Mất giọng hay Khàn tiếng (hoarseness) là triệu chứng không đặc hiệu của nhiều bệnh ở thanh quản từ những polype lành tính đến những khối ung thư đe dọa đến tính mạng.
Triệu chứng của Khàn tiếng rất dễ nhận thấy nhưng nhiều người không để ý, đến khi bệnh nặng gây nhiều biến chứng nguy hiểm mới tìm đến thầy thuốc.
Dưới đây là các phương pháp điều trị có thể áp dụng để trị chứng khản tiếng:
1. Mật ong hấp quất
Mỗi ngày 6 thìa siro mật ong quất là bài thuốc dân gian có hiệu quả rất nhanh chóng để lấy lại chất giọng trong trẻo.
Cách làm: Quả quất còn xanh, rửa sạch, bổ đôi, bỏ hạt. Cho vào bát, đổ mật ong ngập phần quất, trộn đều. Quyện thành dung dịch siro là có thể dùng cả siro lẫn miếng quất.
2. Mật ong, dầu ô liu, chanh
Để chống lại tình trạng khản tiếng, bạn có thể trộn 2 muỗng canh mật ong, 1 muỗng canh dầu ô liu và nước chanh.
Bạn nên uống 1 muỗng canh hỗn hợp này 3 lần/ ngày và uống liên tiếp 3-4 ngày sẽ điều trị hữu hiệu sự khản tiếng.
3. Trà, chanh và muối
Sự phối hợp này là thực tế điều trị tốt nhất cho những gì ảnh hưởng tới cổ họng và nhanh chóng làm dịu cổ họng của bạn. Chúng cũng có thể điều trị sự khản tiếng hay đau họng.
Rót một cốc trà đầy, đổ nước cốt chanh và 02 muỗng canh muối vào khuấy đều. Sau đó sử dụng hỗn hợp này để súc miệng mỗi ngày nhiều lần.
4. Gừng, chanh, muối
Là một sự kết hợp khá tốt để giảm thiểu những gì có thể ảnh hưởng tới cổ họng, giúp làm dịu sự ngứa rát ở cổ họng của bạn.
Bạn có thể tự pha nước gừng để uống như nước trái cây, sau đó nhớ thêm chanh và muối vào cốc nước gừng vừa pha nhé.
5. Nước củ cải trắng
Củ cải trắng chứa tinh dầu và lượng đáng kể Vitamin A và C.
Cách làm: Củ cải sống rửa sạch, vắt lấy nước. Thêm vài lát gừng giã lấy nước
Trộn chúng lại uống ngày 3 lần, 2 ngày sẽ khỏi khản tiếng. 6. Nước giá đậu xanh
Lấy 100g giá sống, rửa sạch cho vào tô. Rửa tay sạch, bóp nát giá, sau đó đổ một ít nước sôi vào tô, lượng nước ngang bằng giá. Đậy nắp lại khoảng 15 phút, bỏ xác giá, lọc lấy nước uống. Có thể uống hai – ba lần mỗi ngày.
Những lưu ý
Nếu khàn tiếng từ 2 tuần trở lên đều phải được nội soi kiểm tra thanh quản, để phát hiện bệnh sớm, nhất là ung thư. Việc điều trị tùy thuộc vào thương tổn và mức độ của bệnh. Nếu nhẹ chỉ cần hạn chế nói, nặng hơn phải dùng thuốc hay phải cần đến phẫu thuật.
Việc dùng phương pháp nào phải được bác sĩ quyết định dựa vào từng loại bệnh nhằm phục hồi được cấu trúc bình thường để làm sao có lại được giọng nói tốt nhất hay an toàn đến tính mạng nhất trong trường hợp có khối u ác tính.
Chúng ta có thể hạn chế hay phòng ngừa những tổn thương này bằng cách nói nhỏ, nói ít lại khi bắt đầu thấy có thay đổi giọng nói, không dùng các chất kích thích nguy hại như thuốc lá, rượu.
Cần lưu ý với những yếu tố nguy cơ tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý ở thanh quản phát triển, hay làm bệnh nặng thêm như: hút thuốc lá nhiều; uống rượu thường ngày; những người có tiền căn dị ứng theo mùa – cứ đến một thời gian nhất định trong năm hay bị nổi mề đay, ho, khàn tiếng, những người mắc bệnh trào ngược dịch từ bao tử lên họng…