Nguyên nhân bên ngoài: Do thời tiết nóng, hoạt động thể lực nhiều, hoặc gặp phải việc quá căng thẳng lo sợ
Nguyên nhân bên trong: do hệ thần kinh hay cụ thể hơn là dây thần kinh giao cảm kích thích mồ hôi tiết ra nhiều hơn bình thường. Dây thần kinh này gửi tín hiệu tới các mạch máu, buộc chúng co lại, khiến bàn tay bàn chân lạnh ngắt và ẩm ướt.
2. Biểu hiện của bệnh
Mồ hôi thường đổ nhất là trong suốt mùa hè, bàn tay, bàn chân ướt sũng, nếu để bàn tay rủ xuống có thể thấy nước nhỏ giọt ở các đầu ngón tay, bàn chân luôn luôn ướt là căn nguyên của chân nặng mùi hôi.
Ở một số trường hợp bệnh nặng, thì mồ hôi đổ ra liên tục (ra không tự chủ), một số trường hợp kèm theo ra mồ hôi nhiều ở da đầu hoặc toàn thân.
3. Một số phương pháp điều trị
Chữa bằng các mẹo nhỏ:
- Đun sôi 1 lít nước với 5 túi trà. Sau đó để nguội và ngâm tay vào trong vòng 30 phút. Chất tanin trong trà có tác dụng làm se bề mặt da tay và được xem như là chất chống mồ hôi hữu hiệu hoặc bạn cũng có thể sử dụng túi trà để nắm trong tay khoảng từ 10 đến 15 phút.
- Dùng bông gòn thấm cồn hoặc có thể sử dụng dung dịch nhôm cholorhydrate để lau sạch tay, điều này có thể giúp thu nhỏ lỗ chân lông, hạn chế việc tiết mồ hôi.
- Dùng lá lốt cắt cả cây, cây già một chút thì tốt hơn, cắt sát đất, lấy cả phần rễ trên mặt đất, đem về rửa sạch, cho vào nồi nấu sôi khoảng 15 phút, bắc xuống, để 1 tấm lưới lên trên nồi đã mở nắp rồi xông hơi nóng lần lượt từ tay đến chân. Xông đến khi nước trong nồi nguội bớt thì ngâm chân tay vào nồi nước ấm đó (mỗi lần khoảng 30 phút, mỗi ngày làm 1 lần). Những trường hợp ra mồ hôi tay, chân nhẹ thì dùng cách chữa này rất khả quan. Ngoài ra có thể dùng muối hột đem nấu nước để ngâm chân tay vào; hoặc rang muối trên chảo cho nóng lên rồi xông hơi nóng của muối; hoặc gói muối hột đã rang vào túi vải rồi chườm vào chân tay cũng được.
Chữa bằng cách tập dẫn khí:
Hai tay chắp lại để trước ngực, rồi thở bằng bụng (tựu khí đan điền); 2 bàn tay để phía trước, cách ngực 3 - 4 cm, hai lòng bàn tay đối diện nhau, đầu óc tập trung nghĩ đến các đầu ngón tay, lòng bàn tay, với ý nghĩ hai lòng bàn tay thả lỏng và ấm dần lên. Một lát sau sẽ xuất hiện cảm giác tê dần (khi đó khí đã dẫn đến). Tương tự như trên, thực hiện ở hai lòng bàn chân.
Chữa bằng y học hiện đại:
- Điện chuyển ion: Đưa các hạt điện tích của thuốc qua da vào sâu dưới da. Thuốc sử dụng trong điện chuyển ion là aliminum chloride 20% và glycopyrrolate 0,01% trong môi trường điện chuyển ion.
Phương pháp này dùng thay thế cho phương pháp bôi tại chỗ. Bằng cách tiêm botulinum A toxin: tiêm botox vào mỗi bàn chân, tay hoặc nách tác dụng giảm tiết mồ hôi rất tốt. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc là gây yếu cơ khi cầm nắm nên khuyên bệnh nhân khi làm việc phải thận trọng. Phương pháp này có tác dụng trong 5 tháng sau khi tiêm nhưng giá thành cao. Ở điều kiện nước ta chỉ cần tiêm một lần vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè.
- Phẫu thuật: Khi tất cả các phương pháp trên thất bại thì phương pháp phẫu thuật được áp dụng: cắt bỏ hạch giao cảm ngực để điều trị tăng tiết mồ hôi bàn tay.
- Uống thuốc: Sử dụng thuốc kháng cholinergic như pro-banthine hoặc glycopyrrolate có thể có tác dụng giảm tiết mồ hôi toàn thân trong vòng 4-6 giờ sau khi uống thuốc.
Chứng ra mồ hôi nhiều ở gan bàn tay gây khổ sở không ít cho người bệnh, không chỉ phiền phức trong sinh hoạt riêng mà nhiều khi còn làm cho họ rất bối rối trước một cử chỉ thường thấy trong giao tiếp xã hội: cái bắt tay xã giao. Chỉ một việc lẩn tránh đáp lại hình thức giao tiếp này thôi cũng đủ làm người bệnh kém đi khả năng hoà nhập xã hội nhưng thà như thế còn hơn phải nhận thấy sự khó chịu (thậm chí ghê sợ) ở người vừa chìa tay ra với mình.
Ra mồ hôi nhiều - ngoài nguyên nhân thời tiết nóng hay vận động - là do sự hoạt động qúa mạnh của các tuyến mồ hôi; có thể xảy ra trên khắp cơ thể hay chỉ giới hạn ở một khu vực nào đó, thường là ở cẳng tay, gan bàn tay, gan bàn chân hoặc cũng có thể ở mặt, cổ, khoeo gối, bẹn, và dưới vú. Chứng bệnh này có thể gặp ở cả nam và nữ, thường bắt đầu từ khi còn nhỏ hay từ tuổi dạy thì, nhiều người giảm bớt một cách tự nhiên vào độ tuổi 25-30.
Người bị chứng ra mồ hôi nhiều thường có tâm lý nặng nề (lo lắng, thất vọng) và trạng thái đó lại càng làm cho họ ra mồ hôi nhiều hơn như một vòng luẩn quẩn. May mắn là hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị có hiệu quả và an toàn giúp cải thiện được chất lượng cuộc sống cho những người bị chứng bệnh khó chịu này. Lựa chọn phương pháp điều trị nào phụ thuộc vào mức độ ra mồ hôi.
Nếu bị chứng ra mồ hôi nguyên phát (nghĩa là không phải do một bệnh khác gây ra) và nhẹ thì có thể có cách chữa như sau: Xoa phấn talc hoặc những loại phấn chuyên dụng vào vùng ra mồ hôi, dùng tất (vớ) bằng sợi bông để thấm ẩm tốt. Nếu ra mồ hôi tay, chân nặng thì thày thuốc sẽ cho loại thuốc chống ra mồ hôi, tác động đến hạch thần kinh.
Nếu vẫn không có tác dụng thì có khi phải mổ cắt thần kinh chi phối sự ra mồ hôi ở bàn tay, nách, cổ, mặt (phương pháp nội soi cắt thần kinh giao cảm qua lồng ngực), kết quả thường mỹ mãn ngay sau mổ, hết cả ra mồ hôi chân nhưng có một số nguy cơ và tác dụng phụ mà thày thuốc cần thông báo cho bệnh nhân biết trước khi quyết định chấp nhận phương pháp mổ. Mổ lấy đi tuyến mồ hôi ở nách thì chỉ làm mất hiện tượng ra mồ hôi tay.
Gần đây, có phương pháp tiêm vào vùng ra mồ hôi nhiều
độc tố của vi khuẩn botulinum để phong bế thần kinh, có thể có tác dụng
được 5 tháng, sau đó tiêm nhắc lại nếu thấy mồ hôi lại ra.
Thịt lươn trị chứng ra mồ hôi nhiều
* Ở nông thôn nước ta gần như ở vùng quê nào cũng có những món ăn ngon chế biến từ lươn. Ngoài việc hợp khẩu vị nhiều người thì tôi còn nghe nói lươn được dùng làm thuốc trị chứng ra mồ hôi tay, chân nhiều và trẻ suy dinh dưỡng. Thông tin đó có đúng không? Hồ Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu)
Đúng là có bài thuốc chế biến từ thịt lươn để trị chứng ra mồ hôi tay, chân nhiều. Cách chế biến là lấy một con lươn làm sạch, luộc sơ để gỡ thịt; vo kỹ 30 g gạo nếp rồi giã thành bột; 20 g ý dĩ nhân phơi khô giã thành bột; nấu chung các nguyên liệu này thành dạng xúp lươn để ăn.
Để
dùng cho trẻ suy dinh dưỡng thì dùng 300 g thịt lươn và 25 g hành tây
bỏ vào nồi nấu cháo; đương quy, đẳng sâm, mỗi thứ 15 g, cho vào túi vải
và thả vào nồi cháo; nấu trong khoảng 1 giờ thì vớt bỏ túi thuốc rồi cho
hành, gừng, muối vào và nấu thêm chừng 1 giờ nữa là được.
(ST)