Chào bác sĩ, bác sĩ làm ơn cho em họi Nếu như nam giới quan hệ tình dục ( không sử dụng bao cao su) với người bị nhiễm HIV thi sau bao nhiêu ngày kể từ ngày quan hệ có thể đi làm xét nghiệm máu để có kết quả xét nghiệm HIV trong máu tốt nhất ? Bác sĩ giúp em với nhé! Xin trân thành cảm ơn bác sĩ ! (Nguyen Lam Linh)
Trả lời:
Trong trường hợp của bạn hỏi, khi QHTD không sử dụng bao cao su với người mang virus HIV, thì tỷ lệ lây nhiễm rất cao.
Để biết mình có bị lây nhiễm HIV không thì chỉ có cách là đi xét nghiệm máu. Thời gian làm xét nghiệm cho kết quả chính xác:
* Xét nghiệm lần 1: Sau 3 tháng kể từ khi có hành vi nguy cơ.
* Xét nghiệm lần 2: Sau lần một 3 tháng.(Chú ý: Trong khoảng thời gian này không được xảy ra những hành vi nguy cơ mới).
Bởi ít nhất sau từ 3-6 tháng, nếu bị lây nhiễm HIV thì lúc này cơ thể mới sản sinh ra kháng thể kháng lại vi rut HIV, lúc này xét nghiệm mới chính xác.
Trong thời gian bạn chưa có kết quả chính xác là có bị nhiễm HIV hay không, cách tốt nhất để phòng tránh lây nhiễm cho vợ hoặc bạn tình là dùng bao cao su đúng cách khi có QHTD.
Để phòng nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường tình dục bạn cần có những kiến thức sau:
* Không quan hệ tình dục với bất kể ai khi mà bạn không biết rõ ngưới đó có khoẻ mạnh và không có bệnh hay không - Là cách an toàn nhất bảo vệ bạn không những tránh khỏi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS mà còn có thể giúp bạn tránh lây nhiều bệnh khác.
* Thực hiện cuốc sống tình dục lành mạnh, chung thuỷ với một bạn tình duy nhất - Là lá chắn ngăn chặn HIV và các bệnh tật khác bảo vệ cho bạn có sức khoẻ tốt và có cuộc sống lứa đôi hạnh phúc.
* Thực hiện các hành vi tình dục an toàn hơn hoặc áp dụng kiểu tình dục không thâm nhập - Tức là chỉ vuốt ve âu yếm(nếu có hôn thì hôn không mở miệng).
* Luôn sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục để tránh làm rách hoặc thủng bao cao su.
* Tăng cường khám, điều trị bệnh Viêm nhiễm Lây qua đường tình dục có hiệu quả nếu bị mắc bệnh.
Hy vọng rằng,qua những trao đổi trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề mà bạn quan tâm.
Bao lâu để có thể xét nghiệm HIV/AIDS
Xin cho em biết thời gian tối thiểu là bao lâu sau khi quan hệ tình dục, ta có thể đi xét nghiệm máu về AIDS được? Và kết quả sẽ có trong thời gian bao lâu? Trong 3 con đường lây nhiễm hiện nay, đường nào có tỉ lệ nhiễm bệnh cao nhất? Xin chân thành cảm ơn sự tư vấn của chương trình này. (Một độc giả)
- Trả lời của anh Trần Song Khoa , điều phối mạng Dự án GIPA ("Tăng cường sự tham gia của những người sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS”) TP.HCM:
Xin chào bạn.
Tôi xin trả lời trực tiếp câu hỏi của bạn. Lần cuối cùng khi bạn quan hệ tình dục không an toàn thì muốn tìm kháng thể kháng HIV/AIDS, thời gian tối thiểu ít nhất là từ 3 tháng đến 6 tháng. Nếu sau 3 tháng kết quả xét nghiệm là âm tính thì 3 tháng sau bạn nên làm một xét nghiệm.
Nếu kết quả vẫn là âm tính thì xin chúc mừng bạn đã không bị nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý bạn trong thời gian xét nghiệm bạn không nên tạo thêm cho mình một hành vi nguy cơ cao nào khác.
Ngoài ra, còn có phương pháp khác là tìm kháng nguyên thì thời gian sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên phương pháp này rất tốn kém và hiện nay chỉ có những thành phố lớn mới có trung tâm thực hiện phương pháp xét nghiệm này. Phương pháp này cũng ít được phổ biến.
Trong ba con đường lây truyền HIV/AIDS con đường lây truyền qua đường máu là có tỷ lệ cao nhất (tiêm chích chung xilanh, truyền máu không được kiểm tra HIV/AIDS).
Xét nghiệm HIV
Thực chất về xét nghiệm HIV
Người ta thường gọi là xét nghiệm HIV hay xét nghiệm AIDS, nhưng các xét nghiệm thông thường hiện nay về thực chất nó không phải là xét nghiệm tìm con vi rút HIV, mà là tìm kháng thể chống lại HIV( antibody HIV).
Khoảng 3 đến 6 tháng sau khi HIV vào cơ thể, cơ thể sẽ tạo ra chất kháng thể chống lại HIV. Đáng buồn là kháng thể này bất lực, không trị được HIV. Nhưng kháng thể là dấu hiệu cho thấy có nhiễm HIV. Do đó xét nghiệm HIV là tìm kháng thể HIV.
Nhược điểm của cách xét nghiệm này là có khi có nhiễm vi rút HIV nhưng không tìm ra kháng thể vì kháng thể chưa có. Do đó người ta rất lưu ý “thời kỳ cửa sổ”.
Thời kỳ cửa sổ là thời gian sau khi đã nhiễm HIV nhưng cơ thể chưa kịp sản xuất kháng thể hoặc lượng kháng thể sinh ra quá nhỏ. Xét nghiệm khi đó chưa tìm được mầm bệnh. Thường thì thời kỳ này là trong vòng 2-12 tuần (thường quy định là 3 tháng), cũng có người dài hơn, nhưng nói chung không quá 6 tháng.
Mỗi phương pháp xét nghiêm khác nhau, mỗi loại máy móc khác nhau cho phép xác định HIV trong một thời gian khác nhau. Vì vậy khi đi xét nghiệm, tốt nhất là bạn nên hỏi bác sĩ xem phương pháp mình làm có thể xác định chính xác trong thời gian bao lâu.
Hiện nay, “thời gian cửa sổ” được cập nhật mới nhất là 12 tuần nếu sau 12 tuần các xét nghiệm của bạn đều âm tính thì bạn hãy yên tâm đi nhé. Các trường hợp sau 3 tháng âm tính, nhưng sau 6 tháng dương tính tỉ lệ rất thấp, chỉ là 1/10.000 thôi. Xét nghiêm lại lúc 6 tháng chỉ là thủ tục thôi. Nếu sau 3 tháng âm tính thì bạn xả stress được rồi.
Các phương pháp xét nghiệm:
Các phương pháp xét nghiệm hiện nay đều là phương pháp gián tiếp ( tìm kháng thể HIV trong máu). Chỉ khi thật cần thiết, hoặc có chỉ định của bác sĩ thì người ta mới dùng đến phương pháp trực tiếp.
1.Phương pháp trực tiếp: là xét nghiệm tìm các thành phần có chứa trong virus ( gen p24, …)
- phân lập virút bằng nuôi cấy tế bào nhiễm.
- Tìm chất liệu di truyền(ARN và ADN provirus) bằng kỹ thuật PCR.
- Phát hiện kháng nguyên virút trong máu ( kháng nguyên p24).
2.Phương pháp gián tiếp: là phương pháp phát hiện kháng thể kháng HIV trong máu.
Thử nghiệm sàng lọc :
- Kỹ thuật ngưng kết vi lượng :SÉDORIA – HIV 1,SFP HIV 1 – 2
- Kỹ thuật miễn dịch gắn men : ELISA
- Thử nghiệm nhanh: DETERMINE – HIV ½, MULTISPOT- HIV ½
Thử nghiệm xác định
- Kỹ thuật miễn dịch (huỳnh quang – phóng xạ – dải băng)
- Kỹ thuật miễn dịch điện di WESTERN BLOT
Các thử nghiệm khác : Thử nước bọt,nước tiểu.
Ba loại kết quả xét nghiệm:
Dương tính: trong máu có kháng thể kháng HIV, có nghĩa là bạn có HIV. Chỉ có trường hợp trẻ sơ sinh là khác, vì có khi bé không có vi rút HIV nhưng lại có kháng thể của mẹ truyền sang. Do đó trể nhỏ sẽ xác định chính xác sau khoảng 18 tháng tuổi.
Âm tính: trong máu không có kháng thể kháng HIV. Có hai khả nǎng: hoặc là bạn không có HIV, hoặc là bạn có HIV nhưng đang ở trong “thời kỳ cửa sổ”.
Không xác định: Nguyên nhân có thể là do bạn đang ở trong “thời kỳ cửa sổ”, cũng có thể do bạn dùng một số loại thuốc nào đó làm ảnh hưởng đến khả nǎng nhận diện kháng thể nên không xét nghiệm được rõ ràng. Những trường hợp này phải xét nghiệm lại.
Liệu có được bí mật không?
Có. Khi gặp gỡ, bác sĩ xét nghiệm sẽ hỏi tên, và có thể cả địa chỉ của bạn, nhưng tên, địa chỉ cũng như kết quả xét nghiệm sẽ được giữ bí mật. Song, nếu bạn cảm thấy không thoải mái thì có thể yêu cầu không để lại địa chỉ.
Hiện nay trung tâm dịch tễ, nhiều bệnh viện và trung tâm y tế ở các thành phố có xét nghiệm HIV. Các trung tâm y tế tỉnh cũng có dịch vụ này. Bạn có thể đến đó xét nghiệm. Nếu ngại, bạn có thể gọi điện thoại hỏi trước đến cần gặp ai, tên là gì, để khi đến bạn chỉ cần hỏi tên thôi, không phải nói: ”Cho tôi xét nghiệm HIV”.
Bạn hãy gọi điện cho 1080 hỏi địa chỉ và số điện thoại của các trung tâm y tế quận, tỉnh, nơi thường có dịch vụ xét nghiệm và tư vấn HIV. Hoặc bạn hãy tham khảo danh sách một số cơ sở xét nghiệm và tư vấn HIV/AIDS.
Chi phí xét nghiệm:
Mỗi loại xét nghiệm tùy theo tính chất phức tạp, trang thiết bị xét nghiệm…sẽ có một mức phí khác nhau.
Các phương pháp gián tiếp có mức phí thấp: ở một số điểm có thể xét nghiệm miễn phí, một số điểm khác có mức phí khoảng dưới 100k.
Các phương pháp trực tiếp thì giá thành tương đối cao. Do đòi hỏi kỹ thuật cao, tốn nhiều thời gian và trang thiết bị đắt tiền, có thể từ 400-800k
Phải làm gì khi có kết quả xét nghiệm?
Có 3 loại kết quả như đã nói ở trên: âm tính, dương tính và không xác định. Cho dù kết quả xét nghiệm là gì thì bạn hãy bình tĩnh mà đối diên với sự thật
Nếu đã quá thời gian ”cửa sổ” mà bạn xét nghiệm có kết quả âm tính thì quả rất là mừng. Nhưng hãy cẩn thận. Đừng nghĩ là mình chưa bị thì sẽ không thể nào bị nhé. Bạn may mắn lắm đấy. Nhưng người ta thường bảo: “Đi đêm lắm có ngày gặp ma” mà, bạn đừng lặp lại những việc nguy hiểm nữa.
Nếu kết quả dương tính, bạn sẽ rơi vào trạng thái hoang mang lo sợ. Nhưng trước hết bạn phải thật bình tĩnh nhé. Vì nhiễm HIV không có nghĩa là tất cả đã hết đâu. Nếu bạn điều trị sớm, sống thật khoa học, lành mạnh thì cuộc sống của bạn vẫn có thể kéo dài hơn chục năm nữa cơ mà.
Nếu kết quả chưa rõ ràng thì bạn hãy đi xét nghiệm lại lần nữa, hoặc chờ thêm 1 thời gian nữa nhé!
(ST)