Những yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ Có một số phụ nữ có vẻ dễ mắc bệnh ung ững thư vú hơn một số khác. Nguy cơ này có thể có liên quan tới đặc điểm địa lý, đặc biệt là các nền văn hoá, các đặc thù thuộc về cá nhân và phong cách sống. Một số phụ nữ thừa hưởng tính nhạy cảm đối với bệnh ung thư. Khi đó tính nhạy cảm này đòi phải có một yếu tố nguy cơ thuộc về môi trường hoặc nhiều yếu tố hơn để bệnh ung thư vú có điều kiện phát triển. Do đó, các yếu tố thuộc về di truyền tương tác với các yếu tố môi trường, nhưng thật không may là các bác sĩ không biết chúng tương tác như thế nào.
Tuy nhiên các bác sĩ có đủ hiểu biết để giúp xác định được những ai thuộc nhóm có nguy cơ cao. Điều này giúp sớm phát hiện bệnh ung thư vú và cho phép một số phụ nữ có khả năng thay đổi cách sống và các sự lựa chọn trong cuộc sống để làm giảm nguy cơ mắc bệnh của họ. Cố gắng giữ một thái độ lạc quan và luôn nhớ rằng những yếu tố nguy cơ có thể bị đảo ngược để trở thành những yếu tố bảo vệ: nếu có em bé muộn thì nguy cơ sẽ tăng lên, vậy bạn có thể xem xét có con đầu lòng sớm để làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Nội tiết tố: Các hình thái nội tiết tố của một phụ nữ và sự giao động của chúng trong suốt thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và cho con bú, tất cả đều đóng một phần quan trọng trong việc xác định nguy cơ phát triển ung thư vú. Nội tiết tố từ những nguồn khác, như thuốc tránh thai và liệu pháp thay thế nội tiết tố có thể có tác dụng mặc dù không đáng kể.
Kinh nguyệt: Nguy cơ mắc bệnh ung thư vú có vẻ tăng lên do sự xuất hiện và cả sự chấm dứt kinh nguyệt. Trong thế giới phát triển ngày nay, tuổi trung bình của phụ nữ khi bắt đầu có kinh dường như ngày càng sớm hơn, và tuổi trung bình mãn kinh ngày càng muộn hơn. Sự kéo dài “cuộc sống kinh nguyệt” này có thể là một yếu tố đóng góp vào sự gia tăng thấy rõ tỉ lệ ung thư vú.
Các nhà nghiên cứu đang dần dần tin rằng số chu kỳ kinh nguyệt tổng cộng trong cuộc đời của một phụ nữ xác định nguy cơ mắc bệnh ung thư vú của cô ta. Thậm chí là số chu kỳ kinh trước lần mang thai đầu tiên có thể quan trọng hơn nhiều. Có khả năng là hai vú nhạy cảm hơn với hoạt động của nội tiết tố trước khi chúng phát triển trọn vẹn – nghĩa là trước khi chúng sản xuất ra sữa- và điều này sẽ giải thích tại sao lứa tuổi ở lần mang thai đầu tiên lại quan trọng.
Cũng có thể thời kỳ có khả năng sinh sản, theo khái niệm sinh học, là một giai đoạn bất thường đối với nữ giới và ví vậy nó khiến cho ung thư phát triển ở phụ nữ. Chỉ tương đối gần đây, phụ nữ đã không còn dành nhiều thời gian cho việc mang thai hoặc cho con bú. Chỉ có ở thế kỷ 20, phụ nữ mới sống đủ lâu tới thời kỳ mãn kinh. Một cô gái trung bình trong thế giới phát triển ngày nay bắt đầu có kinh trước 12 tuổi, nhưng sẽ đợi đến khi 25 tuổi hoặc 26 tuổi mới có đứa con đầu lòng, như vậy trước khi mang thai đứa con đầu lòng, cô gái đã trải qua gần 14 năm với các chu kỳ kinh nguyệt liên tục hàng tháng. Điều này không xay ra nếu phụ nữ sống dưới các nền văn hoá khác. Một cô gái Châu Phi có thể chưa có kinh cho tới khi cô 17 hoặc 18 tuổi vì cô ta không được nuôi dưỡng đầy đủ, và hầu như có thể có thai ngay khi có kinh, do thế cô không phải trải qua nhiều chu kỳ kinh nguyệt.
Bảo vệ trong thời kỳ mang thai: Không có gì để nghi ngờ việc có con giúp phụ nữ chống lại bệnh ung thư vú; điều này có thể là do nó giữ cho phụ nữ không phải trải qua các chu kỳ kinh nguyệt trong 9 tháng. Sự bảo vệ chính yếu dường như được ban tặng cho phụ nữ ở lần mang thai đầu tiên nhưng phải đủ tháng; lần mang thai đầu tiên mà bị hư thai hay sẩy thai thì không có tác dụng bảo vệ.
Không có con và sinh cón muộn đều là nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư. Đối với những phụ nữ có con đầu lòng sau tuổi 30, nguy cơ bị bệnh ung thư vú cao gấp 2 lần só với những phụ nữ có con trước tuổi 20. Những phụ nữ không có con thì có nguy cơ tăng cao, và điều này một phần nào giải thích tại sao sự vô sinh ở những phụ nữ lớn tuổi có liên hệ với ung thư vú. Điều ngạc nhiên là những phụ nữ có con đầu lòng sau 35 tuổi lại dường như có nguy cơ thậm chí cao hơn so với những phụ nữ không sinh con.
Thuốc tránh thai: Thuốc tránh thái dạng ống được giới thiệu cách đây khoảng 30 năm và đã được khoảng 150 triệu phụ nữ sử dụng. Những nghiên cứu trong thời gian rất dài đã không phát hiện được bất cứ một nguy cơ gia tăng bệnh ung thư vú đáng kể nào ở những phụ nữ có dùng thuốc. Ung thư vú cũng phổ biến giống như việc dùng thuốc tránh thai, do đó nếu ung thư vú phát triển ở một phụ nữ nào đó đang dùng thuốc ngừa thai thì cũng không thể khẳng định rằng hai việc này có liên quan với nhau; nhưng dù sao cũng có thể có trướng hợp chúng có liên quan.
Ngược với những gia tăng nhỏ về nguy cơ mắc bệnh, các bác sĩ phải nhận mạnh một sự thật là thuốc tránh thai có tác dụng phòng ngừa ung thư buồng trứng. Đối với một phụ nữ có nguy cơ ung thư buồng trứng tác dụng phòng ngừa ung thư buống trứng lại đáng quan tâm hơn là ung thư vú. Một số nghiên cứu đã cho thấy sự giảm bớt những thay đổi lành tính ở vú trong số những phụ nữ dùng thuốc tránh thai, điều này cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú.
Phương pháp thay thế nội tiết tố: Các triều chứng mãn kinh đã được điều trị thành công bằng phương pháp thay thế nội tiết tố trong hơn 50 năm qua. Tuy vậy không có sự gia tăng rõ rệt bệnh ung thư vú, và việc sử dụng nội tiết tố thay thế đã trở nên khá rộng rãi cách đây gần hai thập niên, cho thấy rằng bất cứ nguy cơ nào cũng là rất nhỏ. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều động ý rằng trong 10 năm đầu sử dụng không có nguy cơ nào phát sinh liên quan với liệu pháp nội tiết tố thay thế. Sau thời gian đó, nguy cơ tăng lên rất nhỏ nhưng đối với một phụ nữ có sức khoẻ trung bình thì việc sử dụng nội tiết tố thay thế có vẻ như không làm gia tăng nguy cơ ung thư vú so với việc có con đầu lòng sau tuổi 30.
Cũng như thuốc tránh thai, nội tiết tố thay thế cũng có lợi ích làm giảm những nguy cơ có thể có. Nội tiết tố thay thế có tác dụng phòng ngừa đối với ung thư phổi, đại tràng, buồng trứng và cổ tử cung. Nó cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh tim, nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở phụ nữ và bệnh loãng xương. Những phụ nữ điều trị bằng nội tiết tố thay thế, nếu có bị ung thư vú thì thường có dạng ung thư ít di căn và thường đáp ứng với phương pháp điều trị nội tiết tố. Những phụ nữ có bệnh ung thư vú phát triển sau khi đã từng điều trị nội tiết tố thay thế trong 8 năm thì có tỷ lệ sống sót cao hơn. Tóm lại, những phụ nữ đã sủ dụng nội tiết tố thay thế nhường như có tỉ lệ tử vong thấp hơn ở mọi lứa tuổi so với những người không sử dụng nội tiết tố thay thế.
Thậm chí cả với những phụ nữ đã có bệnh ung thư vú, không cần phải ngưng sử dụng nội tiết tố thay thế trừ khi không có sự theo dõi cẩn thận của bác sĩ chuyên môn trong lĩnh vực này. Nếu bạn thuộc loại này, bạn nên trình bày điều đó với một bác sĩ phụ khoa cũng như với một chuyên gia về ung thư.
Tiền sử gia đình: Lịch sử gia đình có người bị ung thư vú, bản thân nó là một yếu tố nguy cơ lớn và nó làm cho những nguy cơ tiềm ẩn khác trở lên quan trọng hơn. Sự gia tăng nguy cơ phụ thuộc vào mối liên hệ mật thiết như thế nào đối với người bị ung thư vú và có bao nhiêu người trong họ hàng đã bị ung thư vú. Nguy cơ sẽ lớn hơn nếu những thân nhân đó phát triển bệnh ung thư trước 50 tuổi, và nguy cơ gia tăng thêm nếu có hai người thân bị ảnh hưởng. Nguy có lớn nhất khi mẹ bạn bị ung thư vú lúc chưa tới 35 tuổi.
Chẳng hạn một phụ nữ có mẹ bị ung thư ở cả hai vú khi chưa tới 35 tuổi thì bản thân cô ta sẽ có 50% khả năng bị mắc bệnh ung thư vú. Khả năng bị ung thư vú của gia đình này ngày nay được biết là có liên quan tới hai gien, được đặt tên là BRCA1 và BRCA2. Sinh ra trong một “gia đình bị ung thư vú” nghĩa là có nguy cơ cao bị mắc bệnh này, do đó điều quan trọng là phải nhận diện được những phụ nữ này.
Tuổi tác: Căn cứ vào việc các yếu tố môi trường có thể phản ứng với gien tiền định để khởi phát ung thư vú thì có thể lý luận rằng một phụ nữ sống càng lâu thì càng phải đối mặt với những tác nhân kích koạt từ môi trường và nguy cơ phát triển ung thư vú càng cao. Giả thiết này được đưa ra dựa trên những thống kê: Khoảng một nửa trong số các ca ung thư vú xuất hiện ở phụ nữ tuổi 50-64, cùng với 30% khác nữa là ở những phụ nữ trong độ tuổi trên 70. Điều này có nghĩa là 80% ca ung thư vú xuất hiện ở những phụ nữ trên 50 tuổi.
Địa lý: Mặc dầu tần số xuất hiện của bệnh ung thư vú thay đổi khác nhau ở khắp nơi trên thế giới nhưng dường như căn bệnh này chỉ xảy ra cho những phụ nữ da trắng sống ở những vùng khí hậu lạnh hơn trong các xã hội công nghiệp hoá cao, và nó là phong cách sống không được khuyến khích của thế giới phát triển. Phụ nữ thuộc khu vực có nguy cơ thấp (ví dụ như Nhật Bản, nước có tỉ lệ ung thư vú thấp nhất trên thế giới) mà chuyển đến và định cư cố định ở những nước có nguy cơ cao hơn, như Anh Quốc, thì sẽ chuyển lên thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn. Vì vậy yếu tố môi trường dường như mạnh hơn các yếu tố chủng tộc và di truyền. Thậm chí có bằng chứng cho thấy tỉ lệ ung thư vú gia tăng khi các quốc gia trở nên công nghiệp hoá hơn.
Phóng xạ: Các bác sĩ đã biết rằng những lượng phóng xạ cao có thể thúc đẩy sự phát triển của ung thư vú. Trong quá khứ, những phụ nữ nhận những tia X chụp ngực với liều lượng cao để kiểm tra kết quả điều trị bệnh lao thì có nguy cơ cao phát triển bệnh ung thư vú. Những phụ nữ Nhật Bản phải chịu những lượng phóng xạ cao khủng khiếp từ bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki thì phát triển bệnh ung thư vú với tỉ lệ cao hơn so với những phụ nữ Nhật cùng tuổi nhưng sống ở những vùng khác trong nước này.
Bảo vệ trong thời gian cho con bú: Thời kỳ cho con bú dường như giúp phụ nữ rất nhiều trong việc phòng ngừa ung thư vú, mặc dầu thời kỳ mang thai quan trọng hơn; mang thai sớm là cách phòng ngừa tốt cho bất kể người phụ nữ nào dù họ cho con bú mẹ hay bú bình. Một số bằng chứng từ những nghiên cứu tại Anh quốc cho thấy rằng cho con bú mẹ dù là trong thời gian ngắn cũng có tác dụng bảo vệ vú khỏi bệnh ung thư. Cho con bú sữa mẹ có tác dụng bảo vệ quan trọng và có thể thực hiện được ở bất cứ phụ nữ nào sinh con. Thế nhưng đáng ngạc nhiên là nhiều phụ nữ lại không muốn làm điều đó. Phụ nữ nên xem xét lại việc cho con bú sữa mẹ , thậm chí chỉ cần trong một thời gian ngắn, chẳng hạn trong hai tuần vì chính lợi ích của mình và của con bạn.
Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống ở phương Tây luôn bị chỉ trích là yếu tố nguy cơ cho bệnh ung thư vú, nhưng bằng chứng thì lại khá mong manh. Sự liên hệ ban đầu này (giữa chế độ ăn uống và bệnh) xuất phát từ một kết quả quan sát được: mỡ thuộc chế độ ăn có thể gây ra những khối u vú ở chuột. Những bằng chứng như vậy không thể được đáp dụng trực tiếp cho loài người, nhưng nó là một khởi sự thú vị. Tuy nhiên, những nghiên cứu về tổng số mỡ được nhập vào cơ thể đã không tìm ra được kết luận là những phụ nữ bị ung thư vú tiêu thụ một lượng mỡ cao hơn một cách đáng kể so với những phụ nữ không bị bệnh; mối liên hệ này có thể phản ánh tổng số lượng calorie lấy vào hơn là chỉ phản ánh tổng số mỡ. Nguy cơ ung thư vú dường như liên quan nhiều đến bệnh béo phì hơn là sự tiêu thụ mỡ.
Những người theo chế độ ăn nhiều mỡ có khuynh hướng ăn ít trái cây và rau, do đó có thể nguy có bị bệnh là do sự thiếu hụt chất xơ hơn là do lượng mỡ dư. Những nghiên cứu gần đây cho rằng chế độ ăn có nhiều ngũ cốc và rau có thể phòng ngừa được bệnh ung thư vú. Chất xơ được cho là có ảnh hưởng tới sự biến dưỡng oestrogen và một số chất dẫn xuất vitamin có thể có tác dụng bảo vệ, đặc biệt là vitamin E và betacarotene, một dạng của vitamin A.
Một nghiên cứu tù Cambridge, Anh đã cho thấy rằng chế độ ăn giàu đậu nành sẽ kéo dài chu kỳ kinh nguyệt khoảng 2 hoặc 3 ngày. Tính cho một đời người thì điều này có thể có nghiã là các chu kỳ kinh nguyệt sẽ ít hơn một cách đáng kể, có tác dụng hữu ích đối với ung thư vú. Thành phần có hoạt động của đậu nành là isoflavones có tác dụng tạo oestrogen mạnh.
Sự béo phì: Những phụ nữ thừa cân có nguy cơ chết do ung thư vú cao hơn so với những người gầy. Dạng béo phì dường như là rất quan trọng trong việc xác định nguy cơ ung thư vú. Khi mỡ tập trung xung quanh thân thể làm cho tỉ lệ số đo giữa eo và mông lớn hơn một (“thân hình quả táo”), thì nguy cơ ung thư cao hơn so với những phụ nữ diu trì đựoc một vòng eo nhở hơn mông (“thân hình quả lê”). Dạng béo phì này được liên kết với một số bệnh, như bệnh tim ở nam giới. Nó là một sự phân bố mỡ phổ biến ở những phụ nữ mập mạp sau kỳ mãn kinh và những phụ nữ vô sinh, ở những phụ nữ này tỉ lệ ung thư vú cao hơn mức bình thường.
Rượu: Số lượng rượu uống vào quá nhiều làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú của một phụ nữ trong thời gian dài, vì rượu có thể góp phần vào việc chuyển hoá oestrogen của cơ thể. Cả oestrogen và rượu bị phân huỷ ở gan và sau đó qua nhiều năm phải chứa đựng rượu, gan sẽ phải mất đi khả năng chuyển hoá oestrogen. Điều này dẫn đến kết quả làm gia tăng lượng oestrogen trong máu, một yếu tố được biết là làm tăng nguy cơ ung thư vú. Sự liên kết với rượu này không phải là một nguy cơ lớn và phải được quan tâm. Nếu một ngàn phụ nữ trên 30 tuổi uống rượu một cách vừa phải trong 2 năm thì sẽ có thêm một trường hợp ung thư vú trong số này.
Những gì bạn có thể làm
Mặc dầu bạn không thể kiếm soát được một số yếu tố gây bệnh như tiền sử gia đình hay tuổi mãn kinh, nhưng bạn có thể thay đổi một số khía cạnh trong lối sống của mình để làm giảm bớt đi các nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
-
Hạn chế bớt số thịt đỏ và mỡ trong chế độ ăn và tăng lượng chất xơ bằng cách ăn nhiều ngũ cốc dạng nguyên hạt, trái cây và sau mỗi ngày.
-
Chỉ uống rượu với một lượng vừa phải.
-
Làm giảm lượng mỡ thừa của cơ thể bằng chế độ ăn cân bằng các chất và tập thể dục đều đặn.
-
Sắp xếp kế hoạch để có con đầu lòng trước tuổi 30.
-
Nếu bạn có con thì nên cho con bú sữa mẹ, càng lâu càng tốt.
ST