Bà bầu ăn nhiều ngao có sao không?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bà bầu ăn nhiều ngao có sao không?

09/11/2015 12:00 AM
173

Có một số thực phẩm mà phụ nữ mang thai không cần tránh nhưng lại không được “ăn bừa”, không nên ăn nhiều…

Khi mang thai, việc cung cấp đủ vitamin và chất dinh dưỡng từ thực phẩm là rất cần thiết. Tuy nhiên, đối với một số loại thực phẩm, bà bầu phải thận trọng trong chế biến và ăn uống để không gây hại cho bản thân và thai nhi.

Quả dứa

Dứa được coi là một loại quả tốt cho sức khoẻ do chứa rất nhiều vitamin A, C, mangan, kali, magiê … bảo vệ các mô khỏi quá trình oxy hoá, gây căng thẳng. Tuy nhiên, dứa cũng có rất nhiều enzyme bromelain có thể làm mềm tử cung và xương chậu, gây co thắt và sẩy thai. Bên cạnh đó, dứa còn có thể gây dị ứng hoặc tiêu chảy cho bà mẹ mang thai.

Để ăn dứa an toàn, bà bầu nên bổ dứa, khoét sạch mắt, cắt dứa thành miếng, sau đó ngâm trong nước muối loãng khoảng 30 phút trước khi ăn. Bằng cách đó, dứa sẽ ngon hơn và ngăn chặn tình trạng bị rát lưỡi. Nếu bà bầu bị dị ứng dứa thì nên ăn dứa đã được nấu chín cho an toàn.

top10

Dứa có khả năng gây co thắt tử cung ở phụ nữ mang thai.

Ngao

Ngao là một thực phẩm có nhiều phốt pho, chất cần thiết cho xương và hình thành răng của thai nhi.

Ngoài ra, ngao rất giàu omega-3 chất béo cần thiết cho sự hình thành và phát triển não bộ của bé. Vitamin A trong ngao hỗ trợ phát triển thị lực của thai nhi.

Mặt khác, ngao là thực phẩm giàu canxi và sắt, giúp giảm nguy cơ thiếu máu cho mẹ và ngăn ngừa còi xương cho thai nhi. Ăn ngao đúng cách sẽ giúp bà bầu có làn da đẹp, giảm stress, điều trị hiệu quả cho chứng ho, đờm ở phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, do ngao sống ở khu vực ven biển nên dễ bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus gây dị ứng ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, phụ nữ mang thai không nên ăn ngao chưa được nấu chín.

Nhãn tươi và long nhãn

top10123-2

Nhãn là một loại quả được nhiều chị em yêu thích.

Nhãn là một loại quả ngon phổ biến nhưng người mang thai không nên ăn quá nhiều nhãn. Bởi vì nhãn có tính nóng nên trong 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai phải hạn chế ăn nhãn.

Khi có bầu, người mẹ hay xuất hiện táo bón và những cơn nóng bừng. Nếu ăn nhãn tại thời điểm đó, bà mẹ sẽ có cảm giác bị nóng trong nhiều hơn, tăng nguy cơ chảy máu, đau bụng, thậm chí còn bị ra thai, sảy thai.

Nấm

top10123-3

Nấm là món bổ nhưng không phải loại nấm nào cũng ăn được.

Nấm là một thực phẩm có nhiều hương vị và hình dạng, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bào thai. Nấm chứa một lượng lớn các vitamin nhóm B và kẽm cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Các riboflavin trong nấm có tính hỗ trợ sản xuất hồng cầu. Hơn nữa, selenium và chất chống oxy hóa như ergothioneine trong nấm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho người mẹ và phòng tránh các bệnh khi có bầu. Chất niacin có trong nấm còn giúp bà mẹ giảm sự khó chịu ở hệ tiêu hoá.

Tuy nhiên, phụ nữ có thai chỉ nên ăn các loại nấm phổ biến như nấm kim, nấm mồng gà … và phải tránh hoàn toàn các loại nấm lạ, nấm hoang dã hoặc nấm mua ở những nơi không đáng tin cậy. Một số loại nấm nhìn bình thường nhưng lại là nấm độc, có thể gây rối loạn tiêu hoá, ảo giác, rối loạn cảm xúc cho các bà mẹ, thậm chí dẫn tới tử vong.

Trứng gà

Trứng gà giúp làm giảm mức độ cholesterol trong máu, cải thiện não bộ cho cả mẹ và thai. Hơn nữa, trứng gà cũng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn các loại thực phẩm khác, do đó, ăn trứng gà tốt cho phụ nữ mang thai và thai nhi.

top10123-4

Trứng gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn các loại thực phẩm khác.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên ăn trứng lòng đào, không đập trứng sống vào cháo, vào sữa đậu nành…. Bà mẹ phải ăn trứng được nấu chín kỹ để ngăn chặn vi khuẩn. Trứng gà đi qua đường sinh dục của gà đem theo nhiều vi khuẩn, đặc biệt là Salmonella có thể gây ngộ độc.

Khoai tây

Khoai tây mọc mầm là thứ thực phẩm độc hại. Ăn nhiều khoai tây chiên có thể gây ung thư và không tốt cho thai nhi. Nếu phụ nữ mang thai ăn khoai tây hàng ngày, cơ thể của họ sẽ tích tụ một lượng lớn các alkaloid có thể gây dị tật cho thai nhi.

Một số chuyên gia cảnh báo rằng, nếu phụ nữ mang thai có cơ địa nhạy cảm với alkaloid và ăn khoảng 40-200g khoai tây hàng ngày, trong thời gian dài thì sẽ làm tăng nguy cơ bất thường cho thai nhi.

Phụ nữ mang thai ăn nhiều khoai tây làm tăng độ kiềm sinh học trong cơ thể của họ. Kiềm tích tụ trong cơ thể người mẹ sẽ gây các khuyết tật bào thai. Bởi thế bà mẹ mang thai nên hạn chế ăn khoai tây, tránh ăn khoai tây mọc mầm và khoai tây chiên.

Dưa chuột

Dưa chuột tốt cho sức khoẻ phụ nữ mang thai. Lượng nước tự nhiên có trong dưa chuột phòng ngừa nguy cơ mất nước cho bà mẹ. Bên cạnh đó, dưa chuột có nhiều kali, giúp bà bầu duy trì huyết áp ổn định. Vitamin K trong dưa chuột giúp xương bà bầu chắc khoẻ. Đặc biệt, vỏ dưa chuột là nguồn tuyệt vời của chất xơ, giúp bà mẹ tránh khỏi táo bón và trĩ.

Tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên ăn dưa chuột cả vỏ vì trên thị trường, dưa chuột là loại quả hay bị phun thuốc trừ sâu.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai ăn nhiều dưa chuột có thể có đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi, són tiểu … Trong một số trường hợp, ăn dưa chuột có thể gây ra dị ứng với một số triệu chứng như ngứa, sưng miệng …

top10123-5

Phụ nữ mang thai tránh ăn dưa chuột chưa gọt vỏ.

Cá chứa nhiều chất béo omega-3. Giống như các loại thủy hải sản khác, cá cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần cho phụ nữ mang thai, hỗ trợ sự phát triển của trẻ sơ sinh. Trong giai đoạn đầu thai kỳ, ăn cá rất tốt cho bà bầu vì nó giúp giảm nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và chứng trầm cảm sau sinh. Mặt khác, phụ nữ mang thai ăn nhiều cá có thể cải thiện trí thông minh của bé.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên tránh cá cũng như các loại thuỷ hải sản khác chưa được nấu chín hay còn sống vì chúng có chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng bao gồm salmonella, toxoplasmosis, sán … có hại cho sức khỏe của bạn.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn cá có mức thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu, cá lóc, cá kình và cá mú.

Đậu phụ

Một số phụ nữ mang thai sợ ăn nhiều đậu phụ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển giới tính của thai nhi. Sự thật là đậu phụ rất tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai miễn là ăn hợp lý.

top10123-6

Phụ nữ mang thai nên ăn 3-4 bữa ăn đậu phụ một tuần.

Canxi trong đậu phụ tốt cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là cho thai nhi, vì nó giúp xây dựng xương và răng. Sắt trong đậu phụ có thể ngăn ngừa sinh non và sinh con nhẹ cân. Bên cạnh đó, đậu phụ cũng giúp làm giảm cholesterol xấu và duy trì hàm lượng lipid khỏe mạnh trong thai kỳ.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều đậu phụ hoặc uống quá nhiều sữa đậu nành vì các chất ức chế trypsin (trong đậu phụ và đậu nành) có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa protein và gây rối loạn tuyến tụy, rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón…

Bà bầu cũng cần chú ý để mua đậu phụ ở những cơ sở sản xuất uy tín, tránh mua phải đậu phụ có chứa nhôm, thạch cao… sẽ gây độc cho hệ thần kinh của mẹ và thai nhi.

Phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 3-4 bữa ăn đậu phụ một tuần.  Mỗi ngày, bà bầu uống một ly (200ml) sữa đậu nành là hợp lý.

Kiwi

Kiwi rất nhiều chất xơ. Khi ăn kiwi, bà bầu sẽ tránh được táo bón. Vitamin C có trong kiwi giúp cơ thể bà bầu hấp thu sắt, ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt. Magiê có trong kiwi giúp bà bầu cải thiện chứng loãng xương. Ăn 1 quả kiwi mỗi ngày, bào thai được cung cấp đủ vitamin E tốt cho tim.

Tuy nhiên, kiwi có thể gây dị ứng cho phụ nữ mang thai. Các triệu chứng dị ứng thường là buồn nôn, nôn và các triệu chứng khác, vì vậy phụ nữ mang thai nên cẩn thận trước khi ăn kiwi.

Pho mát

Mặc dù pho mát có nhiều chất dinh dưỡng nhưng phụ nữ mang thai nên tránh các loại pho mát mềm, vì chúng có chứa các vi khuẩn có hại như Listeria. Bà bầu chỉ nên ăn pho mát cứng. Hãy làm nóng pho mát trước khi ăn để giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn.

Tuy nhiên, nếu bạn là một fan hâm mộ của pho mát và không thể chịu được ăn chúng, bạn có thể sử dụng pho mát cứng thay thế. Hãy nhớ để làm nóng lên pho mát trước khi ăn để tiêu diệt vi khuẩn.

top10123-7

Hãy làm nóng pho mát trước khi ăn để tiêu diệt vi khuẩn.

Cà phê, đồ uống có caffeine

Cà phê và thức uống có caffeine có thể gây sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân. Tuy vậy thì các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bà bầu có thể uống dưới 200mg đồ uống có caffein một ngày. Bà bầu nên chọn cafe có lượng thấp caffein, nên uống trà thảo dược tự nhiên một giờ sau bữa ăn.

Linh Giang (Theo Movies)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý