Bà bầu ăn khoai tây chiên có được không?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bà bầu ăn khoai tây chiên có được không?

05/11/2015 12:00 AM
215

Bà bầu ăn khoai tây khiến thai nhi dễ bị dị tật, thiếu cân… chính vì vậy bà bầu cần thực sự cẩn thận khi ăn khoai tây.
 

Bà bầu ăn khoai tây được không?

Khoai tây được coi là thực phẩm có chất dinh dưỡng rất phong phú, giàu protein lại có thêm 18 loại axit amin cần thiết. Chất kết dính protein có trong protein của khoai tây còn giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Hàm lượng vitamin B có trong khoai tây cũng khá cao.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bà bầu nên ăn ít khoai tây hoặc không ăn là tốt nhất. Bởi trong khoai tây lại chứa một độc tố gọi là solaninne (còn gọi là chất kiềm sinh vật).

Tác hại khi bà bầu ăn khoai tây

Tuy nhiên, theo các chuyên gia bà bầu nên ăn ít khoai tây hoặc không ăn là tốt nhất.

Theo các chuyên gia, bà bầu nên ăn ít khoai tây hoặc không ăn là tốt nhất.

Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật.

Có kết luận cho rằng, phụ nữ mang thai có khuynh hướng di truyền nhất định và mẫn cảm với chất kiềm sinh vật, ăn 44,2 - 252g khoai tây có thể làm cho thai nhi dị dạng.

Mà chất kiềm sinh vật trong khoai tây không thể tiêu giảm hoàn toàn qua quá trình chế biến thông thường như ngâm nước, xào, luộc…

Ngoài ra, cấu trúc solanin trong khoai tây khá giống hormone steroid, nội tiết tố estrogen và progestrogen trong cơ thể. Nếu phụ nữ mang thai lúc nào cũng ăn khoai tây thì cơ thể sẽ hấp thu một lượng lớn ancaloit, có thể gây ra bất thường cho thai nhi.

Một số chuyên gia cảnh bảo, nếu phụ nữ mang thai nhạy cảm với ancaloit thì chỉ cần ăn 44-250g khoai tây/ngày, liên tục trong nhiều ngày, các bất thường ở thai nhi có thể xảy ra. Cần nhớ rằng, ancaloit trong khoai tây không giảm qua các bước nấu nướng thông thường như hấp hay đun sôi.

Baophunu.info cho biết, khoai tây giàu tinh bột, vì thế khi nấu ở nhiệt độ cao (chiên, nướng) sẽ hình thành acrylamide - một loại chất hóa học độc hại. Nếu thai phụ hấp thụ một lượng lớn Acrylamide thì em bé sinh ra sẽ nhẹ cân hơn tiêu chuẩn trung bình và có chu vi đầu nhỏ hơn.

Kích thước đầu của trẻ sơ sinh có liên quan mật thiết đến sự phát triển thần kinh của bé, do đó, nếu trẻ sinh ra với chu vi đầu nhỏ sẽ dẫn đến các hiện tượng chậm phát triển. Các thai nhi hấp thu hóa chất acrylamide trong chế độ ăn uống của người mẹ thường có chu vi đầu nhỏ hơn kích thước trung bình 0,33cm.

Một số dấu hiệu và nguy cơ điển hình là trẻ có tầm vóc nhỏ hơn, tăng khả năng mắc bệnh tim, tiểu đường và loãng xương.

Ngoài ra, trong khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và tăng nguy cơ cho thai.

Chế biến với rất nhiều dầu mỡ, khoai tây chiên là một trong những loại thức ăn nhanh được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chị em không nên ăn trong thời gian bầu bí.

Không chỉ gây tăng cân, khó tiêu, khoai tây chiên giàu chất béo còn có xu hướng làm giãn các van cơ bắp vốn ngăn cách thực quản với dạ dày, cho phép axit từ dạ dày thấm ngược lên thực quản. Kết hợp với hormone thai kỳ khiến van này càng giãn rộng hơn nữa, từ đó làm tăng gấp đôi tình trạng ợ nóng ở bà bầu.

Vì thế, tốt hơn phụ nữ mang thai nên ăn khoai tây điều độ. Một số thai phụ nghiện món khoai tây chiên. Mặc dù khoai tây chiên đã được xử lý ở nhiệt độ cao song các solanin chỉ có thể giảm ở mức độ nào đó.

Hơn nữa, khoai tây chiên còn chứa nhiều chẩt béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và tăng nguy cơ cho thai. Do đó, khoai tây chiên cũng không thích hợp cho bà bầu để ăn liên tục hoặc ăn nhiều.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý