Thiếu máu ở bà bầu

seminoon seminoon @seminoon

Thiếu máu ở bà bầu

18/04/2015 03:23 PM
2,047

Lưu ý bệnh thiếu máu ở bà bầu

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có nguy cơ cao bị thiếu máu do tình trạng mất máu kéo dài qua kinh nguyệt và nhiều nguyên nhân khác. Các kết quả thống kê cho thấy tỉ lệ phụ nữ mang thai thiếu máu thiếu sắt lên đến 50%. Bị thiếu máu không chỉ ảnh hưởng không tốt đến thai phụ mà còn gây ra nhiều hậu quả xấu cho bé sau này.

Thiếu máu và những nguy cơ sức khỏe

Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết để tạo hemoglobin-một protein quan trọng của hồng cầu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: Phụ nữ trong độ tuổi 15-30 có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt do bị mất máu trong thời kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn tiêu thụ quá ít sắt từ thực phẩm, theo thời gian, cơ thể sẽ trở nên thiếu sắt. Ngoài ra, việc dùng một số loại thuốc trị bệnh đau bao tử sẽ làm giảm đi các acid ở dạ dày, ngăn chặn quá trình hấp thu sắt vào cơ thể.

Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai, lượng sắt cần mỗi ngày tăng gấp bốn lần (60mg/ngày). Lượng sắt này dùng dự trữ để phục vụ nhu cầu tăng thể tích máu cũng như là nguồn cung cấp hemoglobin cho thai nhi. Thai phụ thiếu sắt dẫn đến thai nhi có nguy cơ bị khuyết tật ống dây thần kinh (nứt đốt sống, thai vô sọ…). Thai nhi cũng cần sắt để phát triển hồng cầu, các mạch máu và cơ. Nếu thiếu sắt, thai phụ có thể sinh non, trẻ có cân nặng lúc sinh thấp. Đó là lý do phụ nữ nói chung và bà mẹ mang thai nói riêng cần thiết bổ sung sắt đầy đủ trong độ tuổi sinh đẻ và giai đoạn thai kỳ.

Biểu hiện của thiếu máu

Thiếu máu là một dạng bệnh rối loạn máu mà số lượng và kích cỡ của các hồng cầu bị thay đổi. Các tế bào hồng cầu với sự trợ giúp của chất sắt và hemoglobin sẽ vận chuyển ôxy từ phổi đi khắp cơ thể và vì thế bất kỳ sự thay đổi nào về kích cỡ hay số lượng của các tế bào này cũng sẽ ảnh hưởng tới lượng ôxy cung cấp cho cơ thể.

Biểu hiện của thiếu máu rất phong phú và nó tác động tới tất cả các bộ phận của cơ thể. Thường thì các triệu chứng này không rõ ràng và dễ lầm lẫn với ngay cả bác sĩ, đặc biệt khi người bị bệnh là phụ nữ. Vậy nên để biết chính xác, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa.

Các biểu hiện:

- Mệt mỏi, chóng mặt

- Thể trạng yếu

- Hơi thở ngắn, gấp

- Da tái

- Kém ngon miệng

- Đau bụng

- Móng tay giòn, dễ gãy và nổi gợn

Cách phòng trừ bệnh thiếu máu hiệu quả

Ngoài việc tăng cường ăn uống các thực phẩm giàu sắt (thịt bò, thịt heo, cá thu, cá ngừ, trứng, đậu, gan, rau xanh, hoa quả…), bác sĩ cũng khuyến khích thai phụ nên bổ sung viên sắt hàng ngày ngay từ khi bắt đầu có ý định mang thai, trong suốt giai đoạn thai kỳ và 3 tháng sau khi sinh.

Các mẹ cần lưu ý rằng việc uống viên sắt chứa muối sắt II cổ điển thường gây khó chịu ở dạ dày, nóng ngực, có vị tanh kim loại ở miệng, đặc biệt là gây táo bón. Để tránh táo bón cần tăng cường chất xơ mỗi ngày trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, phần lớn phụ nữ mang thai đều không dùng đủ lượng chất xơ do nhu cầu cung cấp chất dinh dưỡng cao cho sự phát triển của bé.

Chứng thiếu máu ở bà bầu

02 Thiếu máu là hiện tượng phổ biến trong thai kì. Nếu bạn bị thiếu máu thì cần được chẩn đoán sớm trong thai kì để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Trong thời kì mang thai, có một ranh giới giữa việc sản xuất ra các tế bào máu đưa oxy tới thai nhi cũng như các bộ phận khác trên cơ thể người mẹ và sự phân hủy những tế bào này. Thiếu máu xảy ra khi số lượng hồng cầu thấp, nghĩa là tế bào mang oxy tới thai nhi và cơ thể người mẹ thấp.

 Trong thai kì, số lượng hồng cầu và huyết tương nên tăng mạnh. Bác sĩ có thể biết được bạn có vấn đề gì không nhờ kiểm tra máu thường xuyên, đọc tỉ lệ thể tích huyết cầu. Nếu bạn bị thiếu máu thì tỉ lệ thể tích huyết cầu nhỏ hơn 37.

Có 3 kiểu thiếu máu:


Nên kiểm tra xem mình có bị thiếu máu không

Thiếu máu do thiếu sắt

Đây là hình thức thiếu máu phổ biến nhất trong thai kì vì thai nhi sẽ sử dụng sắt trong kho dự trữ của bạn. Và nếu bạn bị thiếu sắt thì cơ thể sẽ không có đủ lượng sắt dự trữ để sản xuất ra các tế bào máu.

Các vitamin bổ sung đều chứa sắt để bổ sung cho kho dự trữ sắt đã bị mất. Bạn nên dùng bổ sung sắt hàng ngày, tuy nhiên phản ứng phụ của việc dùng viên sắt bổ sung là táo bón, hoặc cũng có thể gây ra buồn ói, nhức đầu, đau bụng.

Thiếu máu do bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm

Nếu người mẹ bị mắc bệnh này thì cơ thể sẽ sản xuất ra những tế bào máu bất thường và khiến cho các mạch máu bị tắc. Căn bệnh này có thể bị chữa trị bằng việc kiểm tra máu và những cách khác.

Bệnh thiếu máu Địa Trung Hải

Căn bệnh này thường ít xảy ra và chủ yếu là được tìm thấy ở những người dân vùng Địa Trung Hải. Điều này là do cơ thể không sản xuất đủ protein tạo ra tế bào máu. Nếu trong gia đình đã có người bị căn bệnh này thì bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.


Thiếu máu có thể khiến bà bầu bị sảy thai. (Ảnh minh họa)
Thiếu máu có thể khiến bà bầu bị sảy thai. (Ảnh minh họa)

Thiếu máu rất nguy hiểm cho cả mẹ và con

- Người mẹ thiếu máu dễ bị sẩy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, vỡ ối sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản...

“Thiếu máu ở phụ nữ mang thai có thể gây nhiều hậu quả nặng nề cho cả mẹ và con. Người mẹ dễ bị sẩy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, vỡ ối sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản...

Tuy nhiên, tại TP Hồ Chí Minh việc các sản phụ áp dụng biện pháp uống các viên thuốc sắt, chống thiếu máu từ lúc mang thai cho đến sau khi sinh một tháng vẫn chưa được thực hiện theo đúng phác đồ điều trị". Đó là nhận xét của bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh tại hội thảo "Thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai: thực trạng và giải pháp" diễn ra ngày 30/8.

Theo nghiên cứu mới đây về sức khỏe phụ nữ mang thai tại TP Hồ Chí Minh do Trung tâm Dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh thực hiện, cho thấy, tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 17,5%, trong đó thiếu máu do thiếu sắt chiếm gần 60%. Các vi chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi cũng thiếu nhiều ở phụ nữ mang thai như 72,8% thiếu iốt ở và 34,6% thiếu kẽm. Bác sĩ Diệp cũng nhấn mạnh, hậu quả của việc thiếu sắt và vi chất sẽ khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân, tăng tỉ suất và bệnh suất sơ sinh hơn với trẻ không thiếu máu; sản phụ sinh non tháng, suy thai, thời gian điều trị hồi sức kéo dài. Đối với phụ nữ mang thai thiếu acid folic có thể gây những dị tật ống thần kinh của thai nhi như vô sọ, gai đôi cột sống. Thiếu iốt sẽ làm gia tăng nguy cơ sảy thai, tai biến sản khoa như sinh non, con suy giáp bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần.


Bà bầu nên ăn gì để phòng thiếu máu?

Ngoài các loại thịt có màu đỏ tươi, bí ngô, mía và nho là một trong các loại thực phẩm giúp bổ sung sắt tạo máu, đặc biệt cho những bà bầu.

Bí ngô

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Bắc Kinh, Trung Quốc, bí ngô chứa nhiều protein, carotene, vitamin, amino axit, canxi, sắt… Thành phần dinh dưỡng trong bí ngô khá đầy đủ, giá trị dinh dưỡng cũng khá cao. Hàm lượng vitamin C trong bí ngô non nhiều hơn trong bí ngô đã chín. Tuy nhiên, trong bí ngô chín thì hàm lượng canxi, sắt, carotene lại cao hơn trong bí ngô non, những chất dinh dưỡng này có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh hen suyễn.

Quan điểm Đông y cho rằng, bí ngô có tính ôn, vị ngọt, có tác dụng tiêu viêm, bổ tỳ, trị khí hư, tiêu chảy, hen phế quản…

Nghiên cứu gần đây cho thấy, bí ngô giàu hàm lượng sắt và kẽm, kẽm trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng thành thục của hồng cầu; chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản tạo ra hemoglobin giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể.

Mía



 

Mía được coi là loại bổ máu nhất trong tất cả các loại trái cây. Mía chứa những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, kẽm…trong đó hàm lượng sắt là lớn nhất.

Nghiên cứu cho thấy, mía không những chứa nhiều đường, nước mà còn chứa nhiều vitamin các loại, protein, axit hữu cơ, canxi, sắt…những chất có lợi cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, mía không chỉ kích thích ngon miệng do vị ngọt dịu, dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng và nhiệt lượng cần thiết.

Nho

Theo quan điểm Đông y, nho giúp bổ khí, tăng cường thể lực và bổ máu. Nho chứa nhiều đường glucose, can-xi, phốt-pho, sắt, vitamin, amino axit…Những chất này rất cần thiết để tăng cường sức khỏe và bổ sung máu cho cơ thể người già, phụ nữ mang thai, và những người thường xuyên mệt mỏi do thiếu máu.

Giải pháp hiệu quả đối phó tình trạng thiếu máu khi mang thai

Thiếu máu trong thai kỳ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bà mẹ và em bé. Bạn đã biết cách khắc phục tình trạng này? Hãy cùng khám phá những giải pháp đơn giản sau đây nhé.

Sắt rất quan trọng trong việc tạo haemoglobin, một loại protein trong máu vận chuyển ôxy đến các tế bào. Khi bạn mang thai nhu cầu về lượng máu tăng lên đáng kể. Nhiều chất sắt hơn là điều cần thiết để bạn có nhiều hơn haemoglobin từ đó tăng khối lượng máu cung cấp cho cơ thể. Không chỉ có vậy, sắt còn rất cần thiết cho nhau thai và em bé. Vì vậy, thiếu sắt trong quá trình mang thai sẽ mang lại những hậu quả khôn lường cho bà mẹ và em bé.

Sau đây là những giải pháp giúp bạn bổ sung sắt trong thời kỳ thai nghén:

Bổ sung sắt

Bổ sung sắt từ 18 đến 27 mg mỗi ngày trong thời gian mang bầu là điều cần thiết. Trong trường hợp bạn bị thiếu máu, tình trạng này được phát hiện khi bạn làm các xét nghiệm máu, bác sĩ có thể sẽ tăng liều cho bạn từ 60 đến120 mg mỗi ngày.

Khi bổ sung sắt, bạn luôn luôn thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ, không được uống nhiều hơn cũng như uống ít hơn. Hãy uống thuốc sắt khi đói và uống nó cùng nước cam hoặc vitamin C để quá trình hấp thụ sắt nhanh hơn. Không được dùng canxi và sắt cùng nhau, bởi canxi cản trở sự hấp thụ sắt. Cà phê và trà cũng là loại thức uống khiến quá trình hấp thụ sắt bị giảm.

Mận khô

Mận khô và nho khô đen là nguồn chất sắt phong phú giúp tăng cường haemoglobin trong máu. Nước ngâm mận khô hay nho khô rất dễ uống, vì vậy bạn nên thường xuyên sử dụng chúng. Bạn nên uống chúng vào buổi sáng để tăng khả năng hấp thụ.

Gan

Các loại ngũ tạng như gan là nguồn cung cấp chất sắt cực kỳ phong phú và nó là giải pháp tuyệt vời giúp các bà bầu tránh tình trạng thiếu máu trong thời gian thai kỳ. Ăn gan 3-4 lần mỗi tuần là nguồn bổ sung sắt tuyệt vời để bảo vệ sức khỏe.

Rau bina

Một nguồn cung cấp sắt phong phú khác là rau bina. Bạn có thể ép rau bina để uống nước hoặc ăn rau bina xào. Tuy nhiên, đừng xào rau bina quá chín, bởi nếu quá chín chúng sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết.

Khoai tây còn vỏ

Khoai tây nướng cả vỏ là nguồn bổ sung sắt và các loại carbohydrate tuyệt vời cho cơ thể. Vì vậy, thường xuyên ăn khoai tây nướng trong thời gian mang thai là sự lựa chọn tuyệt vời để bạn đa dạng hóa nguồn bổ sung sắt vào cơ thể.

Ngũ cốc và yến mạch

Yến mạch và ngũ cốc giàu chất sắt là nguồn thực phẩm tuyệt vời để cải thiện tình trạng thiếu máu trong thời gian thai kỳ. Đa dạng nguồn là cung cấp sắt cho cơ thể là cách để các bà bầu bảo vệ sức khỏe và “chăm sóc” em bé đúng cách.

Các loại rau lá xanh

Tất cả các loại rau lá xanh như cải ngọt, bông cải xanh,…đều là những loại rau rất tốt trong việc bổ sung sự thiếu hụt máu của thời kỳ mang bầu. Hãy nhớ ăn kèm thực phẩm giàu sắt với thực phẩm giàu vitamin để tăng cường khả năng hấp thụ. Không bao giờ được dùng sắt cùng với sữa, bởi chúng cản trở sự hấp thụ sắt.
(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Xin cho hoi thieu mau hong cau nho the nhe trong dai doan mang thai co anh huong den thai nhi va me ko ' xin cam on'
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
cac loai trai cay va thuc an nao khong tot cho phu nu mang thai
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
em bị thiếu máu nhưng thường xuyên nôn ói và không ăn uống được gì vậy em phải làm gì ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý