Thang (Lơị Cách Thang) thêm Cam thảo, Can khương: có tác dụng đối với ung thư tâm vị, ung thư thực quản gây khó nuốt và nôn. Sau khi dùng bài thuốc này, bệnh nhân cảm thấy có sự cải thiện về sức khoẻ và thèm ăn.
+ Sài Hồ Thang cải thiện được chức năng gan, tốt cho việc điều trị các khối u. Thêm Tử thảo căn để góp phần tăng sức khoẻ.
+ Đại Sài Hồ Thang gia Tử thảo căn: dùng khi thể trạng còn khoẻ, ấn đau vùng bụng dưới, ngực đau, táo bón.
+ Tiểu Sài Hồ Thang: Thể trạng trung bình, không táo bón, ngực đau nhẹ.
Thêm Rễ hoè, Ý dĩ để giải độc khối u.
Bài này được coi như một bài thuốc phòng ngừa.
Ung thư dạ dày dễ bị nhầm với viêm loét thông thường
Ảnh minh họa: Allaboutparasites.com. |
Bị viêm dạ dày mấy năm liền, mỗi lần đau, anh Tùng (Ba
Vì, Hà Nội) lại mua thuốc về uống. Gần đây, thấy đau nhiều vùng dưới ức,
hay tức bụng, mệt mỏi, anh mới đi nội soi thì phát hiện ung thư dạ dày,
đã di căn khắp ổ bụng.
"Gia đình tôi không thể tin vào điều này. Chồng tôi đã đi khám thêm vài nơi nữa nhưng kết quả vẫn như vậy. Trước đó, anh ấy cứ nghĩ mình bị đau dạ dày, đại tràng thông thường thôi. Cũng mấy lần có người khuyên nên nội soi, nhưng nghe nói cho cái ống đó vào người khó chịu lắm, nên chồng tôi không đi", vợ bệnh nhân 48 tuổi cho biết.
Hiện anh Tùng vừa được phẫu thuật nhưng vì ung thư đã di căn khắp ổ bụng và gan nên cơ hội và thời gian sống của anh còn rất thấp.
Tiến sĩ Nguyễn Tuyết Mai, Trưởng khoa nội 1, Bệnh viện K Hà Nội cho biết, đa số bệnh nhân mắc bệnh này ở nước ta được phát hiện muộn nên tiên lượng rất xấu. Có tới 3/4 số người bệnh đi khám khi đã quá đau, bị rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng, gầy sút nhanh - những biểu hiện của ung thư dạ dày ở giai đoạn nguy hiểm.
Theo bác sĩ Tuyết Mai, mỗi năm Việt Nam có trên 15.000 ca mới được chẩn đoán ung thư dạ dày và hơn 11.000 ca tử vong vì bệnh này. Đây là bệnh ung thư phổ biến hàng thứ 3 trong số 10 loại ung thư nguy hiểm thường gặp tại nước ta. Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn phụ nữ khoảng 3 lần. Bệnh hay gặp nhất ở tuổi trung niên, tuy nhiên cũng có những người dưới 30 tuổi đã mắc.
Bà Tuyết Mai cho rằng, lý do quan trọng khiến phần lớn bệnh nhân ung thư dạ dày được chẩn đoán muộn là do bệnh không có những triệu chứng đặc hiệu so với các bệnh lý thông thường về dạ dày, tiêu hóa , trong khi rất ít người có thói quen đi khám định kỳ.
Ở giai đoạn sớm của ung thư dạ dày, người bệnh có thể thấy khó tiêu, nóng rát vùng thượng vị, ăn không thấy ngon miệng. Giai đoạn trung bình họ thường mệt mỏi, cảm giác đầy bụng sau khi ăn... Khi đã vào giai đoạn muộn, người bệnh sẽ thường xuyên đau bụng, nôn và buồn nôn, đi kèm với rối loạn tiêu hóa, sút cân, nuốt nghẹn, đại tiện ra phân đen (do xuất huyết tiêu hóa)...
"Những triệu chứng sớm của bệnh khá mơ hồ và khó phân biệt với các loại viêm loét dạ dày thông thường khác nên khiến nhiều người nhầm tưởng và không đi kiểm tra cụ thể", bác sĩ nói.
Giáo sư Nguyễn Bá Đức, Phó chủ tịch hội ung thư Việt Nam cho biết, dạ dày là một tạng rỗng, có thể hình dung nó như một quả bóng, vì thế khám bên ngoài sẽ không thể thấy được những tổn thương bên trong. Việc chiếu chụp, siêu âm vẫn bỏ sót người mắc bệnh và thường chỉ phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, u đã lớn. Không có cách nào khác là phải nội soi để phát hiện ung thư dạ dày.
"Đối với ung thư dạ dày, việc phát hiện sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bệnh nhân mắc ung thư này ở giai đoạn khởi phát chỉ cần phẫu thuật hớt niêm mạc, vẫn giữ nguyên được dạ dày và cơ hội khỏi là 99%. Bệnh phát hiện càng muộn, việc điều trị càng khó khăn và cơ hội sống càng ít ỏi. Hơn nữa, nội soi dạ dày rất an toàn", bác sĩ cho biết.
Theo bác sĩ Tuyết Mai, hiện tại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân trực tiếp gây ung thư dạ dày nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh: Do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (chiếm khoảng 25-50% số ca mắc bệnh); Do chế độ ăn: ăn mặn, các thức ăn có chứa nhiều nitrat, béo phì: Do hút thuốc lá, uống rượu. Khoảng 10% số bệnh nhân ung thư dạ dày do di truyền và có yếu tố gia đình.
Tiến sĩ Yoon Koo Kang, Khoa chống ung thư, trường Y khoa Asan, Đại học Ulsan, Seoul, Hàn Quốc cho biết, ở Hàn Quốc, cho biết hơn một nửa số bệnh nhân ung thư dạ dày được chẩn đoán và phẫu thuật ngay từ giai đoạn 1 nên thời gian sống được kéo dài hơn nhiều. Ông chia sẻ cách phát hiện sớm bệnh chính là việc thực hiện chương trình tầm soát toàn quốc: áp dụng cho những người từ 40 tuổi trở lên thực hiện soi dạ dày 2 năm một lần.
Theo giáo sư Đức, ở Việt Nam cũng nên thực hiện điều này. Tuy nhiên, nếu chưa có điều kiện thì cần phải đi khám và nội soi d��� dày ngay khi có các triệu chứng như đau vùng mỏ ác, nôn và buồn nôn, khó tiêu, từng bị chẩn đoán viêm loét dạ dày hay bị các rối loạn tiêu hóa mà điều trị nội khoa lâu không đỡ...
Nhận biết ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày là loại ung thư thường gặp, đứng đầu các loại ung thư tiêu hóa và là nỗi ám ảnh đáng sợ vì nó có thể lan ra khắp dạ dày hoặc những bộ phận lân cận, kể cả thực quản, ruột non, gan, tụy tạng và ruột già. Đôi khi nó còn lan tới phổi, hạch bạch huyết ở vùng cổ hoặc buồng trứng. Ung thư dạ dày thường gặp ở lứa tuổi ngoài 40, tỉ lệ nam cao gấp 2 lần nữ.
Triệu chứng
Triệu chứng chủ yếu là vùng bụng trên (thượng vị) khó chịu hoặc đau nôn,
ợ, nôn ra máu, phân đen, sờ thấy có khối u. Triệu chứng ban đầu thường
không rõ rệt, dễ lẫn với viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, rối loạn
tiêu hóa. Bệnh thường gặp nhiều ở lứa tuổi từ 40 - 60.
Nhìn bên ngoài, những bệnh nhân mắc ung thư dạ dày thường gầy nhanh,
người nóng, da khô, sờ vùng thượng vị thấy có khối u nổi cục, chuyển
động theo nhịp thở.
|
Thức ăn được rán ở nhiệt độ trên 120oC có thể sinh ra độc tố gây ung thư dạ dày |
Bên cạnh những nhận biết trên, khi đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ dễ dàng
phát hiện bệnh nhờ các phương pháp như chụp X-quang dạ dày, soi dạ dày
và làm sinh thiết...
Phương pháp chữa trị
Hiện nay, nếu phát hiện ung thư dạ dày sớm, giải phẫu vẫn là biện pháp
tốt nhất được chọn lựa với kết quả trên 90% số người sống trên 5 năm và
64% trường hợp sống được đến 10 năm. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh đã ở
giai đoạn tiến triển hoặc muộn, chỉ có 5 - 10% bệnh nhân sống được đến 5
năm.
Phương pháp phẫu thuật được coi là tối ưu so với hóa trị và xạ trị. Tuy
nhiên, sau khi phẫu thuật cắt bỏ phần dạ dày, chất dinh dưỡng được
truyền qua tĩnh mạch, nhiều ngày sau thì được ăn thức ăn loãng và đặc
dần phụ thuộc vào thời gian phục hồi. Bệnh nhân cần ăn nhiều bữa trong
ngày, tránh thức ăn ngọt, ăn nhiều chất đạm. Đặc biệt, bệnh nhân phải
tránh vừa ăn vừa uống để không đưa quá nhiều chất lỏng vào ruột non, gây
đau bụng quặn thắt.
Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu thường cho rằng, vi khuẩn
Helicobacter pylori, một loại xoắn khuẩn có khả năng sống trong dạ dày
chính là nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Tuy nhiên, TS Lê Trần Ngoan, ĐH
Y Hà Nội đã đưa ra một cảnh báo về sự tác động từ môi trường và thói
quen ăn uống mới thực sự là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.
Thức ăn có nguy cơ gây ung thư dạ dày
Ø Đùi gà rán, một món ăn đang được nhiều người ưa chuộng và hay cho con đi “thưởng thức” vào mỗi dịp cuối tuần, thậm chí còn là “phần thưởng” khi con ngoan hay đạt điểm tốt. Nhưng ít có bậc cha mẹ nào biết rằng, nó là một trong các món ăn được các bác sĩ cảnh báo vì có hàm lượng độc chất gây ung thư dạ dày cao. Để có một thành phẩm là món đùi gà thơm giòn, vàng ươm, béo ngậy, người làm bếp đã phải nướng nó ở nhiệt độ 170 o C.
Ø Đậu phụ mắm tôm, đặc sản của dân tộc và trở thành món khoái khẩu của chị em trong mỗi trưa tan sở hoặc những người đàn ông tụm năm tụm ba chè chén nhấm nháp ly rượu đế. Để có được món đậu phụ giòn tan, người ta phải rán ở nhiệt độ... 245 o C.
Ø
Thịt
gà rang được các nhà nghiên cứu Nhật Bản đo được ở nhiệt độ 205oC. Bánh
mì được nướng chín tại nhiệt độ 165oC, món lợn rán cũng phải đạt 200oC
trước khi được đưa lên bàn ăn.
Khi được chế biến đạt đến nhiệt độ trên thì các thức ăn trên đều chuyển hóa thành acrylamid - một chất gây ung thư.
Ø
Muối
- đồng phạm gây ung thư dạ dày: Một nghiên cứu trên 5 đàn chuột phơi
nhiễm tác nhân ung thư, một nửa cho uống nước muối, một nửa cho uống
nước, kết quả cho thấy số chuột được uống nước muối có tỉ lệ trung bình
gần 32% mắc ung thư dạ dày. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra khuyến cáo,
muối là tác nhân thúc đẩy, kích hoạt các tác nhân gây ung thư. Theo
khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, nhu cầu bổ sung muối hàng ngày
trung bình khoảng 6g/người/ngày.
Tuy
nhiên, ở những người lao động trong môi trường nóng, tăng bài tiết muối
trong mồ hôi, trung bình họ đưa lượng muối vào cơ thể thông qua ăn uống
là từ 13 - 38g/ngày. Những người này có nguy cơ mắc ung thư dạ dày rất
cao. Do đó, những người ăn nhiều muối như thói quen ăn rau củ quả muối,
thức ăn có nhiều nitrat nên chỉnh sửa và dần từ bỏ thói quen có hại của
mình.
|
Đậu phụ, trái cây, khoai sống (chưa mọc mầm) hoặc hoa quả có màu vàng làm giảm đến 50% ung thư dạ dày |
Thói quen cần thay đổi
Ø Khi phi hành tỏi, nên giữ nguyên màu trắng mà hành, tỏi vẫn thơm, không nên đợi đến khi chín vàng và xuất hiện khói.
Ø
Không
sử dụng món nướng: Chị em nên bỏ thói quen mua cho con một que thịt
nướng ngoài cổng trường mỗi buổi tan học và mua cho chồng món thịt chó
nướng ngoài đường vì chất dinh dưỡng trong thịt đã được thay thế bằng
độc chất.
Ø
Thay vì rán đậu vàng ươm, nên rán thật non, hoặc tốt nhất là ăn đậu phụ sống chần qua nước sôi.
Ø
Không sử dụng các loại nước hoa quả ép được bày bán nơi công cộng vì các sản phẩm này thường có chất bảo quản.
Ø
Không ăn nhiều rau củ quả muối
Ø
Hạn chế các thức ăn từ thịt được chế biến sẵn như thịt hun khói, jambon, xúc xích.
Ø
Từ
trước đến nay, nhiều người hiểu khái niệm rất đơn giản là uống rượu
nhiều gây ung thư. Thực chất, rượu là dung môi hòa tan các chất gây ung
thư, hay nói cách khác, rượu là chất dẫn các chất hóa học gây ung thư
vào cơ thể. Uống rượu và ăn các thức ăn có nguy cơ gây ung thư như thực
phẩm rán, xào ở nhiệt độ cao là con đường ngắn nhất đưa độc chất vào cơ
thể.
Ung thư dạ dày, nguy cơ từ lối sống
Ung thư dạ dày là một trong năm loại ung thư thường gặp tại Việt Nam. Triệu chứng bệnh thường mơ hồ nên bệnh nhân khi nhập viện thường ở trong giai đoạn muộn.
Tại Hà Nội, ung thư dạ dày đứng hàng thứ nhì trong mười loại ung thư ở cả hai giới nam và nữ; còn tại TPHCM, ung thư dạ dày xếp hàng thứ ba ở nam và đứng thứ năm ở nữ.
Nhiều yếu tố nguy cơ
Cho đến nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày nhưng y học nhận thấy có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến căn bệnh này. Tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh hơn và người dân có điều kiện sống thấp dễ bị ung thư dạ dày.
Nam giới bị ung thư dạ dày nhiều hơn nữ giới do liên quan đến việc hút thuốc lá. Ngoài ra, những người ăn nhiều thức ăn nướng, hun khói, tẩm gia vị nhiều dễ bị ung thư dạ dày.Ung thư dạ dày còn do viêm dạ dày mạn tính vì nhiễm vi trùng Helicobacter pylori, đây là một loại vi trùng sống thường trú trong dạ dày. Tuy có liên hệ đến vi trùng nhưng ung thư dạ dày không có tính lây lan từ người sang người. Ngoài ra, ung thư dạ dày còn liên quan đến yếu tố di truyền.
Ở giai đoạn sớm, ung thư dạ dày hầu như không có triệu chứng. Khi bệnh đã tiến xa, bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu vùng thượng vị, cảm giác đầy bụng sau ăn, buồn nôn và ói mửa, sụt cân nhanh. Tuy nhiên, các dấu hiệu này không phải là triệu chứng đặc hiệu của ung thư nên bệnh nhân dễ nhầm lẫn với các bệnh khác ở dạ dày như loét dạ dày hay nhiễm trùngnên khi bệnh được phát hiện thì ung thư đã di căn xa. Vì thế khi có các triệu chứng mơ hồ như trên kéo dài, người bệnh nên đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị càng sớm càng tốt.
Điều trị sớm, khả năng khỏi bệnh cao
Hiện nay, ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư có thể phòng ngừa và điều trị tốt nếu bệnh nhân đến bác sĩ khi bệnh chưa chuyển sang giai đoạn di căn. Các xét nghiệm cần thiết để tầm soát ung thư tái phát gồm có: xét nghiệm sinh hóa, X-quang, nội soi dạ dày, CT scan ổ bụng và dùng các chất chỉ điểm ung thư. Ngoài ra, tầm soát ung thư cũng là cách phòng ngừa căn bệnh này.
Ung thư dạ dày được chia thành 4 giai đoạn, khi bệnh đã diễn đến giai đoạn 4, ung thư dạ dày có thể lan qua gan, tụy, hạch bạch huyết và các cơ quan khác nên tiên lượng rất xấu. Nếu không điều trị, ung thư dạ dày sẽ gây ra các biến chứng như nghẹt dạ dày, thủng khối u, chảy máu khối u...
Phẫu thuật là cách điều trị chính cho ung thư dạ dày, thầy thuốc sẽ cắt bỏ bán phần, toàn phần hay có thể cắt thêm lách hoặc cơ quan khác rồi tạo một dạ dày giả bằng ruột tùy theo mức độ xâm lấn của khối u. Khi ung thư lan rộng không còn cắt bỏ được và dạ dày bị nghẹt, phẫu thuật viên sẽ nối dạ dày và ruột non để thức ăn lưu thông được từ trên xuống như bình thường. Tuy nhiên, đây chỉ là phẫu thuật mang tính tạm bợ và tiên lượng rất xấu.
Việc theo dõi sau khi điều trị ung thư dạ dày rất quan trọng vì ung thư có thể tái phát âm thầm mà không gây triệu chứng gì bất thường. Khi thấy cơ thể mình khác lạ thì bệnh nhân nên đến gặp thầy thuốc để được kiểm tra lại và chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày
Cần lưu ý cách ăn uống sau mổ vì vài ngày đầu bệnh nhân rất mệt và có ống thông dạ dày giúp đường khâu nối mau lành. Sau mổ, bệnh nhân có thể cảm thấy yếu sức một thời gian và có thể bị tiêu chảy hoặc bón hoặc chảy máu, nhiễm trùng. Các triệu chứng này có thể kiểm soát bằng cách thay đổi khẩu phần và dùng thuốc.
Biểu hiện thường thấy nhất ở bệnh nhân ung thư dạ dày sau điều trị là chán ăn gây sụt cân nhanh, vì vậy đôi khi phải nuôi ăn cho bệnh nhân qua đường tĩnh mạch hoặc qua đường ruột. Một hậu chứng khác là hội chứng dumping xảy ra khi thức ăn hay thức ăn lỏng vào ruột non quá nhanh khiến bệnh nhân thấy đau bụng quặn cơn, buồn nôn, trướng bụng, tiêu chảy và chóng mặt.
Phòng ngừa ung thư dạ dày chủ yếu dựa vào cách ăn uống và khẩu phần, tránh hút thuốc lá, tránh thức ăn nhiều muối, nhiều gia vị hoặc có nhiều chất hóa học như nitrate, nên ăn rau cải tươi, chanh và các chất chứa nhiều vitamin C khác sẽ giúp tránh ung thư dạ dày và nhiều loại ung thư khác.
Ung thư dạ dày phân bố không đều trên thế giới. Tỉ lệ mắc cao nhất ở Nhật Bản, cao ở Nam Mỹ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đông âu, Trung Quốc và Đông Nam Á. Tần số thấp ở Bắc Mỹ, Cô oét, Ấn Độ, Nigieria và Úc. Tần số cao vừa ở các nước Tây Âu.
Ở Pháp theo số liệu thống kê của J.L. Gouzi, ung thư dạ dày chiếm 5% các loại ung thư. Đứng vị trí thứ 4 sau ung thư đại trực tràng (14%), ung thư vú (12%), ung thư phổi (11%). Tần số ung thư dạ dày đã giảm tại nhiều nước trên thế giới. Ví dụ: Tại Mỹ tỉ lệ mắc năm 1930 là 331100.000 dân. Hiện nay là 7-8/100.000 dân. Người ta chưa biết rõ lý do nhưng có lẽ sự thay đổi của môi trường sống. Ở nước ta, ung thư dạ dày là bệnh gặp nhiều ở cả 2 giới đứng vị trí thứ 2 ở nam giới sau ung thư phổi và vị trí thứ 2 của nữ giới sau ung thư vú.
Hình nội soi dạ dày
Ở những vùng nguy cơ mắc bệnh thấp, khoảng tuổi hay bị ưng thư dạ dày là 50-60, hiếm gặp dưới 40 tuổi. Trong khi đó những vùng nguy cơ mắc bệnh cao, tuổi trung bình mắc bệnh thấp hơn. Dù ở vùng nào nam giới cũng mắc bệnh nhiều hơn nữ giới (2/1).
Về nguyên nhân gây bệnh còn chưa biết rõ, nhưng 3 yếu tố có liên quan sinh bệnh bao gồm: Chế độ ăn, vi khuẩn và một số thương tổn bệnh lý.
Chế độ ăn nhiều muối, những thức ăn khô, thức ăn hun khói, những thức ăn chứa nhiều nitrosamines và nitrosamindes. . . được xác định có liên quan đến sinh bệnh ung thư dạ dày. Những quan sát gợi ý rằng, những thức ăn chứa nhiều vitamin C như cam, chanh có thể trung hoà được các chất gây ung thư. Mới đây, người ta đang xem xét sự liên quan giữa viêm dạ dày do Helicobacters-pylori với ung thư dạ dày.
Một số tổn thương hoặc một số bệnh lý được coi là nguy cơ cao: viêm teo dạ dày, vô toan, thiếu máu ác tính (Biemler), di sản ruột, u tuyến của dạ dày (thông thường là những polip dạ dày, nhất là kích thước hơn 2cm phải được lấy đi). Những bệnh nhân đã được cắt dạ dày do loét có nguy cơ bị ung thư cao 2,4 lần. Loét dạ dày, hiếm khi ác tính hoá, nhưng lại khó phân biệt được những ung thư dạ dày thể loét ở giai đoạn sớm. Vì vậy, với các tổn thương loét dạ dày nếu điều trị nội khoa 6 tuần không khỏi phải được điều trị phẫu thuật.
Yếu tố di truyền: Chưa chứng minh yếu tố di truyền có liên quan đến ung thư dạ dày, ngoại trừ nhiều người bị ung thư dạ dày trong gia đình Napoleong. Những người dòng máu A cao hơn một chút, gợi ý vai trò yếu tố di truyền. Những hiểu biết mới dịch tễ học và sinh bệnh học của ung thư dạ dày đã gợi ý biện pháp dự phòng ung thư dạ dày bằng cách hạn chế các hình thức ăn ướp muối, ăn khu, giầu Nitrat và tăng tiêu thụ rau xanh, hoa quả, khuyến khích bảo quản thức ăn trong tủ lạnh.
Giải phẫu bệnh:
Hình ảnh đại thể của ung thư dạ dày gồm 3 thể: u khu trú tại chỗ (loét hoặc sùi), thể thâm nhiễm và trung gian. Vị trí của ung thư chủ yếu ở vùng môn vị (50%). tâm vị ( 10%), toàn bộ dạ dày (10%) vị trí khác (20-30%).
Ung thư dạ dày thể trai (Linite Plastique) là thâm nhiễm cứng toàn bộ dạ dày, tiên lượng xấu.
Vi thể
Ung thư biểu mô tuyến (Adenocarinome) chiếm 95% các khối u dạ dày.
Loại sa côm chiếm 5%: chủ yếu là loại u lymphô ác tính và sa côm cơ trơn Các ung thư biểu mô tuyến được chia làm nhiều thể giải phẫu bệnh. Theo Lau ren phân chia: ung thư biểu mô tuyến biệt hoá chiếm gần 50% có tiên lượng tốt hơn, loại không biệt hoá 30%, 15% là không xác định được.
(ST)