Tiểu buốt khi mang thai

seminoon seminoon @seminoon

Tiểu buốt khi mang thai

18/04/2015 03:25 PM
3,023
Tiểu buốt khi mang thai là gì? Nguyên nhân gây bệnh tiểu buốt khi mang thai. Cách chữa trị tiểu buốt khi mang thai

Tiểu buốt hay nhiễm khuẩn tiết niệu là bệnh hay gặp khi mang thai


Nhiem khuan tiet nieu benh hay gap khi mang thai
Xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán viêm đường tiết niệu
Hệ tiết niệu gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo

. Hai quả thận là cơ quan chủ yếu nằm ở khoang giữa phía dưới bờ sườn sau. Thận có nhiệm vụ lọc các chất độc từ máu tạo ra nước tiểu, giữ các thành phần vi chất ổn định trong máu và sản xuất ra hormon tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu.


Niệu quản là hai ống dài hẹp dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Bàng quang nằm ở phần bụng dưới, sau xương mu. Khi bàng quang đầy nước tiểu, ta sẽ có cảm giác mót tiểu, đi tiểu ra theo đường niệu đạo.

Trung bình một người lớn đi tiểu một ngày khoảng 1,5 lít nước, số lượng này thay đổi tùy thuộc lượng nước uống trong ngày. Nước tiểu bình thường vô khuẩn. Trong nước tiểu chứa nước, muối, các chất bã nhưng không có vi khuẩn, nấm...

Nhiễm khuẩn xảy ra khi các vi sinh vật bình thường ở ống tiêu hóa bám vào lỗ niệu đạo và bắt đầu sinh sản. Hầu hết các nhiễm khuẩn tiết niệu do vi khuẩn E.coli (Escherichia Coli) từ vùng hậu môn, âm đạo xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo vốn rất ngắn của phụ nữ (chỉ 3-4cm), nhiễm khuẩn khu trú ở đấy gọi là nhiễm khuẩn niệu đạo.

Từ đấy, vi khuẩn di chuyển đến bàng quang gây viêm bàng quang. Nếu nhiễm khuẩn này không được điều trị ngay, vi khuẩn có thể lan đến thận qua đường niệu quản gây viêm thận - bể thận.

Yếu tố thuận lợi

Để vi khuẩn phát triển thì một trong những yếu tố thuận lợi hay gặp ở phụ nữ khi mang thai là sự ứ đọng nước tiểu, sự ứ đọng này xảy ra do khối lượng tử cung lớn lên chèn ép vào niệu quản làm giãn đài bể thận, hoặc do sự trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản...

Chính vì vậy, mỗi lần đi khám thai tại bệnh viện, các sản phụ nên kết hợp làm xét nghiệm nước tiểu để phát hiện những viêm nhiễm bắt đầu xuất hiện trong đường tiết niệu để điều trị kịp thời, tránh để lâu sẽ gây biến chứng.

Một số thể nhiễm khuẩn tiết niệu ở phụ nữ có thai

Thể nhiễm khuẩn: Thường không có triệu chứng lâm sàng.

Qua hai lần xét nghiệm nước tiểu riêng biệt thấy có tối thiểu 100.000 vi khuẩn trong 1ml nước tiểu. Thể bệnh này có thể gây biến chứng viêm thận - bể thận cấp với tỷ lệ khá cao nếu không được điều trị kịp thời.

Thể viêm bàng quang: Đái buốt, đái rắt, có khi đái ra máu cuối bãi, có cảm giác nóng bỏng, rát khi đái, không sốt, người mệt mỏi khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm bàng quang có thể dẫn đến viêm thận - bể thận cấp.

Thể viêm thận - bể thận cấp: Đây là thể nặng nhất. Khởi phát thường đột ngột với hội chứng nhiễm khuẩn rầm rộ, sốt cao 39-40oC, mạch nhanh, rét run, thể trạng suy sụp nhanh, hốc hác, mệt mỏi li bì, đau vùng thắt lưng bên phải là triệu chứng hay gặp, có khi đau âm ỉ, cũng có lúc đau dữ dội từng cơn, đau xuyên xuống hố chậu phải và bộ phận sinh dục.

Nếu không điều trị kịp thời thì viêm thận - bể thận cấp sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Người mẹ dễ bị choáng, sốc nhiễm khuẩn gây suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp, suy thận cấp...; thai nhi dễ bị suy thai, đẻ non...

Bệnh cảnh này thường gặp trên người có tiền sử viêm thận - bể thận do sỏi, có viêm bàng quang do sỏi, hoặc dị dạng đường tiết niệu từ trước khi mang thai mà không biết nay mới có điều kiện bộc lộ ra ngoài.

Điều trị có khó không?

Đối với thể nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng và thể viêm bàng quang, sản phụ có thể điều trị ngoại trú dưới sự theo dõi hướng dẫn của thầy thuốc sản khoa. Dùng kháng sinh loại không có hại cho thai.

Sau đợt điều trị, sản phụ cần kiểm tra lại nước tiểu. Đối với thể viêm thận - bể thận cấp, sản phụ cần được điều trị tích cực tại bệnh viện. Tại đây, sản phụ sẽ được thăm khám đầy đủ cả về tiết niệu và sản khoa, tiến hành làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và chức năng thận, làm siêu âm kiểm tra hệ tiết niệu, siêu âm kiểm tra xem thai nhi có bị ảnh hưởng gì không... Muốn điều trị có kết quả tốt bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu nên sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ.

Đi đôi với việc xử trí các triệu chứng về tiết niệu cần có sự chăm sóc về sản khoa như kiểm tra thai, theo dõi tim thai... Nếu có nguy cơ dọa sảy thai thì cho thuốc chống co bóp tử cung.

Phòng bệnh như thế nào?

Phụ nữ khi mang thai cần kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng một lần. Cần chú ý vệ sinh sinh dục hằng ngày, không nên cố nhịn khi muốn đi tiểu, nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp, khi đi đại tiện; khi vệ sinh vùng âm hộ - hậu môn thì nên vệ sinh từ trước ra sau. Ngoài ra uống đủ nước để giúp nước tiểu không cô đặc phòng sỏi hệ tiết niệu.

Theo BS. THANH QUY - Sức khỏe & đời sống

Đông y trị đái buốt khi có thai

Trong thời gian mang thai bị đi tiểu nhiều lần và đi nhỏ giọt ít một, đái rắt có kèm theo cảm giác đau buốt ở đường niệu, triệu chứng đó gọi là đái buốt khi có thai, còn gọi là “tử lâm”, bệnh này rất giống như chứng bệnh viêm niệu đạo bàng quang của nữ giới trong y học hiện đại. Những người có thai, tiểu tiện nhiều lần, thấy buốt là do bào thai của người có thai thuộc thận, thận bị hư nhiệt thì sinh ra tiểu tiện buốt rắt.

Nguyên  nhân bệnh là do thận và bàng quang hư nhiệt, bàng quang dương hư, âm vô dĩ hóa, phế khí hư, tiểu tràng nhiệt, phế hư bàng quanh nhiệt mà khí hóa không hành được, phế kinh uẩn nhiệt, can kinh thấp nhiệt, ăn quá nhiều chất bổ dưỡng, lao động vất vả mệt nhọc gây tổn thương, ăn nhiều thức ăn quay, rán, nướng, tỳ vị khí hư nhược.

Trên lâm sàng thường thấy có mấy nguyên nhân là tâm hỏa lên cao, thấp nhiệt hạ chú, khí hư không mạnh lên được, âm hư nội nhiệt. Tùy thể bệnh mà dùng các bài thuốc thích hợp.

Đái buốt khi có thai do tâm hỏa lên cao

Nguyên nhân: Cơ thể vốn dương vượng, sau khi có thai, âm huyết tập trung xuống để dưỡng thai nguyên, tâm hỏa mất điều dưỡng thì động dương lên cao. Hoặc ăn quá nhiều thức ăn cay, nhiệt uẩn kết ở trong gây động tâm hỏa, tâm với tiểu tràng giống như biểu lý, nhiệt di chuyển về tiểu tràng, truyền vào bàng quang, khí hóa mất bình thường, thủy đạo không thông thoát mà sinh ra đái rắt, đái buốt.

Biểu hiện: Người có thai đi tiểu nhiều lần, khi tiểu tiện khó đi và rít, đau, nước tiểu ít và đỏ, miệng khát tâm phiền, miệng lưỡi sinh lở loét. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng và khô, mạch hoạt sác.

Phép trị: Tả hỏa thông lâm.

Bài thuốc: Sinh địa 9g, mộc thông 9g, ngọn cây cam thảo 9g, trúc diệp 9g, mạch môn đông 9g, sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

Đái buốt khi có thai do thấp nhiệt hạ chú

Nguyên nhân: Chăm sóc bảo dưỡng không thận trọng, tà thấp nhiệt xâm nhập vào, hoặc ăn quá nhiều cao lương mỹ vị bổ dưỡng, tỳ mất kiện vận, uẩn sinh thấp nhiệt, hoặc do gan mật thấp nhiệt hạ chú, thấp nhiệt uẩn kết ở bàng quang, khí hóa mất sự điều khiển thủy đạo bất lợi mà thành tử lâm.

Biểu hiện: Người có thai khi tiểu tiện ngắn, lúc đi nhiều lần, lúc đi gấp, khi đi thấy nóng bỏng, đau buốt, màu nước  tiểu vàng đục, đầu nặng, ăn ít, ngực tức, miệng đắng, tâm phiền, khát mà uống không nhiều, lưỡi đỏ, ở gốc lưỡi rêu vàng nhẫy, mạch hoạt sác hoặc huyền sác.

Phép trị: Thanh nhiệt thông lâm.

Bài thuốc: Bạch thược 12g, sinh địa 12g, ngân hoa 12g, hắc chi tử 9g, phục linh 9g, hoàng cầm 9g, trúc diệp 9g, trạch tả 9g, xa tiền thảo 9g, cam thảo 6g, đăng tâm thảo 5 cọng, sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

Đái buốt khi có thai do khí hư suy không lên được

Nguyên nhân: Trung khí vốn hư nhược, hoặc khi có thai không chú ý giữ gìn và thiếu sự chăm sóc, lao động mệt mỏi quá sức, sinh ra khí hư suy, khí đã hư suy thì không có sức để nâng thai lên được, thai trụy, chèn ép bàng quang, thủy hành bất lợi, sinh ra đái buốt.

Biểu hiện: Có thai được mấy tháng, đi tiểu tiện nhiều lần, rỉ nhỏ giọt ra dầm dề, khi tiểu tiện thấy rít buốt, muốn đi ngay mà không đi được, hoặc cứ thế ứa ra mà không kìm được, màu nước tiểu vàng nhạt, trước và sau khi nước tiểu ứa ra thì âm hộ hoặc bụng dưới sa xuống và đau, sắc mặt ủ dột, tinh thần mệt mỏi, khí đoản, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch tế hoãn (chậm chạp).

Phép trị: Ích khí, chỉ lâm.

Bài 1: Mạch môn đông 12g, thông thảo 9g, hoạt thạch 15g, đương quy 6g, đăng tâm thảo 6g, cam thảo 4g, nhân sâm 9g, tế tân 6g, hoàng kỳ 9g, thăng ma 9g, sắc lấy nước uống 1 thang.

Bài 2: Nhân sâm 9g, mạch môn đông 15g, hoàng kỳ 15g, bạch truật 9g, tang phiêu sao 9g, thăng ma 9g, sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

Đái buốt khi có thai do âm hư nội nhiệt

Nguyên nhân: Cơ thể vốn âm hư, sau khi có thai, thận thủy, âm huyết tập trung vào nuôi dưỡng thai, nên âm tân càng thiếu hụt, hư nhiệt nội sinh, tướng hỏa (cũng là mệnh môn hỏa) thịnh vượng,  nóng bỏng bàng quang, tân dịch rít, thiếu, thủy đạo bất lợi, từ đó sinh tử lâm.

Biểu hiện: Trong thời gian có thai, đi tiểu  nhiều lần, rít, khó đi, rát bỏng và đau buốt, lượng nước tiểu ít, màu vàng, thân hình gầy yếu, hai má ửng đỏ, lòng bàn tay chân nóng, tâm phiền khó ngủ, miệng khô uống ít, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng vàng và khô, ít hoặc không có rêu lưỡi, mạch tế hoạt sác.

Phép trị: Tư âm thông lâm.

Bài thuốc: Sinh địa 21g, xa tiền tử 21g, tri mẫu 9g, hoàng bá 9g, hoài sơn 9g, trạch tả 9g, sơn thù du 9g, phục linh 9g, mạch môn đông 9g, đan bì 9g, sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

Một số bài thuốc dân gian đơn giản hiệu nghiệm

Bài 1: Rau sam tươi hoặc cây chua me đất mỗi thứ 1 nắm, nấu lấy nước chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Điều trị chứng đái buốt khi có thai do thấp nhiệt hạ chú rất có hiệu quả.

Bài 2: Trư linh 150g, nghiền thành bột, uống với nước sôi mỗi lần 9g, ngày uống 3 lần, điều trị chứng đái buốt khi có thai do thấp nhiệt sinh ra.

Bài 3: Rễ cây chuối tiêu 30g, hạn liên thảo 30g, nấu lấy nước uống, điều trị chứng bệnh tử lâm do âm hư, trong nước tiểu có lẫn máu.

Bài 4: Hải kim sa 6g, tang phiêu sao 6g, ích trí nhân 9g, đem sắc lấy nước uống, điều trị chứng bệnh đái buốt khi có thai do thận hư có nhiệt.

Theo BS Thanh Quy Sức khỏe & Đời sống

(St)




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Tiêu buot khi mang thai
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
cho em hoi khi mang thai nguoi phu nu bi tieu buot thi co anh huong gi den thai nhi khong
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
BAC SY CHO EM HOI KHI MANG BAU MA DI TIEU BUOT CO ANH HUONG GI DEN THAI NHI KHONG VAY?
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Em co thai duoc 4 tuan tu nhien xuat hien di tieu buot bs giup em nen uong thuoc tay loai nao va tieu buot co anh huong den thai nhi khong a
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Em co thai duoc 9tuan roi tu nhien cach day mot tuan bi di tieu nhieu va buot chi cho e hoi nhu vay co anh huong gi khong ak mong chi giup em voi
Chào bạn! Bạn nên đi khám để biết dấu hiệu của mình là tiểu buốt nào, rồi mới có thuốc điều trị, chứ nói uống thuốc đôi khi không phải hiệu dược phẩm nào họ cũng quản lý được hết
day la truong trinh tu van suc khoe cong dong sao cac ban lai hoi nhung cau hieu van minh va pham chat qua vaY
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
tôi định có con nhưng không hiểu sao mà mấy ngày nay đi tiểu buốt mà không biết có nên có con lúc này được không?
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Bạn nên đi khám để chắc chắn cơ thể khỏe mạnh trước khi mang thai nhé. Chúc bạn sớm có tin vui@
Tieu rat khi mang thai uong thuoc co sao khong
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
em co bau sao di tieu thay buot la bi sao
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Bs cho e hoi la e co thai da gan 4thang roi ma e lai bi di tieu buot e nen dug thuoc j va co anh huong j den thai nhi ko ah
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý