Đi ngoài xì xoẹt, có bọt ở trẻ sơ sinh thế nào là bình thường?
Bé xì xoẹt ngày 6-7 lần, đi ngoài ra toàn bọt, hoa cà hoa cải, “đánh hơi” cũng ra kèm chút nước vàng… khiến các bà mẹ lo cuống, cho con uống đủ loại men, thậm chí cả kháng sinh, thuốc cam vẫn không hiệu quả, rồi gây ngộ độc nguy kịch.
6 - 7 lần một ngày có phải đi ngoài?
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, câu hỏi ông nhận được nhiều nhất ở các bà mẹ vừa sinh con là: “Vì sao bé lại đi ngoài hoa cà hoa cải, xì xoẹt 5 - 7 lần ngày”, “Bé đi ngoài toàn bọt, có phải sữa mẹ nóng không”, “Bé đánh hơi cũng ra nước vàng, tè cũng ra tí ở hậu môn”, “Sao dùng men tiêu hóa, thậm chí kháng sinh rồi mà con vẫn không khỏi”… Theo BS Dũng, sự băn khoăn của các bà mẹ là dễ hiểu bởi trong suy nghĩ của họ, trẻ như vậy là bị đi ngoài và cần điều trị.
Em bé này từ đi ngoài sinh lý bình thường, được mẹ cho uống men tiêu hóa, thuốc cam và bị ngộ độc chì cấp. Ảnh: H.Hải
“Nói theo sách vở, người lớn, trẻ lớn bình thường ngày đi đại tiện một lần và cho là tiêu chảy nếu đi ngoài đi từ 3 lần trở lên trong một ngày. Nhưng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì hoàn toàn khác, áp theo định nghĩa này sẽ hoàn toàn sai. Đặc biệt ở nhóm trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đang bú mẹ lại càng không đúng. Ở nhóm trẻ đang bú mẹ này, không ăn thêm thức ăn nào khác thì có cháu đi một ngày 5-7 lần, phân đôi khi có nước, hoa cà, hoa cải, bọt cũng hoàn toàn bình thường, không phải bị tiêu chảy”, TS Dũng khẳng định.
TS Dũng cho biết, ở mỗi trẻ có tần số đi ngoài khác nhau, có trẻ 1 lần/ngày, trẻ 3 – 4 lần, có trẻ 5 – 7 lần nhưng nếu trẻ không sốt, bú bình thường, ngủ bình thường, vẫn lên cân thì cha mẹ hoàn toàn yên tâm, không cần can thiệp xét nghiệm, không cần uống men tiêu hóa mà chính đường tiêu hóa của trẻ sẽ tự điều chỉnh dần. Bởi việc uống men, kháng sinh, hay thuốc cam như dân gian hay dùng vẫn không thể giảm được số lần đi ngoài của trẻ.
TS Dũng dẫn chứng một trường hợp bệnh nhi 2 tháng tuổi Nguyễn Duy Anh (Hợp Châu, Tam Đảo, Vĩnh Phúc) đang điều trị tại khoa vì ngộ độc chì. Trước đó, sau sinh bé có hiện tượng đi ngoài bọt liên tục 5 – 6 lần/ngày nên mẹ bé đã mua men tiêu hóa cho con uống liền trong 10 ngày nhưng bé vẫn đi ngoài bọt với số lần như trên, không hề giảm. Tiếp đó, mẹ bé mua thuốc cam, pha nước cho con uống, mẹ ăn bã để chữa đi ngoài, nhưng sau ba ngày dùng thuốc tình trạng đi ngoài bọt của bé vẫn giữ nguyên.
“Điều đó chứng tỏ mọi cố gắng can thiệp vào sinh lý bình thường của trẻ là không cần thiết và không hiệu quả. Chúng ta không thể dùng men tiêu hóa, kháng sinh, thuốc cam… để “chỉnh” cho bé thay vì đi ngoài xì xoẹt ngày 5 – 7 lần xuống còn 1 – 2 lần. Điều đó là không cần thiết vì đó là sinh lý bình thường của trẻ, trẻ vẫn ăn, vẫn lớn. Còn can thiệp vừa không hiệu quả vừa gây hậu quả cho bé, khiến bé từ đứa trẻ bình thường, lành lặn, khỏe mạnh trở thành đứa trẻ ốm yếu, có nguy cơ ảnh hưởng sự phát triển trí tuệ như bệnh nhi trên bởi mẹ cho bé uống thuốc cam và bị ngộ độc chì”, TS Dũng nói.
TS Dũng cũng thẳng thắn thừa nhận, không chỉ các bà mẹ hiểu không đúng về hiện tượng đi ngoài nhiều của trẻ, nghĩ rằng trẻ bị rối loạn tiêu hóa mà nhiều bác sĩ cũng có sự nhầm lẫn này. Bởi hiện nay, các bác sĩ nhi không được đào tạo từ đầu chí cuối như trước mà đa phần từ đa khoa chuyển sang học thêm nhi. Từ đó, các em vẫn mang những kiến thức của đa khoa sang, nguy hiểm vì khám trẻ như khám cho người lớn, trong khi trẻ không phải là người lớn thu nhỏ.
Thêm loạn khuẩn đường ruột vì thuốc
Vì hiểu sai về tiêu chảy, rối loạn ở trẻ em, nhiều người mang phân con đi xét nghiệm để rồi hoảng hồn cầm trên tay kết quả xét nghiệm có dương tính với nấm, chắc mẩm con mình bị tiêu chảy do nấm và uống kháng sinh.
“Phải hiểu rằng, trong phân luôn có nấm, vấn đề là xác định nấm đó có gây bệnh không, nếu không mà cứ cho thuốc chống nấm thì rất nguy hiểm vì đây là sinh lý bình thường của trẻ bú mẹ. Mà để xác định nấm đó có phải là nguyên nhân gây ra tình trạng của con, người bác sĩ không chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm mà phải khám tổng thể đứa trẻ, xem trẻ có ăn, ngủ, lớn bình thường không rồi mới quyết định. Các bà mẹ không hiểu bản chất cứ thấy nấm rồi vội chữa là hoàn toàn sai. Càng uống nhiều loại thuốc càng hại người, cả men, kháng sinh khi uống không đúng chỉ định đều gây loạn khuẩn đường ruột”, TS Dunngx nói.
Hay như với nhiều người, sau khi dùng tây y không đỡ thì chuyển sang Đông y, sử dụng thuốc cam mà không biết nó có chứa chì hay không, nhiều trường hợp trong số đó, tiền mất và mang lại tật cho con vì ngộ độc chì.
Vì thế, khi con có những dấu hiệu đường tiêu hóa trên hay bất cứ các dấu hiệu gì khác mà người mẹ cảm thấy không bình thường, bất an hãy nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. Bác sĩ là người phân tích, tổng hợp các triệu chứng để đưa ra chẩn đoán trẻ bị bệnh hay chỉ là sinh lý bình thường, tuyệt đối không tùy tiện dùng thuốc cho trẻ, tránh dẫn đến tiền thì mất, tật mang thêm.
Hỏi về hiện tượng trẻ sơ sinh bị đi ngoài sủi bọt kéo dài.
Các Anh, Chị cho em hỏi Con trai em được 2 tháng rồi nhưng gần 1 tháng nay cháu đi ngòi hay bị sùi bọt, em đưa cháu lên bệnh viện để khám các bác sĩ bảo cháu bị rối loạn tiêu hóa và kê đơn thuốc cho uống nhưng cháu vẫn không khoi? các anh chị cho em phương pháp điều chị đượckhôngg ? em cảm ơn (Ngô Duy Phương)
Trả lời:
Trẻ sơ sinh bình thường (đặc biệt những trẻ bú mẹ) thường đi tiêu sau mỗi cữ bú. Bé thường đi 5-10 lần trong một ngày, phân sệt, màu vàng sậm, trẻ tăng cân tốt; trường hợp này không gọi là tiêu chảy.
Nếu trẻ bú không đủ, phân có màu xanh lẫn nước nhưng lượng ít.
Nếu trẻ bú nhiều quá, mẹ uống thuốc xổ hoặc ăn thức ăn nhuận tràng thì trẻ bú mẹ có thể bị tiêu chảy. Một số nguyên nhân khác gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh bao gồm: nhiễm trùng, dị ứng sữa, hội chứng kém hấp thu.
Câu hỏi của bạn không nêu rõ con bạn đi ngoài bao nhiêu lần trong ngày? Tuy nhiên, theo chúng tôi phân có hiện tượng lỏng hơn, sủi bọt và có chất nhầy có thể vì đường ruột của cháu bị kích thích do chưa tiêu hoá được hết chất đường trong sữa.
Trong thư của bạn cũng không nói rõ bé đã uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ là thuốc gì, bé đã uống thuốc trong thời gian bao lâu? Để khắc phục tình trạng này trước tiên bạn nên cho trẻ uống thêm một chút Neopeptine (một loại men tiêu hoá trong đó có chứa men Anpha – Amylase giúp tiêu hoá chất đường tốt hơn) nhưng nhớ chỉ sử dụng trong thời gian ngắn và đọc ký hướng dẫn sử dụng.
Ngoài ra nếu bé bú mẹ thì bạn cần lưu ý chế độ ăn của mẹ, tránh các thực phẩm chứa nhiều chất béo no, rán, nướng.... Nên chọn các thực phẩm như sữa chua, bánh mỳ có kèm nhiều rau, hoa quả, cháo, khoai tây luộc....
Bé đi phân sủi bọt.
Câu hỏi:
Chào bác sĩ! Bé nhà tôi được 9 tuần. 8 tuần đầu cháu đi ngoài 3-4 lần/ ngày, phân vàng tươi, sệt,mùi chua.Nhưng 1 tuần nay cháu đi 2 ngày 1 lần, phân vẫn có màu vàng, sệt nhưng lại có nhiều bọt và mỗi lần đi cháu rặn rất khó khăn, phải hơn 30 phút mới đi được. Sáng nay khi cháu đang rặn tôi có lấy bông gòn thấm nước nóng đặt gần hậu môn thì cháu đi dễ hơn. Cháu bú mẹ hoàn toàn nhưng tôi đang bị táo bón không biết có ảnh hưởng gì không? Xin hỏi bác sĩ cách giúp cháu di ngoài dễ dàng và đều đặn hơn, nguyên nhân phân sủi bọt là gì?Xin cảm ơn bác sĩ.Lê Phương
Trả lời:
Trẻ bú mẹ hoàn toàn tiêu phân sền sệt lỏng, ít cái, nhiều nước, vàng sậm và có mùi chua, ngày 3-8 lần. Vậy trong 8 tuần đầu, với các đặc điểm chị mô tả, em bé hoàn tòan bình thường. Một tuần nay, bé có giảm số lần đi tiêu, tuy nhiên tính chất phân vẫn bình thường, nguyên nhân có thể là lượng sữa bé bú giảm hơn và số lần đi tiêu trong ngày cũng giảm khi trẻ lớn hơn. Mẹ đang cho con bú bị táo bón có thể ảnh hưởng đến số lần đi tiêu của trẻ. Do đó chị nên uống nhiều nước đề đủ sữa cho bé bú và ăn chế độ ăn nhiều chất xơ.
Trẻ đi ngoài phân nhầy, sủi bọt và có mùi chua.
Con tôi được hơn 5 tháng tuổi, cháu đi phân lỏng, nhầy như mũi, có sủi bọt, mùi chua. Bác sĩ cho hỏi con tôi có phải bị tiêu chảy không? Bác sĩ nói con tôi bị thiếu canxi. (nguyenminhhue)
(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)
Trả lời:
Tiêu chảy bao gồm tiêu chảy cấp và tiêu chảy kéo dài được định nghĩa chung như sau: Là đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước trên 3 lần trong 1 ngày. Tiêu chẩy cấp tính thường kéo dài không quá 7 ngày, tiêu chảy kéo dài thực chất là một đợt tiêu chảy cấp nhưng kéo dài trên 14 ngày. Bình thường với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi trung bình đi ngoài khoảng 2-3 lần trong ngày, tính chất phân thay đổi ở trẻ bú mẹ hoặc ăn sữa nhân tạo do hệ vi khuẩn đường ruột có khác nhau. Phân của trẻ bú mẹ thường có màu vàng, sền sệt có mùi chua, phản ứng hơi toan, phân của trẻ ăn nhân tạo thường có màu vàng nâu như đất sét hoặc có màu xanh, mùi thối, phản ứng trung tính, rắn hơn phân của trẻ bú mẹ, đôi khi thành khuôn.
Câu hỏi của bạn không nêu rõ con bạn đi ngoài bao nhiêu lần trong ngày, bị đã lâu chưa? Thời gian gần đây bạn có bắt đầu cho bé tập ăn dặm không…cân nặng của bé phát triển có bình thường không? Theo tôi nếu số lần đi ngoài của con bạn dưới 3 lần trong ngày và cân nặng của cháu vẫn phát triển bình thường thì nhìn chung chưa nói được là trẻ đã bị tiêu chảy, còn phân có hiện tượng lỏng hơn, sủi bọt và có chất nhầy có thể vì đường ruột của cháu bị kích thích do chưa tiêu hoá được hết chất đường trong thức ăn hoặc sữa. Để khắc phục tình trạng này trước tiên bạn nên cho trẻ uống thêm một chút Neopeptine (một loại men tiêu hoá trong đó có chứa men Anpha – Amylase giúp tiêu hoá chất đường tốt hơn) nhưng nhớ chỉ sử dụng trong thời gian ngắn và đọc ký hướng dẫn sử dụng. Còn nếu bạn bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm trong giai đoạn này, có thể bạn đã cho trẻ ăn hơi nhiều tinh bột, vì thế nên chú ý trong khẩu phần ăn với trẻ 5 tháng chỉ nên ăn bổ sung thêm 1 bữa bột lỏng/ngày với lượng bột chỉ cần 2 thìa cà phê trong 200ml nước, và nên nấu kỹ bột cho trẻ hơn nữa để tránh tình trạng tinh bột chưa được thuỷ phân hoàn toàn sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ.
Biểu hiện của thiếu canxi máu tùy thuộc vào mức độ có thể gặp các dấu hiệu như: khi ngủ hay bị giật mình và mỗi lần như vậy có những cơn khóc thét, co cứng toàn thân, đỏ và tím mặt, cơn khóc kéo dài và có thể nhiều giờ hoặc suốt đêm. Càng dỗ, càng ru, càng cho bú càng khóc nhiều, có thể ngưng thở trong cơn khóc. Trẻ bị thiếu canxi hay có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa… Ở những trường hợp thiếu canxi nặng có thể ngưng thở và thở nhanh, những cơn tăng nhịp tim và có thể gây suy tim. Tiến triển của hạ canxi máu: nếu không giải quyết tốt nguyên nhân gây hạ canxi máu thì ngoài những biến chứng như trên thì lâu dài sẽ ảnh hưởng đến xương và gây còi xương sớm, biến dạng xương, gù vẹo cột sống. Điều trị: Nếu hạ canxi máu cấp gây cơn co giật thì phải đưa trẻ nhập viện để tiêm canxi gluconate vào tĩnh mạch. Những trường hợp thiếu canxi nhẹ, không có cơn co giật có thể cho uống canxi gluconate kết hợp với vitamin D hàng ngày cho tới khi canxi máu trở về bình thường. Đối với trẻ bú mẹ, cần điều trị cả mẹ lẫn con nếu lượng canxi trong máu và sữa mẹ cũng giảm. Ngoài ra cả mẹ và con nên tắm nắng vào các buổi sáng mỗi lần 30 phút liên tục cho tới khi trẻ biết đi. Trong chế độ ăn của mẹ và con cần tăng cường các chất giàu canxi như cá, tôm, cua, thịt, trứng, sữa và chất béo.
Trẻ đi ngoài phân nhầy và sủi bọt, có mùi chua
Con tôi được hơn 5 tháng tuổi, cháu đi phân lỏng, nhầy như mũi, có sủi bọt, mùi chua. Bác sĩ cho hỏi con tôi có phải bị tiêu chảy không? Bác sĩ nói con tôi bị thiếu canxi.
(nguyenminhhue)
Trả lời:
Tiêu chảy bao gồm tiêu chảy cấp và tiêu chảy kéo dài được định nghĩa chung như sau: Là đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước trên 3 lần trong 1 ngày. Tiêu chẩy cấp tính thường kéo dài không quá 7 ngày, tiêu chảy kéo dài thực chất là một đợt tiêu chảy cấp nhưng kéo dài trên 14 ngày. Bình thường với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi trung bình đi ngoài khoảng 2-3 lần trong ngày, tính chất phân thay đổi ở trẻ bú mẹ hoặc ăn sữa nhân tạo do hệ vi khuẩn đường ruột có khác nhau. Phân của trẻ bú mẹ thường có màu vàng, sền sệt có mùi chua, phản ứng hơi toan, phân của trẻ ăn nhân tạo thường có màu vàng nâu như đất sét hoặc có màu xanh, mùi thối, phản ứng trung tính, rắn hơn phân của trẻ bú mẹ, đôi khi thành khuôn.
Câu hỏi của bạn không nêu rõ con bạn đi ngoài bao nhiêu lần trong ngày, bị đã lâu chưa? Thời gian gần đây bạn có bắt đầu cho bé tập ăn dặm không…cân nặng của bé phát triển có bình thường không? Theo tôi nếu số lần đi ngoài của con bạn dưới 3 lần trong ngày và cân nặng của cháu vẫn phát triển bình thường thì nhìn chung chưa nói được là trẻ đã bị tiêu chảy, còn phân có hiện tượng lỏng hơn, sủi bọt và có chất nhầy có thể vì đường ruột của cháu bị kích thích do chưa tiêu hoá được hết chất đường trong thức ăn hoặc sữa.Để khắc phục tình trạng này trước tiên bạn nên cho trẻ uống thêm một chút Neopeptine (một loại men tiêu hoá trong đó có chứa men Anpha – Amylase giúp tiêu hoá chất đường tốt hơn) nhưng nhớ chỉ sử dụng trong thời gian ngắn và đọc ký hướng dẫn sử dụng. Còn nếu bạn bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm trong giai đoạn này, có thể bạn đã cho trẻ ăn hơi nhiều tinh bột, vì thế nên chú ý trong khẩu phần ăn với trẻ 5 tháng chỉ nên ăn bổ sung thêm 1 bữa bột lỏng/ngày với lượng bột chỉ cần 2 thìa cà phê trong 200ml nước, và nên nấu kỹ bột cho trẻ hơn nữa để tránh tình trạng tinh bột chưa được thuỷ phân hoàn toàn sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ.
Biểu hiện của thiếu canxi máu tùy thuộc vào mức độ có thể gặp các dấu hiệu như: khi ngủ hay bị giật mình và mỗi lần như vậy có những cơn khóc thét, co cứng toàn thân, đỏ và tím mặt, cơn khóc kéo dài và có thể nhiều giờ hoặc suốt đêm. Càng dỗ, càng ru, càng cho bú càng khóc nhiều, có thể ngưng thở trong cơn khóc. Trẻ bị thiếu canxi hay có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa… Ở những trường hợp thiếu canxi nặng có thể ngưng thở và thở nhanh, những cơn tăng nhịp tim và có thể gây suy tim. Tiến triển của hạ canxi máu: nếu không giải quyết tốt nguyên nhân gây hạ canxi máu thì ngoài những biến chứng như trên thì lâu dài sẽ ảnh hưởng đến xương và gây còi xương sớm, biến dạng xương, gù vẹo cột sống. Điều trị: Nếu hạ canxi máu cấp gây cơn co giật thì phải đưa trẻ nhập viện để tiêm canxi gluconate vào tĩnh mạch. Những trường hợp thiếu canxi nhẹ, không có cơn co giật có thể cho uống canxi gluconate kết hợp với vitamin D hàng ngày cho tới khi canxi máu trở về bình thường. Đối với trẻ bú mẹ, cần điều trị cả mẹ lẫn con nếu lượng canxi trong máu và sữa mẹ cũng giảm. Ngoài ra cả mẹ và con nên tắm nắng vào các buổi sáng mỗi lần 30 phút liên tục cho tới khi trẻ biết đi. Trong chế độ ăn của mẹ và con cần tăng cường các chất giàu canxi như cá, tôm, cua, thịt, trứng, sữa và chất béo.
Chúc bé nhà bạn khỏe mạnh, chóng lớn
(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)
(ST)