Gan nhiễm mỡ vì sao? các triệu chứng như thế nào? cách điều trị và cách ăn uống cho người bị gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ là gì?
• Gan nhiễm mỡ có thể là một hậu quả của rất nhiều bệnh, kể cả do uống nhiều rượu, các bệnh về chuyển hoá, do sử dụng thuốc và các rối loạn về dinh dưỡng.
• Có rất nhiều cơ chế gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Một trong những cơ chế thường gặp là do sự oxy hoá acid béo ở gan bị giảm, thường do sự rối loạn chức năng của ty lạp thể.
• Hầu hết các trường hợp gan nhiễm mỡ không có triệu chứng. Chúng thường được phát hiện qua triệu chứng gan to thấy được khi kiểm tra sức khoẻ định kỳ, hoặc qua những bất thường nhẹ ở các chỉ số aminotransferase máu hoặc alkaline phophatase được thể hiện trong các xét nghiệm thường qui.
• Gan nhiễm mỡ là một nguyên nhân hiếm gặp của tình trạng suy gan bạo phát.
• Siêu âm và chụp cắt lớp điện toán có độ nhạy khoảng 60% trong việc phát hiện tình trạng gan nhiễm mỡ. Sinh thiết gan được chỉ định khi xuất hiện triệu chứng, khi các chỉ số men gan tăng kéo dài trên sáu tháng, hoặc khi thấy cần thiết cho việc chẩn đoán.
• Việc kiểm soát tình trạng gan nhiễm mỡ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Chế độ điều trị có thể bao gồm cai nghiện rượu; ngưng dùng các thuốc có nhiều khả năng gây nên gan nhiễm mỡ; kiểm soát các bệnh về chuyển hóa, ví dụ bệnh tiểu đường; và giảm cân với một chế độ ăn kiêng ít chất béo cho những người béo phị. Không có thuốc điều trị đặc hiệu nào được khuyến cáo .
Gan đóng một vai trò trung tâm trong sự tích trữ và chuyển hoá của các chất béo. Gan nhiễm mỡ được định nghĩa như là một sự tích luỹ của chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan hoặc quan sát dưới kính hiển vi thấy nhiều hơn 5% số tế bào gan chứa các hạt mỡ. Gan nhiễm mỡ được phát hiện trong khoảng một phần ba các trường hợp khám nghiệm tử thi của những người khỏe mạnh tử vong do tai nạn . Trong hầu hết các trường hợp, chất béo ứ đọng chủ yếu là triglycerides, nhưng trong một vài trường hợp thì phospholipids chiếm đa số. Gan bình thường chứa khoảng 5 g lipid cho mỗi 100 g trọng lượng của gan, trong đó khoảng 14% là triglyceride, 64% là phospholipids, 8% cholesterol, và 14% là các acid béo tự do . Trong gan nhiễm mỡ, lượng chất béo chiếm có thể chiếm đến 50% trọng lượng của gan, trong đó hơn một nửa là các triglyceride. Gan nhiễm mỡ có thể là một kết quả của rất nhiều bệnh, bao gồm nghiện rượu, các bệnh về chuyển hóa, các rối loạn về dinh dưỡng, và của việc sử dụng thuốc. Sự tích luỹ chất béo sự phân bố trong các tiểu thuỳ gan, sự phân bố này phụ thuộcvào nguyên nhân và sự kéo dài của tình trạng gan nhiễm mỡ. Chất béo ứ đọng trong tế bào gan có thể ở dạng macrovesicular (những hạt mỡ lớn đẩy lệch nhân) hoặc microvesicular (rất nhiều hạt mỡ nhỏ nằm xung quanh nhân tế bào) tuỳ thuộc vào diễn tiến của bệnh. Các chẩn đoán phân biệt của những bệnh có liên hệ với gan nhiễm mỡ được liệt kê ở Bảng 46.1. Trong việc ghép gan với những lá gan bị thâm nhiễm mỡ từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng, được định nghĩa như là có sự hiện diện của chất béo nhiều hơn 30% (đối với mức độ trung bình)và 60% (đối với mức độ nghiêm trọng), thì có mối liên hệ cho thấy tỉ lệ thiếu hụt chức năng tiên phát cao hơn và tỉ lệ sống sót của mô gan ghép thấp hơn so với việc cấy ghép của những lá gan có mức độ nhiễm mỡ thấp.
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
Phần lớn các trường hợp gan nhiễm mỡ không có triệu chứng. Các bệnh nhân thường được phát hiện một tình trạng gan to, hoặc những sự bất thường nhẹ về chỉ số aminotransferase hoặc alkaline phosphatase khi đi khám bệnh định kỳ. Trong các trường hợp khác, tình trạng gan nhiễm mỡ được nghĩ đến khi bệnh nhân được chỉ định làm siêu âm hoặc chụp cắt lớp điện toán để tầm soát một bệnh khác, ví dụ như bệnh sỏi mật. Tuy nhiên, gan nhiễm mỡ có thể chỉ biểu hiện với triệu chứng mệt mỏi và cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị phải. Với tình trạng gan nhiễm mỡ nặng có thể có triệu chứng vàng da, đau bụng, buồn nôn, ói mửa và gan to nhẹ. Ở những bệnh nhân gan nhiễm mỡ do những nguyên nhân khác nhau thì cũng có kèm theo những triệu chứng toàn thân và những dấu hiệu đặc trưng của những nguyên nhân đó.
CÁCH PHÁT HIỆN GAN NHIỄM MỠ
Những bất thường về kết quả xét nghiệm của tình trạng gan nhiễm
mỡ thường rất ít. Hầu hết các trường hợp có sự tăng nhẹ về các chỉ số
aminotransferases huyết thanh, alkaline phosphatasse hoặc g -glutamyl
transpeptidase. Thông thường chỉ phát hiện một bất thường về xét nghiệm gan, ví
dụ như tăng chỉ số alkaline phosphatase. Các bất thường khác ít gặp hơn là tăng
bilirubin huyết thanh trực tiếp và giảm albumin huyết thanh. Gan nhiễm mỡ nặng
có thể biểu hiện với triệu chứng vàng da và những bất thường rõ rệt trong các
kết quả xét nghiệm gan.
Sự thâm nhiễm mỡ của gan có thể phát hiện bằng siêu âm hoặc chụp cắt lớp điện toán (CT). Với phương phát siêu âm chuẩn đoán, tình trạng thâm nhiễm mỡ ở gan biểu hiện bằng echo dày trong nhu mô gan ("gan sáng-bright liver"): dấu hiệu này có liên quan với sự suy giảm của chùm sóng âm và tăng sự rõ nét của hình ảnh tĩnh mạch cửa và các tĩnh mạch gan. Với CT , biểu hiện của sự thâm nhiễm mỡ ở gan là một vùng có đậm độ thấp hơn , tĩnh mạch cửa vàcác tĩnh mạch gan là những cấu trúc có đậm độ cao hơn. Độ nhạy của các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này đối với gan nhiễm mỡ chỉ đạt được 60%. Độ nhạy trên có tương quan với mức độ thâm nhiễm mỡ ở gan và tăng đến 80%-90% khi có hơn một nửa các tế bào gan trong vùng ảnh chụp được bị thâm nhiễm mỡ dạng macrovesicular. Sự thâm nhiễm mỡ ở gan thường lan tỏa nhưng thỉnh thoảng rất khu trú và có thể nhận biết rõ chỉ trong một vùng gan. Những thâm nhiễm mỡ khu trú như vậy cần được phân biệt với một thương tổn choáng chổ. Ngược lại, trong vài trường hợp những thâm nhiễm mỡ lan tỏa ở gan xuất hiện ở những vùng khu trú rải rác có thể bị nhận lầm với những thương tổn choáng chổ. Một ví dụ của dạng này là gan thấm mỡ của cạnh sau của thuỳ IV của gan gây ra bởi dẫn lưu tĩnh mạch ruột bất thường kể cả các tĩnh mạch cửa trong gan của phân thuỳ. Hình ảnh cộn hưởng từ với những chuỗi rung xoáy tương đối không nhạy để phát hiện gan nhiễm mỡ, chỉ có sự khác biệt từ 5% tới 15% về cường độ các tín hiệu giữa gan bình thường và gan chứa có trọng lượng chất béo chiếm10%. Sự thâm nhiễm mỡ khu trú điển hình thể hiện sự tăng cường độ ở các tín hiệu của các hình ảnh T 1 -weighted spin-echo , và các hình ảnh T 2 - weighted thì không nhạy một cách rõ ràng đối với thâm nhiễm mỡ . Các kỹ thuật hình ảnh chuyển pha hoá học là các kỹ thuật cải tiến để phát hiện các vùng gan nhiễm mỡ. Các kỹ thuật như vậy cho phép phân biệt khối u ở gan với một thâm nhiễm mỡ cục bộ ở gan. Một kỹ thuật spin-echo bổ sung (hình ảnh quang phổ proton đơn giản- simple proton spectroscopic imaging) thể hiện độ nhạy cản trong phát hiện thâm nhiễm mỡ ở gan trên thú vật thí nghiệm và ở người. Kỹ thuật bổ sung dựa trên sự khác biệt về mức độ di chuyển của các proton trong phân tử nước và trong các phân tử acid béo. Những hình ảnh thu được trong các kỹ thuật đồng bộ và tương phản được thêm hoặc bớt để thu được hình ảnh của mỡ nguyên chất và nước tinh khuyết. Thỉnh thoảng khi những kỹ thuật hình ảnh không thể phân biệt được một thâm nhiễm mỡ cục bộ với một thương tổn choáng chổ, ví dụ như một ung thư nguyên phát hay di căn, thì chụp X quang mạch máu mạc treo ruột hoặc sinh thiết gan trực tiếp cần thiết cho chẩn đoán mô học.
Phân loại GNM
Qua kết quả sinh thiết gan (lấy một mẫu mô gan nhỏ đem phân tích cấu
trúc dưới kính hiển vi), cho thấy có 3 loại GNM:
a. Gan thoái hóa mỡ đơn thuần: gan bị thâm nhiễm
bởi chất mỡ, không có kèm theo tình trạng viêm gan.
b. Viêm gan thoái hóa mỡ do rượu: ngoài tình trạng gan bị thâm nhiễm
bởi chất mỡ, kèm theo tình trạng viêm gan, mô gan có thể bị sẹo hoặc bọ xơ và
tiền sử uống rượu nhiều.
c. Viêm gan thoái hóa mỡ không do rượu: kết quả sinh thiết giống loại
b, nhưng không có tiền sử uống rượu (hoặc uống rượu không đáng kể).
Nguyên nhân gân nên
GNM?
a. Ai hay bị?
- Nhiều năng lượng, béo phì.
- Tiểu đường type 2.
- Nghiện rượu.
- Suy dinh dưỡng thiếu protein, giảm cân quá nhanh.
- Dùng thuốc độc cho gan.
b. Ăn thế nào hay bị?
- Nhiều năng lượng, nhiều béo.
- Quá ít đạm (nhịn đói, suy dinh dưỡng thiếu protein…).
Gan nhiễm mỡ - nguyên nhân và điều trị
Hỏi: Má tôi bị bệnh mỡ bọc gan. Cho tôi hỏi bệnh này có phải là dấu hiệu của bệnh siêu vi gan không ? Lâu dài nó ảnh hưởng như thế nào và có thể chữa khỏi không ? (H.V.Phu - P.13, Q.Tân Bình, TP.HCM) Đáp: Gan nhiễm mỡ là biểu hiện đầu tiên của bệnh gan do mỡ. Ở người bình thường lượng mỡ trong gan rất thấp, chỉ chiếm 2-4 % trọng lượng của gan bao gồm các trigyceride, axít béo, phospholipid, cholesteron. Gan nhiễm mỡ chỉ loại bệnh lý mà trong tế bào gan có những giọt mỡ và bong bóng mỡ khác nhau. Tiến triển của gan nhiễm mỡ dẫn đến viêm gan do mỡ, xơ hóa gan và xơ gan. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà lượng mỡ tích tụ trong gan cũng khác nhau. Bệnh gan nhiễm mỡ được chia làm 3 loại tùy vào lượng mỡ: Loại nhẹ (hàm lượng mỡ chiếm 5-10%), loại vừa (hàm lượng mỡ 10-25%) và loại nặng (lượng mỡ trên 30%). Thông thường bệnh gan nhiễm mỡ có thể chữa trị được, nếu chẩn đoán và điều trị kịp thời gan có thể phục hồi lại bình thường.
Nguyên nhân của bệnh gan nhiễm mỡ có thể phân làm nhiều loại như: - Gan nhiễm mỡ do chất hóa học như uống quá nhiều bia rượu, nhiễm độc phospho, Arsenic, chì... - Gan nhiễm mỡ do nội tiết, do bệnh tiểu đường… - Gan nhiễm mỡ do miễn dịch. - Gan nhiễm mỡ do dùng một số loại thuốc có thể dẫn đến bệnh như các loại corticide, Tetracyclin, các thuốc kháng ung thư, thuốc hocmon sinh dục nữ... - Do vi khuẩn, virus trong quá trình bị viêm gan siêu vi B, C thường có biến chứng gan nhiễm mỡ đặc biệt là viêm gan siêu vi C (nhiều khi còn gọi là hậu viêm gan siêu vi là gan nhiễm mỡ). Nguyên tắc điều trị gan nhiễm mỡ: cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, căn
cứ vào tình hình cụ thể của từng bệnh nhân để điều trị tổng hợp: - Năng vận động, duy trì thể trọng bình thường; tránh uống bia, rượu. - Nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, loại bỏ thói quen sinh hoạt không tốt. - Khi cần thiết phải sử dụng thuốc bảo vệ gan, thuốc tiêu mỡ và chống xơ hoá gan, thúc đẩy sự bài tiết mỡ trong gan, chống viêm ngăn ngừa hoại tử tế bào gan và xơ hóa gan.
|
Làm sao để phòng ngừa
GNM?
Để tránh bị GNM, chu`ng ta cần tuân thủ theo một số hướng dẫn chung sau:
- Có chế độ ăn hợp lý: ăn đa dạng, ăn chừng mực, ăn thực phẩm gần với thiên nhiên nhất.
- Vận động thể lực đều đặn, sống năng động nhằm duy trì cân nặng lý tưởng (nên biết chỉ số BMI của bản thân và BMI lý tưởng phù hợp để tự theo dõi tình trạng dư cân của bản thân).
- Hạn chế tối đa rượu bia.
- Cần tham vấn bác sĩ trước khi dùng thuốc để tránh những thuốc gây độc cho gan.
- Kiểm tra đường huyết, cholesterol và triglyceride máu định kỳ mỗi 6 tháng (hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi cá nhân).
3 bước giúp bạn tránh nỗi lo gan nhiễm mỡ:
Trước tiên, không nên uống quá nhiều rượu. Theo quan niệm của Đông y rượu có thể sinh thấp nhiệt, những người thường xuyên uống quá nhiều rượu sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Vậy nên nếu bạn có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên nhớ kiêng rượu bia.
Thứ hai,chú ý khi lựa chọn thức ăn phải ăn cả rau quả và thịt cá. Những
người mắc bệnh gan nhiễm mỡ tốt nhất không nên ăn hàng quán mà hãy về nhà ăn
cơm sẽ điều chỉnh được tốt hơn. Bạn lựa chọn ăn những thực phẩm có hàm lượng
protein cao như trứng gà, cá, đậu phụ, bí đao… Ở đây đặc biệt lưu ý công dụng
của bí đao. Theo Đông y bí đao có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lợi niệu,c ó
thể loại bỏ năng lượng dư thừa trong cơ thể. Bởi thế trong bữa ăn hàng ngày nên
ăn nhiều bí đao, nhất là những người có tiền sử gan nhiễm mỡ.
Thứ ba, vận động thể lực đều đặn. Cuộc sống hiện nay có rất nhiều người vì lý do nào đó ăn bữa sáng và bữa trưa ít nên dồn tất cả vào bữa tối hay thường nhậu nhẹt vào buổi tối khiến cho cơ thể không thể đào thải hết mà vẫn tích tụ lại. Bạn nên kiên trì luyện tập thể thao như đi bộ, chơi các môn thể thao như cầu lông, bóng bàn, bơi lội… mỗi ngày 30 phút, duy trì 5 buổi một tuần.
Thói quen phòng ngừa gan nhiễm mỡ
Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra, những người có thói quen nhịn ăn sáng cũng chính là một trong những nhóm người có nguy cơ mắc chứng gan nhiễm mỡ cao. Do mong muốn giảm cân, vì lí do công việc, nhiều người thường nhịn ăn sáng, và ăn trưa khá đơn giản. Điều này dễ dẫn đến việc thiếu hụt dưỡng chất cho cơ thể.
Việc thiếu hụt dưỡng chất sẽ khiến mỡ tích tụ lại trong gan. Cộng thêm thói quen ngồi nhiều, lười vận động, dễ dẫn đến lượng lớn nhiệt lượng và chất béo không thể tiêu hao, chuyển hoá thành mỡ trong cơ thể, tích tụ dưới da gây béo phì, hoặc tích tụ trong gan tạo thành chứng gan nhiễm mỡ.
Dưới đây là các thói quen cần có để phòng gan nhiễm mỡ:
- Ăn sáng đều đặn
- Hạn chế uống rượu
- Dùng sữa chua, hoặc sữa đã tách chất béo.
- Không ăn quá 2 lòng đỏ trứng mỗi ngày.
- Hạn chế dùng mỡ động vật, lượng dầu thực vật cũng không quá 20g/ngày.
- Ít ăn nội tạng động vật, da gà, thịt mỡ.
- Ít ăn thực phẩm chiên rán.
- Hạn chế ăn sôcôla.
- Thường xuyên ăn các chế phẩm từ đậu chứa ít dầu.
- Mỗi ngày ăn 500g rau xanh tươi.
- Sau khi ăn hoa quả, nên giảm lượng tinh bột nạp vào cơ thể. Ví dụ: ăn 1 quả táo, giảm 50g tinh bột.
- Nên ăn củ mài, khoai lang, khoai môn, khoai tây…thay cho món chính chứa tinh bột (cơm, mỳ…) với lượng nhất định.
- Mỗi ngày không nạp quá 5-6g muối vào cơ thể.
- Không ăn nhiều hành, tỏi, gừng, ớt.
Nên ăn các thực phẩm giúp giảm chất béo như yến mạch, mộc nhĩ đen, vừng đen, rong biển…
Bữa tối nên ăn ít, trước khi ngủ không nạp thực phẩm vào cơ thể.
GNM phải ăn uống ra sao?
- Giảm cân nếu có thừa cân, béo phì (hạn chế năng lượng dư thừa).
- Giảm ăn thực phẩm giàu cholesterol như các loại đồ lòng, phủ tạng, da…động vật, lòng đỏ trứng…
- Hạn chế chất béo: ưu tiên chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa), hạn chế mỡ động vật (trừ mỡ cá).
- Ăn chất đạm vừa phải đúng với khả năng của gan.
- Một số thức ăn được xem là “thuốc” có tác dụng “giảm mỡ” tốt như: dầu đậu nành, đậu hà lan, cà chua tươi chín, ớt vàng, rau ngót, rau cần tây, diếp cá, tỏi, bắp chuối (bông chuối)…; trái cây nên lưu ý chanh, cam, quýt, bưởi, táo chín… trà xanh, hoa hòe…
- Tăng cường lượng rau, trái cây (mỗi ngày, mỗi người nên ăn tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín tươi).
- Ngưng uống rượu.
Một số thực phẩm khuyên dùng cho người
bị GNM
1. Nhộng tằm: Có tác dụng làm giảm cholesterol
huyết thanh và cải thiện chức năng gan. Nhộng thường dùng dưới dạng các món ăn
hoặc tán thành bột để uống.
2. Nấm hương: Chứa những chất có tác dụng làm giảm cholesterol trong
máu và tế bào gan. Thường dùng dưới dạng thực phẩm để chế biến các món ăn.
3. Lá trà: Có khả năng giảm trừ các chất bổ béo. Trà có khả năng làm
tăng tính đàn hồi thành mạch, làm cholesterol máu và phòng chống sự tích tụ mỡ
trong gan.
4. Lá sen: Giảm mỡ máu, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ trong tế
bào gan. Lá sen đượcc dùng pha nước sôi uống thay trà hoặc nấu cháo lá sen.
5. Bắp trái, rau cần: Có tác dụng hạ cholesterol trong máu và tế bào
gan. Những thực phẩm này đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân GNM.
6. Các loại rau trái tươi khác: Cải xanh, cải cúc, rau muống… có công
dụng giải nhiệt làm mát gan. Cà chua, cà rốt, măng bí đao, mướp, dưa gang, dưa
chuột… thanh nhiệt, lợi tiểu. Các loại dầu thực vật như dầu đậu phộng, dầu mè,
dầu đậu nành… chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol
máu; Các thức ăn chế biến từ đậu nành, đậu xanh, đậu đen…
7. Thực phẩm cần kiêng: Đồ ăn quá béo bổ như mỡ động vật, lòng đỏ
trứng, não và gan gia súc, bơ… Các thứ quá cay và nóng như gừng, tỏi, ớt, hạt
tiêu, rượu, cà phê, trà đặc…
(St)