Say tàu xe là gì? Nguyên nhân và biểu hiện của việc say tàu xe. Ăn gì khi bị say tàu xe. Mách bạn mẹo hay khi bạn bị say tàu xe. Có nên dung thuốc say tàu xe?
Nguyên nhân, biểu hiện của việc say tàu xe.
Say xe các biểu hiện khác nhau của việc cơ thể bị mất cân bằng khi ngồi trong một vật đang chuyển động (xe, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay…) Say xe là hiện tượng khá phổ biến, mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào thể chất của từng cá nhân. Những người ít đi xe, trẻ em từ 2-12 tuổi, phụ nữ là những đối tượng dễ bị say xe. Người say thường chóng mặt, choáng váng, đứng không vững, mệt mỏi, buồn nôn..
Nguyên nhân chủ yếu của biểu hiện này là do việc các tín hiệu bên ngoài truyền tới tai và mắt của người bị say không đồng nhất với nhau. Phần tai trong của người có nhiệm vụ giữ thăng bằng bằng một chất lỏng có tên là endolymph (nội dịch). Khi một người bất kỳ ngồi trong một vật đang di chuyển, chất lỏng này nhận biết được sự di chuyển và gửi tín hiệu lên não để thông báo rằng người đó đang di chuyển. Tuy nhiên, do ngồi bên trong ô tô/tàu xe … nên mắt của người này sẽ lại gửi thông báo lên não rằng người đó vẫn đang ngồi tại một vị trí cố định. Chính bởi các thông báo không đồng nhất này nên người đi tàu/xe mới dễ gặp hiện tượng say tàu/xe.
Do não nhận được các thông tin trái ngược nhau từ mắt và tiền đình, cơ quan chịu trách nhiệm về sự cân bằng của cơ thể. Đôi khi say chỉ là do tâm lý, nếu ai đó nghĩ rằng mình dễ bị say xe thì họ có nguy cơ mắc phải hiện tượng này cao hơn người khác.
Biểu hiện dễ thấy nhất của việc say tàu/xe là buồn nôn và dẫn tới nôn mửa. Để tránh hiện tượng say tàu/xe, bạn cần phải để cho mắt và tai của mình cùng thông báo một thông điệp như nhau tới não. Đừng đọc sách khi đi tàu/xe nếu bạn bị say bởi việc đọc sách cũng làm cho mắt thông báo lên não rằng bạn đang ở một vị trí cố định. Hãy nhìn ra ngoài đường, tới một vật ở phía xa để tạo cho mắt cảm giác là bạn đang di chuyển. Việc ngồi thuận chiều di chuyển cũng tốt hơn so với việc ngồi ngược chiều di chuyển. Không khí trong lành và việc nghỉ giữa chừng sau khoảng 2-3 giờ di chuyển sẽ giúp bạn rất nhiều nếu bạn bị say xe. Người ta cũng nói rằng nhai kẹo cao su hoặc gừng làm giảm cảm giác say xe đi khá nhiều.
Mẹo hay chống say xe khi đi du lịch
Giữ cho tinh thần thật thoải mái
Bạn sẽ cảm thấy tình trạng say xe càng tồi tệ hơn nếu như bạn luôn cho rằng bạn sẽ bị say xe, ngay kể cả khi bạn chưa đi xe nhưng vẫn nghĩ đến những cảnh tượng say xe “hãi hùng”.
Thay vào đó, bạn cần có sự chuẩn bị thật tốt về tâm lý, đừng nên nghĩ đến việc say xe, hãy nghĩ đến việc bạn sẽ được hòa mình vui đùa cùng những con sóng biển, sẽ được khám phá những điều thú vị mà trước đó bạn chưa từng có cơ hội.
Có thể mang theo một vài món đồ ăn vặt, một chiếc máy nghe nhạc, nói chuyện cùng một ai đó, hát một mình hoặc một vài món đồ chơi trí tuệ …để làm thú vui tiêu khiển trên xe, chúng sẽ giúp bạn quên đi cảm giác say xe.
Nên nhớ rằng yếu tố tình thần rất quan trọng vì nếu bạn luôn có tâm lý bi quan, tiêu cực rằng bạn sẽ bị say xe thì cơn say sẽ càng dễ tìm đến bạn hơn.
Lựa chọn đồ ăn trước đó
Trước khi lên ô tô bạn không nên nhịn đói mà nên ăn lấp đầy chiếc bụng rỗng nhưng cần thận trọng với những loại đồ ăn thu nạp vào trong cơ thể. Không nên dùng những loại đồ uống có cồn, những thực phẩm giàu chất béo, những thực phẩm nặng mùi vì chúng sẽ khiến cho bạn dễ bị ghê cổ và buồn nôn.
-Nên ngồi ghế trước và không nhìn ngang
Nếu bạn có “tiền sử” bị say xe thì tốt nhất nên chọn ghế trước để ngồi vì sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ bị say xe. Thêm vào đó, khi đi xe bạn không nên nhìn ngang sang hai bên mà nên nhìn thẳng về phía trước. Hãy cố gắng ngủ trên xe vì giấc ngủ sẽ giúp bạn quên đi cảm giác say xe dễ dàng hơn.
-Không hút thuốc lá và đọc sách
Khói thuốc lá sẽ khiến cho tình trạng say xe của bạn trở nên tồi tệ hơn vì thế bạn nên đề nghị những người đi chung xe với bạn không nên hút thuốc lá.
Đọc sách trên xe cũng là một thói quen xấu vì nó khiến mắt phải điều tiết nhiều, gây suy giảm thi lực và khiến bạn dễ bị say xe hơn. Như vậy đọc sách trên tàu xe không phải là một cách để phòng tránh tình trạng say xe như nhiều người vẫn tưởng, nên bạn cần phải từ bỏ thói quen này.
Thêm vào đó, nếu có thể thì bạn hãy mở cửa sổ ô tô để có thể tận hưởng không khí trong lành từ thiên nhiên cũng sẽ giúp bạn đỡ say hơn.
Ăn gì để tránh say tàu xe
- Nước lõi cải trắng: Lõi cải trắng 1 chiếc, gừng
tươi 3 lát, đường đỏ 60g. Lõi cải trắng thái mỏng, cho vào nồi nước nấu chín.
Cho đường đỏ vào cùng nấu kỹ
- Trà gừng, đường đỏ:
Gừng tươi 1 củ, đường đỏ vừa đủ. Gừng tươi cạo vỏ, thái chỉ. Cho gừng vào cốc,
bỏ đường đỏ vào, rót nước sôi hãm trong 15 phút.
- Nhân hạt bí đao: Nhân hạt bí đao 400g đem phơi, sấy cho khô, nghiền
thành bột. Mỗi lần uống 10g, ngày uống 2 lần.
- Rễ mướp hầm thịt nạc: Rễ mướp 300g, thịt heo nạc 200g, muối vừa đủ.
Rễ mướp rửa sạch, cắt khúc. Thịt heo rửa sạch, thái miếng mỏng. Cho rễ mướp vào
nồi nước sôi nấu chín, cho tiếp thịt vào, nêm muối hầm kỹ là được.
- Dưa chuột nấu trai: Dưa chuột 70g, thịt trai 60g, muối vừa đủ. Cho
thịt trai vào nồi, đổ nước nấu chín. Dưa chuột rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nấu
cùng. Nêm muối vừa miệng là được.
- Nước sinh tố nho, rau cần: Nho 60g, rau cần 60g. Rau cần rửa sạch,
thái đoạn nhỏ. Nho rửa sạch, cho cùng rau cần vào máy xay sinh tố xay nhuyễn để
uống.
- Trà cà rốt, vỏ trứng: Cà rốt 200g, vỏ trứng gà 20g, đường phèn 15g.
Cà rốt, vỏ trứng rửa sạch, thái vụn. Cho cả vào nồi, chế đủ nước, ninh kỹ, cuối
cùng cho đường phèn vào.
- Rau cần xào trứng gà: Rau cần 80g, trứng gà 1 quả. Rau cần rửa sạch, thái đoạn. Cho rau cần vào chảo xào, đập trứng trộn lẫn, đảo tiếp đến khi chín.
Một vài thứ nên mang theo khi bị say xe.
Nôn ói là một biểu hiện thường gặp nhất khi bị say xe, để hạn chế những cơn nôn bạn có thể thực hiện theo những lời khuyên dưới đây:
Chuẩn bị gừng tươi: Hãy mang theo một vài lát gừng tươi khi đi ô tô để ngửi và nhấm nháp khi thấy buồn nôn. Nếu không có gừng tươi bạn có thể dùng kẹo gừng hoặc bánh gừng thay thế.
Bạc hà: Ngoài gừng bạn có thể dùng bạc hà như một loại thảo mộc có tác dụng trị say xe. Hãy chuẩn bị khoảng 2 lá bạc hà và ăn khi bạn có cảm giác buồn nôn. Kẹo bạc hà cũng mang lại hiệu quả tương tự.
Chanh, quýt, cam: Mùi thơm của vỏ chanh, quýt, cam sẽ lấn át mùi khó chịu của ô tô giúp bạn “đánh đuổi” cảm giác say xe.
Dầu gió: Khi ngồi trên xe, lấy dầu gió bôi lên huyệt thái dương và huyệt phong trì. Cũng có thể nhỏ 2 giọt dầu gió vào lỗ rốn, sau đó lấy băng che đi là được.
Dấm ăn: Trước khi lên xe uống một ly nước ấm có pha dấm, như thế cũng có thể phòng chống được say xe.
Cao giảm đau: Trước khi lên xe lấy một miếng cao giảm đau dán vào lỗ rốn, như vậy có thể phòng chống được say xe thêm trầm trọng.
Dùng thuốc chống say
Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại thuốc chống say xe khác nhau, tuy nhiên khi chọn mua thuốc bạn cần đọc kỹ thông tin về sản phẩm. Hãy chắc chắn rằng bạn không bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc và phải lường trước được những tác dụng phụ không mong muốn mà bạn có thể gặp phải.
Hơn thế nữa cần quan tâm đến cách dùng và liều dùng của thuốc để thuốc có thể phát huy tối đa tác dụng của nó.
Một số lưu ý khác:
- Trước khi đi tàu xe không nên ăn quá no hoặc để bụng quá
đói, không uống nhiều nước, tránh uống rượu, hút thuốc và tránh những mùi dễ
gây nôn như: mùi xăng dầu, khói xe, thức ăn nhiều dầu mỡ và những thức ăn mình
không thích ăn.
- Cũng có thể uống một số thuốc chống say trước khi đi tàu xe vài giờ để hòa
hoãn và giải trừ triệu chứng buồn nôn chóng mặt.
- Chọn vị trí ngồi ít chòng chành (tránh chỗ bánh sau của xe) để hạn chế chóng
mặt, buồn nôn và không ngồi ở chỗ có gió mạnh thổi thẳng vào mặt; buộc một
nhánh tỏi đã bóc vỏ vào cổ tay cũng có tác dụng chống say xe.