Giãn tĩnh mạch tinh là gì?
Giãn tĩnh mạch tinh là tình trạng giãn bất thường của hệ thống các tĩnh mạch dây thừng tinh. Đây là một dị tật hay gặp ở tuổi thiếu niên (độ 10%), không có triệu chứng, ngoại trừ một số cảm giác như căng đau, khó chịu ở vùng bìu, bẹn. Khoảng 90% các trường hợp giãn tĩnh mạch tinh xuất hiện ở bên trái. Ở người lớn, chứng giãn tĩnh mạch tinh nếu diễn tiến nặng có thể làm giảm phát triển tinh hoàn, đôi khi kèm theo giảm thiểu số lượng tinh trùng, gây vô sinh.
Các triệu chứng của giãn tĩnh mạch tinh
- Giãn tĩnh mạch tinh làm ứ đọng máu ở trong hệ tĩnh mạch xung quanh tinh hoàn làm cho nhiệt độ tăng lên khoảng 2-3 độ C quanh tinh hoàn gây ảnh hưởng cho tinh hoàn và chức năng của nó. Từ đó gây ra các triệu chứng sau :
+ Đau tức âm ỉ vùng tinh hoàn bị bệnh. Đau không nhiều nhưng tạo cảm giác nóng rát tưng tức gây khó chịu cho người bệnh.
+ Bìu bên bị bệnh ngày càng to lên, các tĩnh mạch tinh giãn to tạo thành các bíu quấn lấy nhau gọi là hình ảnh " túi giun "
+ Khi sờ vào thấy " túi giun " nổi gợn dưới tay.
+ Bìu giãn to do máu ứ đọng trong tĩnh mạch tinh thì khi sờ vào lại thấy tinh hoàn bị teo nhỏ.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân. GTMT là bệnh lý liên quan đến tư thế đứng của loài người. GTMT thường xảy ra bên trái do tĩnh mạch tinh trong bên trái đổ thẳng góc vào tĩnh mạch thận, còn tĩnh mạch tinh bên phải thì đổ chéo góc vào tĩnh mạch chủ. Dẫn lưu của tĩnh mạch thận kém hơn tĩnh mạch chủ, nên áp lực thủy tĩnh ở tĩnh mạch tinh bên trái cao, dẫn đến giãn bó tĩnh mạch tinh. Khi GTMT xuất hiện bên phải, người ta ghi nhận tĩnh mạch tinh phải thay vì đổ vào tĩnh mạch chủ, lại đổ vào tĩnh mạch thận.
Tác hại của việc giãn tĩnh mạch tinh.
1. Giảm kích thước túi bi đôi
Bình thường mỗi viên bi đôi có một hệ thống tĩnh mạch xung quanh. Khi tĩnh mạch của bên nào giãn sẽ làm cho sự phát triển về kích thước của bên đó chậm lại so với bên không bị giãn, hậu quả là làm cho kích thước của viên bi đó nhỏ hơn bên kia.
Nhiều nghiên cứu cho thấy mức độ giãn càng nặng thì càng làm cho kích thước của bi đôi càng nhỏ, tuy nhiên sự suy giảm về kích thích này có thể hồi phục lại được nếu như có những can thiệp điều trị kịp thời.
2. Tinh binh yếu
Giãn tĩnh mạch tinh làm ảnh hướng đến cả số lượng và chất lượng của các chú lính trì. Sự suy giảm về số lượng thể hiện ở việc giảm hoặc không có tinh trùng trong mẫu xét nghiệm tinh dịch đồ.
Còn sự suy giảm về chất lượng thể hiện ở chỗ các chú tinh binh lười vận động hoặc chỉ di chuyển rất chậm (giảm tỉ lệ di động của tinh trùng), tăng tỉ lệ các chú tinh binh bị dị dạng như đầu nhỏ đuôi ngắn hay mất đầu cụt đuôi (tỉ lệ tinh trùng bất thường cao), và tăng tỉ lệ tinh binh bị chết.
Một số trường hợp chỉ có sự bất thường về số lượng người ta gọi là thiếu tinh trùng hay chỉ suy giảm độ di động thì người ta gọi là tinh trùng yếu, nhưng đôi khi có thể phối hợp đồng thời cả yếu và thiếu tinh trong một trường hợp cụ thể.
Sự bất thường về số lượng và chất lượng của tinh binh cũng có thể hồi phục lại được nếu như mổ thắt tĩnh mạch tinh giãn kịp thời.
3. Tăng nhiệt độ vùng túi bi đôi
Máu mang oxy từ động mạch sau khi và nuôi dưỡng tinh hoàn sẽ được thoát ra khỏi tinh hoàn qua một hệ thống tĩnh mạch hình dây leo chằng chịt quanh tinh hoàn.
Cơ chế hoạt động này giống như một cơ chế chao đổi nhiệt giữa túi bi đôi và một trường bên ngoài, có tác dụng giữ cho nhiệt độ của túi bi đôi luôn ổn đinh khoảng 33-34 độ C.
Giãn tĩnh mạch tinh làm tăng nhiệt độ vùng túi bi đôi tới 2-3 độ C. Sự tăng nhiệt độ này dẫn đến việc rối loạn chuyển hóa của túi bi đôi từ đó làm ảnh hưởng đến chức năng vốn có của bi đôi.
4. Stress oxy hóa
Stress oxy hóa các tế bào của túi bi đôi làm sản sinh ra các gốc oxy hóa tự do như các loại oxy gây phản ứng (ROS).
Những loại oxy phản ứng này sẽ gây độc cho các tế bào của túi bi đôi và làm giảm khả năng di chuyển của các tinh binh.
Ngoài ra, các gốc này còn gây tổn thương không hồi phục DNA của tinh binh dẫn đến những tinh binh dị dạng cả về hình dáng lẫn di truyền.
5. Giảm sản xuất hormone sinh dục
Giãn tĩnh mạch tinh làm xơ hóa các tế bào kẽ từ đó làm ảnh hưởng đến chức năng sản xuất hormone sinh dục nam của các tế bào Leydig.
Việc suy giảm khả năng sản xuất hormone sinh dục nam về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến chuyện phòng the của chủ nhân
Phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch tinh
1. Chờ theo dõi
- Nếu không đau, bạn và bạn tình không cảm thấy khó chịu thì có thể theo dõi trong 1 thời gian
- Nếu tĩnh mạch thừng tinh không giãn to hơn và không gây khó chịu thì không cần điều trị.
2. Phẫu thuật
- Bác sĩ có thể đề nghị bạn phẫu thuật (cột tĩnh mạch thừng tinh giãn) để cột các tĩnh mạch giãn chung quanh tinh hoàn.
- Thời gian phẫu thuật chỉ từ 30-60 phút
- Có thể gây mê hay gây tê
- Đường mổ ở vùng bẹn hay bụng dưới. Tĩnh mạch sau đó được cắt và cột
- Sau mổ, thời gian hồi phục là 2-3 giờ
3. Các phương pháp khác
- Trong phòng mổ, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện kẹp hay làm tắt các tĩnh mạch giãn
- Cũng cần gây mê hay gây tê và rạch 1 đường nhỏ ở vùng bẹn hay bụng dưới
- Sử dụng 1 dụng cụ đặc biệt dùng trong phẫu thuật nội soi để kẹp tĩnh mạch
- Cách khác, dùng thuốc để chích vào tĩnh mạch và làm tắc các tĩnh mạch
Các biến chứng có thể gặp
- Chảy máu
- Nhiễm trùng
- Tràn dịch màng tinh: bìu sưng to và ứ dịch
- Tái phát
- Tổn thương động mạch thừng tinh, gây teo tinh hoàn
Diễn tiến sau điều trị
- Cần khoảng 5-7 ngày để bạn có thể trở lại với công việc hàng ngày (thí dụ như thể thao)
- Bạn có thể tắm sau 24 giờ, tuy nhiên không nên ngâm trong bồn tắm trong vòng 5 ngày
- Có thể đi làm sau 48 giờ
- Có thể đau vừa, sưng vừa bìu và có thể rỉ dịch trong đường mổ. Nếu rỉ dịch dùng gạc vô trùng để băng lại.
- Tránh hoạt động mạnh trong vòng 48 giờ sau phẫu thuật bao gồm: nâng vác nặng và hoạt động tình dục. Sau 48 giờ bạn có thể tiếp tục các hoạt động bình thường nếu không thấy khó chịu, kể cả hoạt động tình dục
- Bạn cứ tiếp tục chế độ ăn thường ngày
- Có thể dùng thuốc giảm đau. Dùng liên tục 48h và sau đó nếu thấy đau khó chịu thì có thể tiếp tục sử dụng
- Tái khám sau mỗi 2 tuần để đánh giá vết mổ có lành tốt hay không
- Phân tích nhiều mẫu tinh dịch sau khi phẫu thuật. Mẫu đầu tiên số lượng tinh trùng không tăng, nhưng sau đó số lượng tăng dần.
Ths Bs Nguyễn Hoài Bắc
(ST)